Tiểu Luận Sự bền vững trong cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngoài ở việt nam giai đoạn 2000-2010

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    a/ Phân tích sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai từ năm 1996-2005. Nguồn gốc của sự thâm hụt. Cơ sở lý thuyết nào giúp cho việc nhận ra nguồn gốc của sự thâm hụt.

    Phân tích sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam

    Từ số liệu CAB trong bảng ta thấy, cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam từ năm 1996 đến 2005 bị thâm hụt. Trong đó thâm hụt nhiều vào các năm1996-1998, nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này, Việt Nam xuất khẩu còn ít. Từ năm 1999-2001, cán cân tài khoản vãng lai giảm thâm hụt do giá trị xuất khẩu tăng với tốc độ cao hơn nhập khẩu. Đến năm 2002-2004, sự thâm hụt gia tăng là do mặc dù xuất khẩu đã gia tăng nhưng nhập khẩu cũng tăng đáng kể. Có thể giải thích là chúng ta đã chi tiêu nhiều cho đầu tư phục vụ quá trình Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa  tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư  thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai.

    Nguồn gốc của sự thâm hụt

    Do chi tiêu tiêu dùng (C+G) tăng, đầu tư (I) tăng, tiết kiệm (S) giảm do nền kinh tế suy thoái.

    Cơ sở lý thuyết giúp nhận ra nguồn gốc của sự thâm hụt

    Thâm hụt trong tài khoản vãng lai phản ánh sự thiếu hụt nguồn lực trong nền kinh tế (chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư): S – I = CAB =NX+ NIA+ NTR

    Tài khoản vãng lai cũng phản ánh sự chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu nội địa của nền kinh tế: GNP – A = CAB

    Cán cân tài khoản vãng lai luôn khớp với khoản nợ ròng cho các nước còn lại trên thế giới: CAB – NFA – R = 0

    B/ Sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai phản ánh những mất cân đối nào trong nền kinh tế: xem xét mối quan hệ giữa sự thâm hụt và chênh lệch giữa tổng tiết kiệm trong nước và tổng đầu tư. Sự thâm hụt là tốt hay xấu cho nền kinh tế

    Mối quan hệ giữa sự thâm hụt và chênh lệch giữa tổng tiết kiệm trong nước và tổng đầu tư: GNDS – I = CAB

    Sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai phản ánh những mất cân đối trong nền kinh tế như:

    Tiết kiệm < đầu tư

    Thu nhập < chi tiêu nội địa

    Xuất khẩu < nhập khẩu

    Khoản đi vay nước ngoài > khoản cho vay nước ngoài

    Mối quan hệ giữa sự thâm hụt và chênh lệch giữa tổng tiết kiệm trong nước và tổng đầu tư S-I –X-M. Khi một nước có tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư thì xuất khẩu sẽ nhỏ hơn nhập khẩu và làm cho tài khoản vãng lai bị thâm hụt. Khi một nước tiết kiệm ít tức chi tiêu nhiều thì nhập khẩu sẽ lớn hơn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Mặt khác, chênh lệch giữa S và I còn gọi là khoản đầu tư ròng nước ngoài. Nếu khoản chênh lệch này bị âm sẽ là sự thâm hụt trong cán cân tài khoản vãng lai. Bất kỳ phân tích nào về tài khoản vãng lai cần phải xét tới các thay đổi trong đầu tư và tiết kiệm đã xảy ra như thế nào. Sự thay đổi của vị thế của tài khoản vãng lai cần phải được cân đối bằng việc tăng tiết kiệm quốc gia tương ứng với đầu tư. Vậy vấn đề quan trọng là làm thế nào mà các biện pháp chính sách được xây dựng để làm thay đổi cán cân vãng lai (như tỷ giá, thuế, khuyến khích xuất khẩu, ) có tác động đến hoạt động đầu tư và tiết kiệm.

    Sự thâm hụt là tốt hay xấu cho nền kinh tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...