Thạc Sĩ Sự biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng từ năm 1986 đến nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Sự biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng từ năm 1986 đến nay (Qua nghiên cứu trường hợp làng Sơn Đồng (Hà Tây), Đồng Xâm (Thái Bình), Bát Tràng (Hà Nội))

    mục lục
    Trang
    Lời cam đoan
    Mục lục 1
    Danh mục chữ viết tắt 2
    Danh mục bảng biểu 3
    Mở đầu 5
    Chương 1: tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận 12
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
    12
    1.1.1. Những công trình nghiên cứu về làng nghề và văn hoá làng nghề ở châu
    thổ sông Hồng
    13
    1.1.2. Những công trình nghiên cứu về biến đổi văn hoá làng nghề trong thời
    kỳ đổi mới
    18
    1.1.3. Những công trình nghiên cứu về 3 làng nghề Sơn Đồng, Bát Tràng và
    Đồng Xâm
    20
    1.2. Cơ sở lý luận
    26
    1.2.1. Biến đổi văn hoá
    26
    1.2.2. Biến đổi văn hoá làng nghề
    30
    Chương 2. biến đổi các thành tố trong văn hoá làng nghề ở
    làng sơn đồng, bát tràng và đồng xâm từ năm 1986
    đến nay
    42
    2.1. Bối cảnh chung về chính trị, kinh tế, xã hội trong các làng nghề từ năm
    1986 đến nay
    42
    2.2. Biến đổi các thành tố trong văn hoá làng nghề ở làng Sơn Đồng, Bát
    Tràng và Đồng Xâm
    50
    2.2.1. Biến đổi không gian, cảnh quan và di tích
    50
    2.2.2. Biến đổi hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật chế tác và sản phẩm
    61
    2.2.3. Biến đổi phương thức truyền nghề và giữ gìn bí quyết nghề nghiệp
    73
    2.2.4. Biến đổi một số quan niệm và quan hệ xã hội
    75
    2.2.5. Biến đổi tín ngưỡng, lễ hội và phong tục tập quán
    90
    Chương 3: BảO TồN và PHáT TRIểN VĂN HóA LàNG NGHề ở CHÂU THổ
    SÔNG HồNG trong thời kỳ đổi mới
    115
    3.1. Bảotồn văn hoá làng nghề trong thời kỳ đổi mới
    116
    3.1.1. Xu hướng phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống
    116
    3.1.2. Bảo tồn văn hoá làng nghề phải kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại
    119
    3.1.3. Một số giải pháp bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống
    121
    3.2. Phát triển văn hoá làng nghề trong thời kỳ đổi mới
    123
    3.2.1. Phát triển văn hoá làng nghề đi đôi với phát triển kinh tế, xã hội
    123
    3.2.2. Phát triển kinh tế, văn hoá làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường sinh
    thái
    142
    3.2.3. Phát huy tiềmnăng du lịch làng nghề
    146
    Kết luận 154
    Danh mục các công trình đã công bố của tác giả luận án 157
    Tài liệu tham khảo 158
    Phụ lục 168

    Mở Đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
    đạo là một sự nghiệp cách mạng to lớn, toàn diện và sâu sắc nhằm thực hiện
    mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” tiến
    bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc đổi mới đã và đang làm biến
    đổi mạnh mẽ và toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
    đất nước, làm chuyển biến nước ta từ một nền nông nghiệp kém phát triển
    sang trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
    Chính nền kinh tế thị trường đã mang đến những biến đổi tích cực về văn
    hóa -xã hội, khai thác và phát huy được các tiềm năng sản xuất trong xã hội, làm
    bật dậy sức sáng tạo to lớn của hàng chục triệu người lao động, là nền tảng bảo
    đảmthực hiện quyền làm chủ về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân
    dân, trên cơ sở đó mở rộng và phát huy dân chủ trong tất cả các lĩnh vực khác của
    đời sống xã hội. Song, thực tế cũng cho thấy bản thân nền kinh tế thị trường
    không phải là liều thuốc vạn năng. Cùng với sự kích thích sản xuất phát triển,
    kinh tế thị trường cũng chính là môi trường thuận lợi để nảy sinh và phát triển
    nhiều tệ nạn xã hội, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, “thương mại hóa” các
    lĩnh vực văn hóa -xã hội, làm suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống, phai nhạt các
    giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tuy nhiên cho đến nay “Công tác
    nghiên cứu lý luận và thực tiễn chưa làm rõ nhiều vấn đề có liên quan đến văn
    hóa trong quá trình đổi mới” [19, tr.52]. Thực tiễn phát triển văn hóa ở nước ta
    trong thời kỳ đổi mới đã và đang đòi hỏi cấp thiết phải có sự nghiên cứu, tổng
    kết về những biến đổi về văn hóa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
    trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần gìn giữ và phát huy những giá
    trị văn hóa truyền thống dân tộc cũng như “xây dựng và hoàn thiện nhân cách
    con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc dân tộc trong thời kỳ công
    6
    nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” [20, tr.106], giải quyết tốt
    hơn mối quan hệ giữa phát triển nền kinh tế thị trường với phát triển văn hóa.
    Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay, về cơ bản vẫn là xã hội nông
    nghiệp với “làng là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là sản phẩm tự nhiên tiết
    ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt. Hiểu được làng Việt là có
    trong tay cơ sở tối thiểu và cần thiết để tiến lên tìm hiểu xã hội Việt nói riêng
    và xã hội Việt Nam nói chung” [109, tr.11-12]. Chính vì thế, khi nghiên cứu
    văn hóa trong thời kỳ đổi mới cần thiết phải nghiên cứu sự biến đổi văn hóa
    làng.
    Làng nghề được coi là một kiểu làng điển hình của xã hội nông nghiệp.
    Quá trình đổi mới tác động đến làng nghề một cách sâu rộng bởi tính chất
    kinh tế hàng hóa của nó như: áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào quy trình sản
    xuất, sự thay đổi về công năng sử dụngcủa các sản phẩm thủ công, sự thay
    đổi mức sống, vấn đề lao động việc làm, môi trường Đặc biệt, quá trình này
    không chỉ tác động đến đời sống xã hội mà còn làm biến đổi về văn hóa như:
    biến đổi tâm lý cộng đồng làng nghề, cơ cấu tổ chức và văn hóa làng nghề
    truyền thống Sự biến đổi này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã
    hội đương đại. Vì vậy, nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề trong thời kỳ
    đổi mới là điều hết sức cần thiết và cấp bách.
    Tính đến thời điểm hiện nay,đã có nhiều công trình nghiên cứu về làng
    nghề, những công trình này đã nghiên cứu phân tích chuyên sâu về kinh tế, xã
    hội và văn hóa của làng nghề trên nhiều phương diện khác nhau. Có những
    công trình nghiên cứu mang tính tổng quát, có những công trình nghiên cứu về
    một số làng nghề tiêu biểu ở châu thổ sông Hồng nhưng chưa có công trình
    nào nghiên cứu về Sự biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng từ
    năm 1986 đến nay (Qua nghiên cứu trường hợp làng Sơn Đồng (Hà Tây),
    Đồng Xâm (Thái Bình), Bát Tràng (Hà Nội)). Vì vậy, việc giải quyết đề tài
    này sẽ có sơ sở để tìm hiểu sâu hơn thực trạng sự biến đổi văn hóa làng nghề
    7
    và đưa ra giải pháp cho sự phát triển văn hoá làng nghề ở châu thổ sông Hồng
    trong thời gian tới.
    2. Mục đích nghiên cứu
    -Phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi của văn hóa làng nghề ở châu
    thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới qua nghiên cứu 3 làng nghề Sơn Đồng
    (Hoài Đức, Hà Tây cũ), Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và Đồng Xâm (Kiến
    Xương, Thái Bình).
    -Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của
    các làng nghề, nhằm góp phần phát triển bền vững các làng nghề trong điều
    kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
    hội nhập quốc tế.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    3.1. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng một cách kết hợp và linh hoạt các phương pháp nghiên
    cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó tuỳ theo nhiệm vụ giải quyết vấn đề ở
    từng mục, từng chương, mà áp dụng từng phương pháp cụ thể với cách tiếp
    cận chủ đạo, bên cạnh sự hỗ trợ của các phương pháp khác mang tính liên
    ngành. Có 4 loại phương pháp được sử dụng như sau:
    -Phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian
    -Phương pháp nghiên cứu dân tộc học, nhân học
    -Phương pháp nghiên cứu lịch sử
    -Phương pháp nghiên cứu xã hội học
    3.2. Thao tác nghiên cứu
    -Tổng hợp và phân tích văn bản.
    -Quan sát tham dự.
    -Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân tại 3 làng nghề Sơn Đồng
    (Hà Tây cũ), Đồng Xâm (Thái Bình) và Bát Tràng (Hà Nội).
    -Phỏng vấn bằng bảng hỏi:
    8
    + Tiến hành điều tra, phỏng vấn xã hội học thông qua bảng hỏivề thực
    trạng biến đổi văn hóa tại 3 làng nghề Sơn Đồng, Bát Tràng và Đồng Xâm có
    cấu trúc chặt chẽ được soạn sẵn:
    Tổng số phiếu chưa qua xử lý là 600 phiếu, sau khi làm sạch (xử lý
    bước 1), kết quả còn 504 phiếu với cơ cấu giới tính 290 nam/214 nữ.
    - Thống kê: Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành lấy số
    liệu theo biểu thống kê cấp làng về thực trạng biến đổi văn hóa làng nghề tại 3
    làng nghề Sơn Đồng,Bát Tràng vàĐồng Xâm. Đồng thời tiến hành nghiên
    cứu mở rộng 61 làng nghề tại 3 huyện Hoài Đức, Gia Lâm và Kiến Xương.
    4. Đóng góp của luận án
    Một là, luận án làm sáng tỏ các khái niệm làng nghề, văn hóa làng
    nghề, biến đổi văn hóa làng nghề. Hai là, trên cơ sở nghiên cứu 3 làng nghề
    Sơn Đồng, Bát Tràng (Hà Nội), Đồng Xâm (Thái Bình) và đối chiếu so sánh
    với 61 làng nghề thuộc 3 huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Kiến Xương, luận án đã
    phân tích thực trạng biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng trên
    các phương diện: 1/ Biến đổi không gian, cảnh quan và di tích, 2/ Biến đổi
    hình thức tổ chức sản xuất, kỹ thuật chế tác và sản phẩm, 3/ Biến đổi phương
    thức truyền nghề và giữ gìn bí quyết nghề nghiệp, 4/ Biến đổi quan niệm và
    quan hệ xã hội, 5/ Biến đổi tín ngưỡng, lễ hội và phong tục tập quán. Ba là,
    luận án đưa ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự biến đổi văn hóa làng
    nghề, đồng thời chỉ ra quy luật và xu hướng biến đổi của văn hóa làng nghề
    trước tác động của kinh tế thị trường. Bốn là, luận án đã đưa ra những giải
    pháp mang tính ứng dụng khả thi giúp cho các nhà quản lý có cơ sở lý luận và
    thực tiễn để hoạch định chính sách hợp lý cho sự phát triển của văn hóa làng
    nghề ở châu thổ sông Hồng trong giai đoạn hiện nay.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    5.1. Đối tượng
    Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi các thành tố cơ bản trong văn
    hóa làng nghề ở vùng châu thổ sông Hồng.
    9
    5.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian:
    Trong công trình Làng nghề Việt Nam và môi trường, các tác giả có đưa
    ra con số thống kê về số lượng làng nghề năm 2005 như sau: Việt Nam có
    1450 làng nghề với miền Bắc là 976 làng (làng nghề thuộc châu thổ sông
    Hồng là 856 làng), miền Trung là 297 làng và miền Nam là 177 làng nghề
    [16, tr.55-56]. Số liệu trên cho thấy, làng nghề ở miền Bắc nhiều gấp 3 lần so
    với miền Trung và gấp 5 lần so với miền Nam. Theo báo cáo của Trung tâm
    phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) trong dự án nghiên cứu về quy hạch phát
    triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn ở nước
    CHXHCN Việt Nam và báo cáo 4 năm thực hiện Quyết định số 132/2000-QĐ-TTg do BNN&PTNT ban hành, Việt Nam có 2017 làng nghề với 1,4 triệu
    hộ gia đình tham gia sản xuất. Theo tiêu chí của BNN&PTNT, Việt Nam có
    11 nghề thủ công chính: Nhóm ngành nghề gốm sứ thuỷ tinh; nghề cói; nghề
    sơn mài; nghề mây tre giang đan; nghề thêu ren; nghề dệt; nghề gỗ; nghề
    chạm khắc đá; nghề giấy thủ công; nghề tranh in khuôn gỗ; nghề kim khí đúc
    đồng, chạm bạc . Trong đó làng nghề mây tre đan là 713 làng (35,24%), làng
    có nghề dệt là 432 làng (21,41%), làng sản xuất đồ gỗ là 342 làng (16,95%),
    làng thêu ren là 341 làng (16,90%) còn 189 làng thuộc các ngành nghề khác.
    Đây thực sự là những con số minh chứng cho vị trí của làng nghề đối với nền
    kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
    Châu thổ sông Hồng là nơi tập trung nhiều làng nghề thủ công nhất
    trong cả nước, còn các làng nghề ở Trung và Nam Bộ hình thành và phát triển
    là do một bộ phận dân cư đã đưa nghề thủ công theo trong quá trình Nam tiến.
    Trong cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ học giả P.Gourou đã dẫn ra số
    liệu thống kê với 108 nghề thủ công khác nhau ở vùng đất này: “ở Bắc Kỳ có
    rất nhiều công nghiệp khác nhau: điều đó không có gì lạ, vì dân chúng ở châu
    thổ phải tự túc về nhu cầu đối với hàng chế tạo. Chúng tôi đã đếm được 108
    10
    nghề khác nhau và con số này chắc chắn còn thấp hơn thực tế một chút” [30,
    tr.416], nhưng chưa có số liệuthống kê cụ thể về các làng nghề.
    Hiện nay, châu thổ sông Hồng có 1044 làng nghề (số liệu thống kê từ
    năm 2009 –2010 của tác giả luận án). Số liệu trên đã cho thấy, trong vòng 5
    năm số lượng làng nghề ở châu thổ sông Hồng tăng lên đáng kể từ 856 lên đến
    1044 làng. Điều này chứng tỏ các làng có nghề đã có sự chuyển đổi và thích
    nghi với nền kinh tế thị trường. Hà Nội và Thái Bình là hai địa phương có
    nhiều làng nghề nhất chiếm 47,3% trên tổng số các làng nghề. Tỉnh có ít làng
    nghề nhất là tỉnh Vĩnh Phúc với 17 làng nghề chiếm tỉ lệ 1,7%.
    Như vậy, trong số 11 tỉnh, thành phố ở châu thổ sông Hồng thì Hà Nội,
    Thái Bình là hai địa phương tập trung đông làng nghề nhất và có mặt hầu hết
    các loại hình làng nghề. Mặt khác, Hà Nội là thủ đô -trung tâm chính trị, kinh
    tế văn hóa –trong lịch sử cũng như hiện nay, còn Thái Bình là một tỉnh thuần
    nông nhất. Nếu thực hiện tốt nghiên cứu ở hai khu vực này sẽ cho cái nhìn
    tổng quát về sự biến đổi văn hóa của cả vùng châu thổ sông Hồng.
    -Địa bàn Hà Nội, đề tài chọn làng nghề gỗ (tạc tượng) Sơn Đồng (Hà
    Nội), làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) để tiến hành nghiên cứu với những lý
    do như sau:
    + Sơn Đồng là một làng nghề truyền thống, sản xuất ra sản phẩm không
    chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn gắn liền với yếu tố tâm linh –tượng thờ.
    Những năm trước đổi mới, làng nghề đã bị mai một hoàn toàn, thợ thủ công
    trở về sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, làng nghề được phục hồi và phát triển
    khá phồn thịnh.
    + Bát Tràng là một làng chuyên nghề gốm (phường Bạch Thổ) được
    hình thành từ rất lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa nhiều đời của người thợ thủ
    công, sản phẩm gốm Bát Tràng đã và đang chiếm lĩnh được thị trường trong và
    ngoài nước.
    -Địa bàn Thái Bình, đề tài chọn làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với lý
    do:
    11
    + Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm có những bước thăng trầm riêng,
    được hình thành từ lâu đời với những quy ước và luật tục rất chặt chẽ (Phúc
    Lộc phường). Trước những năm đổi mới, nghề chạm bạc so với các nghề khác
    ở châu thổ sông Hồng khá phát triển (mở rộng về quy mô, sản phẩm sản xuất
    ra phục vụ xuất khẩu đi các nước Liên Xô và Đông Âu). Sau đổi mới, quy mô
    của làng nghề không chỉ giới hạn trong xã mà còn lan rộng ra cả vùng. Nhưng
    cho đến thời điểm hiện nay, tốc độ tăng trưởng của làng nghề gần như chững
    lại, các sản phẩm chạm bạc truyền thống không còn là thế mạnh của làng
    nghề mà thay thế vào đó là các loại sản phẩm mới phù hợp với thị trường.
    Đề tài của luận án đặt ra là nghiên cứu trường hợp nhưng vẫn phải đặt
    sự biến đổi văn hoá làng nghề của 3 làng trong bối cảnh chung các làng nghề
    vùng châu thổ sông Hồng. Vì vậy, ngoài nghiên cứu trường hợp, chúng tôi còn
    nghiên cứu mở rộng tới 61 làng nghề tại 3 huyện Hoài Đức, Gia Lâm, Kiến
    Xươngđể thấy được sự biến đổi văn hóa làng nghề mang tính tổng thể.
    Về thời gian: Luận án tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đánh giá sự
    biến đổi văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (từ
    năm 1986 đến nay).
    6. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu (7 trang), kết luận (2 trang), tài liệu tham khảo (10
    trang), phụ lục (107 trang), nội dung của luận án được kết cấu thành 3
    chương:
    Chương 1. Tổng quan tình hìnhnghiên cứu và cơ sở lý luận (25trang)
    Chương 2. Biến đổi các thành tố trong văn hoá làng nghề ở làng Sơn
    Đồng, Bát Tràng và Đồng Xâm từ năm 1986 đến nay (76trang)
    Chương 3. Bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề ở châu thổ sông
    Hồng (38trang)


    12
    Chương 1
    Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
    1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Châu thổ sông Hồng là một đại diện của nền văn hóa Đông Nam Á.
    Môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, mưa nhiều, sông ngòi dày đặc,
    thảm thực vật đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời và phát triển
    của cây lúa nước. Nhiều học giả cho rằng, hằng số văn hóa của người Việt
    chính là cây lúa nước, người nông dân và yếu tố làng xã. Theo các nhà nghiên
    cứu, cộng đồng làng xã được coi là đơn vị cơ bản –một tổ chức cộng đồng đặc
    thù Đông Nam Á, được hình thành dựa trên cơ sở công xã thị tộc với nền tảng
    kinh tế là nông nghiệp trồng lúa [29, tr.124]. Do vậy, muốn hiểu về văn hóa
    Đông Nam Á nói chung hay văn hóa của người Việt nói riêng, chúng ta cần
    thiết phải nghiên cứu vấn đề làng xã. Theo số liệu thống kê trong cuốn Làng
    Việt Nam đa nguyên và chặtcó tới 449 công trình nghiên cứu về làng Việt,
    văn hóa làng, trong đó có làng nghề thủ công truyền thống [59]. Con số này
    đã khẳng định phần nào tầm quan trọng của việc nghiên cứu làng xã Việt
    Nam.
    Để nghiên cứu vấn đề mà đề tài đặt ra, trước tiên tác giả đã đi sâu tìm
    hiểu các công trình nghiên cứu về làng, văn hóa làng để có cái nhìn tổng quát
    về làng Việt cổ truyền. Từ đây, chúng ta thấy được những yếu tố sản sinh ra
    làng nghề, cơ cấu tổ chức cổ truyền của làng nghề với những quan hệ hữu cơ
    của nó, bản tính tiểu nông của người nông dân, thợ thủ công trong xã hội Việt
    Nam truyền thống. Chính điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến làng, văn hóa
    làng xã nói chung và làng nghề nói riêng.
    Khi khảo cứu các tài liệu liên quan đến đề tài “Sự biến đổi văn hóa làng
    nghề ở châu thổ sông Hồng từ năm 1986 đến nay”, tác giả xin trân trọng tiếp
    thu những ý kiến, cũng như các quan điểm của các học giả đi trước và phân
    định các công trình nghiên cứu trước đây thành 3 nhóm:

    tài liệu tham khảo
    18. A.A.Radugin (2002) bản dịch của Vũ Đình Phòng, Từ điển bách
    khoa Văn hóa học, Viện NCVHNT, Hà Nội.
    19. A. Toffer (1993), Làn sóng thứ ba, bản dịch, Nxb Thông tin lý luận,
    Hà Nội.
    20. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, tái bản, Nxb
    Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
    21. Toan ánh (2000), Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Lễ –Tết –Hội
    hè, Nxb Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh.
    22. Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh (chủ biên) (2009), Tài liệu địa
    chí Thái Bình, tập 4, Sở VHTT&DL Thái Bình.
    23. Ronald Iglehart – Wayne E.Baker (2000), Hiện đại hóa, biến đổi
    hóa và sự duy trì những giá trị truyền thống, bản dịch của Bùi
    Lưu Phi Khanh, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
    24. Báo cáo kết quả 9 năm tổ chức thực hiện nghị quyết 01 của Ban
    thường vụ tỉnh uỷ tỉnh Thái Bình về phát triển làng nghề (2000
    -2010).
    25. Báo cáo tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp của UBND xã
    Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình từ năm 2001-2005.
    26. Nguyễn Duy Bắc (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong xây
    dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển
    Bách Khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội.
    27. Phan Gia Bền (1957), Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp
    Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội.
    28. Trương Duy Bích, Nguyễn Thị Hương Liên (2005), Làng nghề Sơn
    Đồng, Đề tài cấp Viện, Viện nghiên cứu Văn hoá, Viện Khoa
    học xã hội Việt Nam.
    159
    29. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, tái bản, Nxb Tổng hợp
    Đồng Tháp.
    30. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Đề án phát triển
    “Mỗi làng một nghề” trong giai đoạn từ năm 2006 –2015, Hà
    Nội.
    31. Nguyễn Văn Can (1996), “Gốm Bát Tràng”, Tạp chí Văn hoá Nghệ
    thuật, (1), tr 38-39.
    32. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê
    hiện nay, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.
    33. Đặng Kim Chi (chủ biên) (2005), Làng nghề Việt Nam và môi
    trường, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
    34. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
    Nội.
    35. Đại Việt sử ký toàn thư (1998), 4 tập, dịch theo bản khắc năm Chính
    Hoà thứ 18, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước
    trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự Thật, Hà
    Nội.
    37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
    quốc lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
    38. Đảng Cộng sản Việt Nam(1998),Văn kiện Hội nghị lần thứ năm
    Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trịQuốc gia,
    Hà Nội.
    39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
    quốc lần thứ X , Nxb Chính trịQuốc gia,Hà Nội.
    40. Bùi Xuân Đính (2009), Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà
    Nội) truyền thống và biến đổi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    41. Bùi Xuân Đính, Nguyễn Viết Chức (2010), Các làng khoa bảng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...