Luận Văn Stress và quản lý stress

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    [TABLE="width: 623"]
    [TR]
    [TD]Câu hỏi 1:Sự căng thẳng (stress) là thứ mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt, đặc biệt là sinh viên có cuộc sống cực kỳ căng thẳng. Làm thế nào bạn có thể nhận ra khi nào bạn đang bị căng thẳng ? bạn sẽ làm gì để đối phó với sự căng thẳng đó ?
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Đề tài I: Stress và quản lý stress
    I. Đặt vấn đề:
    Với những guồng quay hối hả của cuộc sống thường ngày, mỗi người chúng ta, đặc biệt là sinh viên thường phải đối mặt với nhiều áp lực, có thể về tinh thần có thể về thể chất dẫn đến trạng thái căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, chán chường Chúng ta thường gọi chúng với cái tên chung là “stress”. Vậy stress là gì, có lợi hay có hại, khi nào ta biết mình đang bị stress và làm sao để đối phó với trạng thái ấy?
    II. Các lý thuyết về stress:
    1. Khái niệm:
    Thuật ngữ “stress” ban đầu được sử dụng trong vật lý học, dùng để chỉ một sức nén mà loại vật liệu nào đó phải chịu đựng.
    Năm 1914, Walter Canon đã sử dụng thuật ngữ này trong sinh lý học để chỉ các stress cảm xúc. Cùng với nghiên cứu của Walter Canon và định nghĩa về stress của nhiều nhà khoa học đưa ra sau đó thì có thể thấy stress không chỉ liên quan đến các vấn đề sinh lý mà stress còn được đề cập ở khía cạnh tâm lý. Năm 1935, ông đã đi sâu nghiên cứu về sự cân bằng nội môi ở động vật có vú khi chúng lâm vào tình huống khó khăn. Ông cũng mô tả các nhân tố cảm xúc trong quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác định vai trò của hệ thần kinh cơ thể đối phó với các tình huống khẩn cấp.
    Bác sĩ chuyên khoa nội tiết Hans Selye (1907 – 1982) định nghĩa stress là một hội chứng đặc hiệu bao gồm tất cả những thay đổi được gây ra một cách không đặc hiệu bên trong hệ thống sinh học, là mối tương quan giữa tác nhân kích thích và phản ứng cơ thể.
    Theo R.S. Lazarus, stress là căng thẳng xuất hiện khi cá nhân nhận thấy rằng họ không thể ứng phó hoặc đáp ứng được với những yêu cầu đối với họ hoặc đe dọa sự tồn tại khỏe mạnh của họ. (1966)
    Theo cuốn “Stress, Appraisal and Coping” của tác giả R.S. Lazarus và S. Folkman năm 1984, stress là kết quả của sự mất cân bằng giữa những yêu cầu và những nguồn lực.
    Còn theo S. Palmer định nghĩa thì: Stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường của bạn để ứng phó.
    Như vậy, stress là một đáp ứng thích nghi, được điều chỉnh, sắp xếp bởi các đặc tính của cá nhân hoặc quá trình tâm lý. Nó chính là kết quả của những hành động, tình huống hay sự kiện bên ngoài tạo ra những đòi hỏi về vật chất hoặc tâm lý lên con người, là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động là những đòi hỏi của tình huống buộc con người phải thích nghi.
    Stress được hiểu trong mối quan hệ giữa con người và những tác động từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên không phải môi trường bên ngoài mà chính việc nhìn nhận của con người về kích thích từ môi trường mới quyết định mức độ căng thẳng của sự kiện đó.
    2. Phân loại
    Stress có hai loại là: stress cấp tính và stress mạn tính. Cần phân biệt stress mạn tính với trạng thái stress cấp tính. Trong khi stress cấp tính thuộc về hoạt động nghề nghiệp (ví dụ khi phải nạp một báo cáo khẩn cấp) thì stress mạn tính xảy ra khi các căng thẳng kết hợp với nhau (ví dụ trạng thái mất cân bằng giữa đòi hỏi về tâm lý của chức vụ với giới hạn thao tác mà cá nhân vốn có để làm công việc của mình). Stress cấp tính là một hệ thống bảo vệ cơ thể, nó là điều cốt tử; stress mạn tính thì lại không nhất thiết phải nặng, nhưng có tính lặp lại trong một thời kỳ dài. Các hormon của stress (các catécholamin, trong đó có épinephrine tức adrénaline) gây những hiệu quả tiêu cực khi tim chịu hàm lượng cao các chất này trong thời gian dài. Stress có thể làm tăng mức đòi hỏi oxy trong cơ thể, một sự co thắt động mạch tim (động mạch vành và rối loạn nhịp tim bởi hệ thống dẫn máu của tim bị bất ổn định về mặt điện). Stress mạn tính làm tăng tần số nhịp tim và huyết áp nên tim gặp khó khăn khi tạo ra lưu thông máu để nuôi cơ thể. Sự tăng lâu dài huyết áp cũng được nhận thấy cùng với hiện tượng cao huyết áp (không phải do stress), đều có hại cho sức khoẻ và có thể gây nhồi máu cơ tim (cơn đau tim), rối loạn nhịp tim và tai biến mạch máu não.
    3. Phân chia các giai đoạn của stress
    Theo bác sĩ chuyên khoa nội tiết người Canada, gốc Áo - Hans Selye (1907 – 1982), phản ứng stress hay hội chứng thích nghi tổng quát (GAS - general adaptation syndrome) được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn báo động, giai đoạn thích nghi và giai đoạn kiệt quệ:
    · Giai đoạn báo động: là giai đoạn biểu hiện bằng những biến đổi đặc trưng của chủ thể khi tiếp xúc với các yếu tố gây stress, chẳng hạn như: các hoạt động tâm lý được kích thích, đặc biệt là quá trình tập trung chú ý, quá trình ghi nhớ và tư duy; những phản ứng chức năng sinh lý của cơ thể như tăng huyết áp, tăng nhịp tim, nhịp thở và sự hoạt động của của cơ bắp. Giai đoạn này có thể diễn ra rất nhanh hoặc kéo dài vài giờ , vài ngày .Chủ thể bị tác động có thể chết trong giai đoạn này nếu yếu tố gây stress quá mạnh. Nếu chủ thể tồn tại được thì phản ứng chuyển sang giai đoạn thứ hai.
    · Giai đoạn thích nghi: hay còn được gọi dưới tên gọi khác là giai đoạn chống đỡ. Trong giai này, mọi cơ chế thích ứng được động viên để cơ thể chống đỡ và điều hòa các rối loạn. Sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con người có thể làm chủ được tình huống stress, lặp lại các trạng thái cân bằng nội môi và tạo ra sự cân bằng mới với môi trường. Trong một tình huống stress bình thường, chủ thể đáp ứng lại bằng giai đoạn báo động và giai đoạn chống đỡ. Nếu giai đoạn chống đỡ tiến triển tốt thì các chức năng tâm lý , sinh lý của cơ thể được phục hồi. Nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần thì quá trình phục hồi không xảy ra và cơ thể chuyển sang giai đoạn cuối cùng là giai đoạn kiệt quệ.
    · Giai đoạn kiệt quệ: lúc này, phản ứng stress trở thành bệnh lý khi tình huống stress hoặc bất ngờ hoặc quá dữ dội, hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá khả năng dàn xếp của chủ thể. Ở giai đoạn này các biến đổi tâm lý, sinh lý của giai đoạn báo động xuất hiện trở lại, hoặc là cấp tính và tạm thời, hoặc là nhẹ nhàng hơn và kéo dài. Tất cả các nguồn lực của cơ thể cuối cùng cũng đã bị cạn kiệt và cơ thể không thể duy trì chức năng bình thường. Các triệu chứng ban đầu có thể xuất hiện trở lại (tim đập nhanh, ra mồ hôi, thở nhanh ). Giai đoạn này nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể không làm việc được nữa và các chức năng của cơ thể trở nên suy yếu dần. Tình trạng stress kéo dài sẽ gây nên các vấn đề về tim mạch, rối loạn hệ tiêu hóa, tiểu đường trầm cảm và các bệnh tâm thần khác.
    4. Nguyên nhân
    Stress vốn dĩ là một khái niệm đa bình diện, bao gồm những đáp ứng thuộc về cảm xúc, hành vi và sinh lý của cơ thể thông qua sự tương tác với môi trường. Có nhiều lý thuyết về stress, xem nó như một sự kiện từ môi trường, một đáp ứng sinh lý, một quá trình nhận thức - hành vi. Sau đây nhóm xin trình bày những lý thuyết giải thích nguyên nhân gây ra stress dưới hai góc độ sinh học và quản trị học.
    Thứ nhất, dưới góc độ sinh học, theo bác sĩ chuyên khoa nội tiết người Canada, gốc Áo - Hans Selye (1907 – 1982), ông định nghĩa stress là một hội chứng đặc hiệu bao gồm tất cả những thay đổi được gây ra một cách không đặc hiệu bên trong hệ thống sinh học, là mối tương quan giữa tác nhân kích thích và phản ứng cơ thể, là một đáp ứng của chủ thể trước một nhu cầu hoặc một sự tương ứng của mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh, là một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý, sinh học và tập tính. Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích nghi với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu tác động của môi trường, nói cách khác, stress là phản ứng bình thường của cơ thể góp phần làm cho cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh. Nếu đáp ứng của cá nhân với các yếu tố stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra một cân bằng mới, thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài.
    Thứ hai, dưới góc độ nghiên cứu của môn Quản trị học, là tháp nhu cầu Maslow ((Maslow's hierarchy of needs) của nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908- 1970). Đây là một lý thuyết quan trọng của quản trị kinh doanh được ông đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation. Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ. Năm tầng của tháp nhu cầu gồm:
    + Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
    + Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
    + Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
    + Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.
    + Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...