Tiểu Luận Sự cần thiết của văn hoá ứng xử

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Sự cần thiết của văn hoá ứng xử​
    Information

    LỜI MỞ ĐẦU
    Văn hóa là một trường nghĩa rộng bao hàm nhiều nét văn hóa đặc trưng cho từng khía cạnh khác nhau mang tính khác biệt rõ rệt: văn hóa xã hội, văn hóa gia đình, văn hoá ăn, văn hoá mặc, văn hóa sống, văn hóa giao tiếp, Mỗi nét văn hóa có vị trí và đặc điểm riêng. Văn hoá ứng xử có vai trò rất quan trọng trong đòi sống thường nhật và đòi sống tâm linh của nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Có thể nói nét đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá ứng xử là hành vi ứng xử của con người trong toàn cộng đồng xã hội hay nói cách khác nó chính là nét đặc trưng của bản sắc dân tộc.
    Theo cách hiểu khác văn hóa là lấy cái đẹp để giáo hoá, văn là đẹp, hoá là giáo hoá, khái niệm này là của triết gia Lưu Hướng thời Tây Hán.
    Đến thời hiện đại nhà văn hoá học người Anh-Taylor định nghĩa: “văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội” Sau đó còn có nhiều định nghĩa khác tiếp cận như: văn hóa là phi tự nhiên, là đặc trưng người, là nhân hoá, văn hoá là trình độ người (Unessco). Văn hoá là chất lượng cuộc sống. “Văn hoá là cái gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”_E.Henriotte.
    Trong Hội nghị của Unessco, Tổ chức văn hoá họp tại Mêhicôvới gần 500 nhà nghiên cứu văn hoá từ 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 đã định nghĩa: “Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khác hoạ nên bản sắc của một gia đình, cộng đồng, làng xóm, vùng miền, quốc gia, dân tộc .Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả những lối sống những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng, những di sản văn hoá hữu thể và những di sản văn hoá vô hình”.
    Trong từ điển tiếng Việt văn hoá được hiểu là: “văn hoá là tổng thể nói chung tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...