Luận Văn Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định “Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giầu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh”.
    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực chất là cuộc cách mạng trong tất cả các khu vực của sản xuất và toàn bộ đời sống xã hội. Bởi vậy thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển du lịch Việt Nam. Do tính đặc thù của ngành du lịch và sự đa dạng của du lịch văn hoá, mỗi quốc gia, mỗi vùng muốn thu hút khách phải dựa trên lợi thế về tài nguyên du lịch. Di sản thiên nhiên và các di sản văn hoá.
    Sự phát triển của du lịch có 3 khuynh hướng chủ yếu là:
    + Tổ chức du lịch cho khách nghỉ hè: Khuynh hướng này chú trọng tới cảch quan khu vực nghỉ: như có bãi biển đẹp, nhiều hoạt động vui chơi giải trí, khách sạn sang trọng, đủ tiện nghi, .
    + Khuynh hướng tập trung các trò chơi giải trí trong những công viên hoặc trong một khu vui chơi và khuynh hướng này có tính chất hướng về tương lai.
    + Khuynh hướng thứ ba là phát triển du lịch văn hoá. Khuynh hướng này là yếu tố chính của phát triển du lịch, khuynh hướng này nghiên về truyền thống nhằm đạt hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, giũ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ được môi trường, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nhân phẩm con người Việt Nam và tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới. Hoạt động du lịch càng hiện đại hoá, càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc, làm đẹp thêm cảnh quan môi trường, ngăn chặn không cho các tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào các mặt hoạt động. Phát triển du lịch theo định hướng sản phẩm văn hoá, cảnh quan và môi trường.
    Để phát triển du lịch không một quốc gia nào trên thế giới lại không coi trọng sự phát triển của du lịch văn hoá, bởi vì du lịch văn hoá là một loại hình du lịch có nhiều ưu điểm: ít chịu phụ thuộc vào thời tiết, có thể phát triển quanh năm nguồn thu từ du lịch văn hoá là nguồn thu ổn định, với mức tăng trưởng ngày càng lớn, nó giúp con người hiểu biết sâu sắc về thế giới xung quanh, . Điều đó rất phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay: xã hội phát triển, nhu cầu mở mang sự hiểu biết của con người ngày càng cao, đi lại du lịch trở thành một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống. Nhưng không phải tất cả các quốc gia đều có thể phát triển du lịch văn hoá, du lịch văn hoá chỉ phát triển ở những nước có nền văn hiến lâu đời, có nghệ thuật dân tộc đặc sắc, có những cảnh quan làm say đắm lòng người. Nếu như Ai Cập không có Kim Tự Tháp khổng lồ, Hy Lạp không có những đền đầy nguy nga tráng lệ thì mỗi năm không thể có hàng chục triệu lượt khách đến du lịch ở nước này.
    Quan trọng hơn, việc khai thác tiềm năng văn hoá truyền thống trong kinh doanh du lịch cũng là một cách tốt nhất được tiến hành đồng thời với việc bảo vệ tôn tạo chúng.
    Trong thời kỳ đổi mới, với phương châm: “Việt Nam là bạn với tất cả các nước”. Thực hiện chính sách mở cửa chúng ta đã thu hút được nguồn đầu tư ngày càng lớn của nhiều nước. Mặt khác Việt Nam là nước có nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt có nền văn hoá truyền thống: Hơn 4.000 năm văn hiến, với các công trình mang tính lịch sử, văn hoá, nghệ thuật với nền văn hoá dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, . Việt Nam trở thành một điểm du lịch hấp dẫn không chỉ riêng đối với khách du lịch văn hoá mà còn đối với nhiều đối tượng khác.

    CHƯƠNG I
    SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN
    DU LỊCH VĂN HOÁ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH
    CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

    I. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA DU LỊCH VĂN HOÁ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH.
    1. Những nét khái quát về du lịch văn hoá, di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá.
    a. Du lịch văn hoá:
     

    Các file đính kèm:

    • 3-.doc
      Kích thước:
      102 KB
      Xem:
      0
Đang tải...