Báo Cáo Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế th

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KẾT LUẬN
    Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài “Sự cần thiết của việc hình thành và
    phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
    hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
    ”.
    Đề tài nghiên cứu đi sâu vào việc phân tích, nhận dạng Tập đoàn kinh tế, đưa
    đến những nhận thức đúng đắn hơn về một vấn đề mới trong nền kinh tế thị trường
    định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Về khái niệm, định nghĩa: Tập đoàn kinh tế là tổ hợp doanh nghiệp hoạt
    động trong một hay nhiều lĩnh vực khác nhau, ở phạm vi một hay nhiều nước; trong
    đó có một doanh nghiệp ( được gọi là công ty mẹ ) nắm quyền lãnh đạo, chi phối
    hoạt động của các doanh nghiệp khác ( gọi là công ty con) về mặt tài chính và
    chiến lược phát triển. Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng
    kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung,
    nâng cao khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận trong hoạt động sản xuất
    Tập đoàn kinh tế có các đặc điểm nhận dạng trên các mặt : Quy mô về vốn,
    lao động, phạm vi hoạt động; Liên kết; Cơ cấu tổ chức, quản lí; Hình thức sở hữu
    Nhìn chung việc hình thành TĐKT là cần thiết trong giai đoạn phát triển
    nhất định của nền kinh tế. Trên thế giới, việc hình thành TĐKT được diễn ra theo
    cách tự nhiên do sự phình to của các công ty lớn và sự sát nhập của một số công ty.
    Còn ở Việt Nam, do một số điều kiện khách quan về vốn và sức mạnh thị trường
    cũng như các điều kiện về ngân hàng - tài chính còn chưa phát triển nên việc
    hình thành một số TĐKT ở Việt Nam diễn ra không tự nhiên, đặc biệt là các TĐKT
    Nhà nước được phát triển lên tập đoàn từ các TCT 90,91 cũ bằng việc từng bước cổ
    phần hóa và sát nhập một số công ty quốc doanh. Đây thực sự là một sự hình thành
    không tự nhiên do chịu sự can thiệp của Nhà nước. Do đó, các TCT lớn, có tiềm
    năng, được lựa chọn để tiến hành tập đoàn hóa thì còn khá lúng túng trong quá trình
    thực hiện, đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc, tồn đọng cần được giải quyết trong thời
    Tuy nói sự hình thành một số TĐKT ở Việt Nam có sự can thiệp của Nhà
    nước là không tự nhiên và còn thiếu các yếu tố khách quan nhất định nhưng việc
    hình thành các TĐKT ở Việt Nam trong giai đoạn này là thực sự cần thiết. Nền kinh
    tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang phát triển với tốc độ khá
    tốt và ổn định trong thời gian qua, nhưng vẫn còn có nhiều điểm yếu cần khắc phục,
    như là : khả năng cạnh tranh kém của sản phẩm trong nước với sản phẩm nhập
    ngoại ngay cả ở thị trường trong nước; nền công nghiệp còn đang phát triển, chưa
    có được những bước đột phá; Nói chung là một nền kinh tế còn yếu. Để
    phát triển, khắc phục các điểm yếu của một nền kinh tế thị trường còn non trẻ, Đảng
    và Nhà nước ta đã xác định ra hướng đi và mục tiêu gia nhập WTO - Tổ chức
    thương mại quốc tế. Nhưng việc gia nhập WTO vừa mở ra nhiều cơ hội hội nhập
    vào nền kinh tế thế giời cho Việt Nam, đồng thời, mở ra cũng nhiều thách thức với




    các doanh nghiệp trong nước về một môi trường cạnh tranh ngang bằng với các
    doanh nghiệp nước ngoài, không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Trong khi đa phần các
    doanh nghiệp trong nước còn non kém, sức cạnh tranh còn yếu so với các công ty
    nước ngoài, việc chúng ta để mất thị phần ngay cả ở thị trường trong nước là một
    nguy cơ rất rõ ràng. Trong giai đoạn này, việc hình thành các TĐKT lớn với tiềm
    lực về vốn, quản lí để đi đầu, phát triển và bảo vệ thị trường trong nước cũng như
    mở ra cơ hội cạnh tranh ra thị trường thế giới, trong một số lĩnh vực là rất cần thiết.
    Những tập đoàn này được lựa chọn và phát triển lên từ các TCT trong một số ngành
    công nghiệp trọng điểm của nước ta. Việc tập đoàn hóa sẽ mang lại cho các TCT
    một cuộc cách mạng, thay đổi cả về hình thức lẫn bản chất, từ đó tăng sức cạnh
    tranh và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước này. Chỉ có các
    TĐKT lớn mới có thể đầu tư mạo hiểm để cải tiến công nghệ sản xuất, trình độ
    quản lí, chất lượng sản phẩm tạo sức mạnh cho hàng Việt Nam trên thị
    Tất nhiên, do sự hình thành có phần không tự nhiên và do nền kinh tế đang
    phát triển còn nhiều bất cập, các TĐKT mới hình thành từ các TCT Nhà nước đang
    gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Để từng bước giải quyết những tồn tại đó thì
    cần phải có những nghiên cứu quy mô về bản chất , đặc điểm của TĐKT, để từ đó
    đề ra phương hướng, các giải pháp phát triển TĐKT Nhà nước ở Việt Nam đi đúng
    hướng - vừa bảo đảm tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và thế giới,
    vừa kiên định với con đường Xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước.
    Một số phương hướng và giải pháp được đưa ra trong đề tài nghiên cứu này
    còn mang tính khái quát và lí thuyết, chủ yếu xác định hướng đi chung của các
    TĐKT Nhà nước. Đó là các giải pháp về Nâng cao nhận thức về hình thức tổ chức
    TĐKT để vạch ra những hướng đi đung đắn cho giai đoạn phát triển mới; các Giải
    pháp Vĩ mô về chính sách, luật pháp; các Giải pháp Vi mô về tạo và sử dụng vốn
    hiệu quả trong tập đoàn - nơi có vốn lớn và cũng cần vốn lớn, đào tạo và phát triển
    nguồn nhân lực, các giải pháp về công nghệ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...