Tiểu Luận Sự cần thiết của kiểm toán trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam với hội nhập kinh tế thế gi

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    SỰ CẦN THIẾT CỦA KIỂM TOÁN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI
    PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU


    Nền kinh tế Việt Nam đang trong qúa trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tổ chức và quản lí toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bằng pháp luật, nhằm tạo kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển năng động và bình đẳng. Trong những năm đổi mới, Nhà nước đã ban hành rất nhiều các đạo luật và văn bản pháp quy nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ hoàn chỉnh; trong lĩnh vực tài chính, các vấn đề về phân cấp quản lý thu chi ngân sách đã được xác lập, quyền tự chủ về tài chính cho các doanh nghiệp Nhờ đó, đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế –xã hội, chặn đứng lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức độ cao và ổn định. Đất nước ta đang sống trong thế kỉ của hội nhập quốc tế về kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, quá trình đó diễn ra mạnh mẽ cả về bề rộng và bề sâu trên tất cả khu vực kinh tế trên phạm vi toàn thế giới và trong nền kinh tế của từng quốc gia. Trong xu thế thời đại đó, quá trình phát triển nền kinh tế ở Việt Nam cũng phải luôn bám sát, chủ động và tích cực theo đúng xu hướng vận động của tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường nảy sinh những hành vi tiêu cực: lạm dụng chức vụ, quyền hạn để mưu cầu và thu lợi cá nhân, tệ tham nhũng đã trở thành “quốc nạn “, chế độ tự chủ bị biến tướng thành “tự quyền“ gây ra những tổn thất lớn về tài sản, tiền vốn, nguồn lực tài chính quốc gia.Hoạt động tại các doanh nghiệp còn nhiều vấn đề phải có sự kiểm tra kiểm soát để có những hướng điều chỉnh ngay giúp cho các đơn vi hoạt động nói chung có hiệu quả hơn để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới.


    Để phát huy những thành qủa đã đạt được và khắc phục những tồn tại trên chúng ta cần sử dụng tổng hợp các công cụ kiểm tra trong đó hoạt động kiểm toán có vai trò quan trọng không thể thiếu. Kiểm toán là một hoạt động có đã có từ rất lâu đời, kể từ thời kì mà các thông tin kế toán được phê chuẩn bằng cách đọc lên trong một buổi được phê chuẩn bằng cách đọc lên trong một buổi họp công khai. Cho đến giai đoạn này thì hoạt động kiểm toán đã thực sự là công cụ hữu hiệu không thể thiếu trong quá trình hoạtđộng của toàn xã hội. Đặc biệt với sự giới hạn về nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, nhân công, đòi hỏi con người phải biết quản lí việc sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Những thông tin tài chính là một trong những nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho việc ra quyết định của nhà quản lí. Sự đóng góp của kiểm toán ở đây chính là cung cấp sự tin cậy đối với các thông tin này. Những quan điểm kinh tế dựa trên nền tảng các thông tin không chính xác sẽ có thể là những quan điểm sai lầm - đó chính là rủi ro thông tin.Nhu cầu mong muốn giảm thiểu rủi ro này đã dẫn đến sự xuất hiện nhu cầu kiểm toán.


    Tóm lại nhu cầu kiểm toán là xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Sự quan tâm của cơ quan của cơ quan nhà nước, người thứ ba và yêu cầu của hội nhập đòi hỏi thông tin tài chính phải được công khai, phải được kiểm tra, kiểm soát và Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập xác nhận bảo đảm trung thực khách quan. Điều đó giúp cho NSNN, các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả ngày càng cao các nguồn lực tài chính trong nước cũng như nguồn lực tài chính trong nước cũng như nguồn lực tài chính trong cũng nước cũng như nguồn lực từ bên ngoài cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.


    Cuối cùng em xin được nói lời cảm ơn tới tập thể thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện cho chúng em có thể tìm hiểu để hiểu sâu hơn về hoạt động kiểm toán được vận hành trong thực tiễn như thế nào và đã đạt được những thành tựu gì trong quá trình hoạt động.


    MỤC LỤC


    Phần A: Lời mở đầu 1
    Phần B: Nội dung 3
    1. Tổng quan về kiểm toán 3
    1.1. Khái niệm 3
    1.2. Bản chất 3
    1.3. Chức năng 5
    1.4. Phân loại kiểm toán và đối tượng chung – cụ thể của kiểm toán 6
    1.4.1. Phân loại kiểm toán 6
    1.4.2. Đối tượng của kiểm toán 7
    1.5. Khái quát về tổ chức công tác kiểm toán 9
    1.5.1. Khái niệm 9
    1.5.2. Trình tự công tác kiểm toán 10
    1.6. Kiểm toán – một hoạt động độc lập với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến 12
    1.6.1. Kiểm toán và kiển tra kế toán 13
    1.6.2. Kiểm toán với thanh tra kiểm soát 13
    2. Sự cần thiết của kiểm toán trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam tiến tới hội nhập quốc tế 14
    2.1. Thực trạng - vị trí- đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới 14
    2.2. Vai trò kiểm toán đối với từng khách thể kiểm toán cụ thể 16
    2.2.1. Doanh nghiệp nhà nước(DNNN) 16
    2.2.2. Công ty cổ phần 18
    2.2.3. Công ty liên doanh 19
    3. Tác động cụ thể của kiểm toán tới việc quản lí và hoạch định chính sách kinh tế của Nhà nước trong quá trình đổi mới-đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế thế giới 20
    4. Một vài kiến nghị phát huy vai trò của kiểm toán 24


    Phần C: Kết luận 25
    Tài liệu tham khảo 26
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...