Luận Văn Sự biến đổi về cơ cấu tổ chức và hoạt động Công đoàn TCT Sông Đà

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sự biến đổi về cơ cấu tổ chức và hoạt động Công đoàn TCT Sông Đà

    PHẦN 1: MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với tình hình của Đất nước ta hiện nay, tiến hành CNH – HĐH Đất nước là nội dung quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ quá độ lên CNXH.
    Xuất phát từ mục đích và yêu cầu trên, Đảng ta đã xác định : Đẩy mạnh CNH – HĐH xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN, tăng trưởng đi liền với phát triển kinh tế văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
    CNH – HĐH là sự nghiệp của mọi thành phần kinh tế nhưng trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tính chủ đạo của kinh tế Nhà nước thông qua vai trò là đòn bẩy kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển làm lực lượng sản xuất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho xã hội mới.
    Để thực hiện được vai trò này, kinh tế Nhà nước cần có sự đổi mới và tăng cường tổ chức hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
    Quá trình CNH – HĐH đất nước gắn liền với việc thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinh tế thị trường là một thành quả vĩ đại của nền văn minh nhân loại, nhưng việc vận dụng và kế thừa những tinh hoa của kinh tế thị trường cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng quốc gia lại không hề đơn giản. Việc vận dụng, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cho phép chúng ta tạo ra được sức bật trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, nhưng kinh tế thị trường cũng tạo ra không ít những thách thức trong cơ cấu tổ chức và hoạt động Công đoàn nói chung và cơ cấu ngành nghề nói riêng.
    Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó các doanh nghiệp tư nhân, các công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, công nhân lao động làm việc có sự quản lý của xí nghiệp đã xuất hiện quan hệ chủ thợ, tình trạng bóc lột ức hiếp người lao động đang diễn ra và có xu hướng ngày càng tăng. Trước tình hình đó tổ chức Công đoàn cần phát huy hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình để bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng cho người lao động.
    Sự thay đổi về tổ chức, quản lý theo cơ chế mới đã dẫn đến sự sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Bên cạnh việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, hoạt động, đổi mới nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước hiện có, chính sách cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu, chính sách giao, bán khoán, cho thuê đã dẫn đến sự biến động về lực lượng lao động trong thành phần kinh tế này. Một lực lượng lớn lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước do không tiếp thu được về công nghệ, kỹ thuật đã bị mất việc và bổ xung vào thành phần kinh tế phi cơ cấu. Một bộ phận ( không nhiều) khác, là người có trình độ tiếp cận với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật lại chuyển dịch sang kinh tế tư nhân, liên doanh với nước ngoài Chính sự biến động về cơ cấu lao động trong doanh nghiệp Nhà nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh cũng như tổ chức hoạt động của Công đoàn trong các doanh nghiệp nói chung.
    Từ thực tế trên, tôi chọn vấn đề: “Sự biến đổi về cơ cấu tổ chức và hoạt động Công đoàn TCT Sông Đà” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. Với mong muốn có một cách nhìn cụ thể hơn, toàn diện hơn theo hướng tiếp cận Xã hội học. Từ đó đưa ra những nhận định và khuyến nghị nhằm hạn chế những bất cập trong thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn TCT Sông Đà trong giai đoạn hiện nay.

    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn 1
    Phần 1: Mở đầu 2

    1. Tính cấp thiết của đề tài 2
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
    2.1. Ý nghĩa khoa học. 4
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn. 4
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. 4
    4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: 5
    4.2. Khách thể nghiên cứu: 5
    4.3. Phạm vi nghiên cứu: 5
    5. Phương pháp nghiên cứu: 5
    5.1. Phương pháp luận. 5
    5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể. 7
    6. Giả thuyết nghiên cứu: 7
    7. Khung lý thuyết: 8
    Phần 2: Nội dung 9
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiến của đề tài 9
    1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: 9
    2. Cơ sở lý luận. 10
    3. quan điểm của chủ nghĩa mác – lê nin, chủ tịch hồ chí minh và đảng cộng sản việt nam về vai trò, vị trí của công đoàn. 14
    3.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin về vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn. 14
    3.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam: 18
    4. Tính chất công đoàn việt nam 19
    5. Vị trí của Công đoàn Việt nam: 21
    6. Vai trò của Công đoàn Việt Nam. 22
    7. Hệ thống lý thuyết và những khái niệm công cụ. 28
    7.1. Hệ thống lý thuyết. 28
    7.1.1. Lý thuyết cơ cấu chức năng. 28
    7.1.2. Lý thuyết hành động xã hội. 29
    7.1.3. Lý thuyết biến đổi xã hội. 30
    7.2. Những khái niệm công cụ. 30
    7.2.1. Khái niệm biến đổi xã hội. 30
    7.2.2. Khái niệm cơ cấu. 31
    7.2.3. Khái niệm tổ chức xã hội. 31
    7.2.4. Khái niện Công đoàn 32
    7.2.5. Hoạt động Công đoàn. 32
    Chương 2: Kết quả nghiên cứu 34
    1. Đặc điểm chung về tổng công ty sông đà 34
    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TCT. 34
    1.2. Hệ thống tổ chức quản lý của TCT Sông Đà. 35
    2. Hoạt động của Tổng công ty Sông Đà. 38
    2.1. Đặc điểm ngành nghề. 38
    2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh. 38
    2.3. Cơ cấu đội ngũ lao đông. 39
    3. Thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt động công đoàn tổng công ty Sông Đà 40
    3.1. Sự biến đổi cơ cấu tổ chức và hoạt động Công đoàn Tổng công ty Sông Đà. 40
    3.1.1. Những biến đổi về công tác tổ chức: 42
    3.1.2. Những biến đổi về hoạt động của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà. 44
    3.2. Những hoạt động chủ yếu của Công đoàn TCT trong những năm qua: 47
    3.3. Thực trạng tổ chức Công đoàn TCT Sông Đà. 50
    3.4. Thực trạng hoạt động Công đoàn Tổng công ty Sông Đà. 52
    3.4.1. Chức năng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà. 52
    3.4.2. Hoạt động Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc thực hiện chức năng tham gia quản lý DN và tổ chức thi đua trong CNVC. 53
    3.4.3. Hoạt động Công đoàn TCT Sông Đà với công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ công nhân: 56
    3.4.4. Hoạt động Công đoàn TCT Sông Đà với công tác BHLĐ. 57
    3.4.5. Công tác củng cố xây dựng tổ chức Công đoàn. 59
    3.4.6. Hoạt động Công đoàn của Tổng công ty với công tác nữ công: 60
    3.4.7. Các hoạt động khác: 64
    3.5. Một số biện pháp cơ bản để đổi mới nội dung hoạt động của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà. 66
    4. Đổi mới phương pháp công tác của cán bộ Công đoàn và hoạt động Công đoàn của Tổng công ty Sông Đà. 66
    4.1. Đổi mới phương pháp công tác và lề lối làm việc của cán bộ Công đoàn các cấp trong Tổng công ty. 66
    4.1.1. Phương pháp hoạt động quần chúng: 67
    4.1.2. Phương pháp thu nhân và xử lý thông tin: 68
    4.1.3. Phải có chương trình công tác hàng tháng, quý, năm: 70
    4.1.4. Thực hiện dân chủ công khai : 70
    4.1.5. Giải quyết mối quan hệ : 70
    4.2. Đổi mới hoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh: 72
    4.2.1. Hoạt động của tổ Công đoàn: 72
    4.2.2. Hoạt động của Công đoàn bộ phận: 73
    4.2.3. Xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh: 75
    4.2.4. Đổi mới hoạt động Công đoàn trong giai đoạn hiện nay. 76
    Phần 3: Kết luận – khuyến nghị 79
    1. Kết luận 79
    2. Khuyến nghị : 81
    Tài liệu tham khảo 83
     
Đang tải...