Luận Văn Sự cần thiết của tạo việc làm đối với người lao động

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự cần thiết của tạo việc làm đối với người lao động
    MỞ ĐẦU

    1.Tính cần thiết của đề tài
    Đề tài nghiên cứu là cần thiết, bất cứ quốc gia nào muốn trở nên thịnh vượng thì đều phải dựa vào con người; vì con người là một yếu tố quyết định lực lượng sản xuất. Mặc dù ngày nay các phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại đã thay thế phần lớn sức lao động của con người nhưng chính con người đã sáng tạo và sử dụng chúng.
    Một đất nước giàu mạnh, công bằng và ổn định dựa trên cơ sở tự vững mạn của từng địa phương. Mỗi địa phương ở nước ta có những đặc điểm về địa lý, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau nhưng đều có chung một nguồn nhân lực dồi dào cần phải tạo việc làm và sử dụng hợp lý để khai thác có hiệu quả nguồn lực đó. Mặc dầu tiềm năng nguồn nhân lực ở mỗi địa phương là rất to lớn song nhưng năm qua mức độ khai thác, tạo việc làm sử dụng hợp lý còn bị hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi vậy mỗi địa phương cần phải xuất phát từ những đặc điểm, tình hình của địa phương mình, khai thác tiềm năng sẵn có tạo việc làm, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực để phát triển kinh tế-xã hội góp phần chung vào sự phát triển đất nước.
    Thanh Liêm là một huyện thuộc tỉnh Hà Nam, có vị trí địa lý và đặc điểm kinh tế-xã hội rất trọng yếu. Với tiềm năng lao động to lớn nhưng chưa được khai thác hợp lý đặc biệt là tạo việc làm cho người lao động.
    Vì vậy tôi chọn đề tài: “ Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Thanh Liêm-tỉnh Hà Nam ” hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc khai thác,sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương tôi và cả nước ta.
    2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Góp phần giải quyết một số vấn đề lý luận về lao động, việc làm để phát triển kinh tế-xã hội nói chung và ở đơn vị hành chính cấp huyện nói riêng.
    - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm.
    - Phân tích thực trạng và yêu cầu giải quyết việc làm ở huyện Thanh Liêm trong những năm qua và nhưng năm sắp tới.
    - Đưa ra quan điểm mới về tạo việc làm, kiến nghị một số giải pháp để tạo việc làm cho người lao động.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài nghiên cứu vấn đề tạo việc làm ở huyện Thanh Liêm bao gồm cả các ngành kinh tế và các thành phần kinh tế.
    - Đề tài không đi sâu vào từng việc là cụ thể nhưng chỉ ra các điều kiện cần thiết để tạo những việc làm cho từng ngành, từng địa phương trong huyện. Đồng thời lựa chọn những loại hình công việc cho toàn khu vực mang tính truyền thống và quan điểm, quan niệm đổi mới thích ứng với nền kinh tế thị trường.
    - Việc nghiên cứu của đề tài sử dụng những tư liệu thực tế của những năm gần đây và đưa ra những phương hướng, giải pháp cho những năm tới.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
    - Dùng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp.
    - Dùng phương pháp hệ thống và phương pháp chuyên gia.
    5. Nguồn số liệu
    - Đề tài sử dụng các số liệu lấy từ các báo cáo tổng hợp về tình hình lao
    động và việc làm Phòng Tổ chức Lao động-Thương binh và xã hội Huyện Thanh Liêm-Tỉnh Hà Nam.
    - Các tài liệu nghiên cứu thống kê lấy từ Phòng thống kê Huyện Thanh Liêm.
    - Các văn bản có liên quan lấy từ Văn phòng UBND Huyện.
    - Các điều tra lao động-việc làm của huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và của Việt Nam những năn gần đây.

    6. Những đóng góp của đề tài
    Đề tài xuất phát từ quan điểm: Con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo, công bằng, bình đẳng, hoà hợp dân tộc để có một sự phát triển bền vững là xu thế của thời đại. Từ đó tạo việc làm cho người lao động là mối quan tâm của tất cả các quốc gia đặc biệt là với Việt Nam-là một trong những nước kinh tế chậm phát triển, dân số đông ra khỏi tình trạng tụt hậu.
    Qua phân tích, đánh giá tình hình thực trạng đề tài cho rằng phải xác định tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng ngành ở từng giai đoạn để khai thác có hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất. Để có kết quả to lớn,toàn cục thì phải đi từ cái riêng lẻ từng vùng, từng ngành
    7. Cấu trúc của đề tài
    - Tên đề tài : “ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN THANH LIÊM-TỈNH HÀ NAM ”.

    [U]Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương: [/U]
    [B][I]Chương I : [B]Sự cần thiết của tạo việc làm đối với người lao động.[/B][/I][I][B]
    [LEFT][LEFT][B][I]Chương II : Thực trạng giải quyết việc làm ở Thanh Liêm[/I][/B][/LEFT]

    [LEFT][B][I][B][I]trong những năm qua.[/I][/B][/I][/B][/LEFT]

    [LEFT][B][I][B][I][B][I]Chương III : Một số kiến nghị để tạo việc làm cho người lao động[/I][/B][/I][/B][/I][/B][/LEFT]

    [LEFT][B][I][B][I][B][I][B][I]ở Thanh Liêm trong những năm tới.[/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/LEFT]
    [/LEFT]
    [/B][/I][/B]
     
Đang tải...