Thạc Sĩ Stress ở giáo viên mầm non

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/9/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Trang
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TĂT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 5
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6
    7. Cơ cấu của luận án 7
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ STRESS Ở
    GIÁO VIÊN MẦM NON
    8
    1.1. Tổng quan các nghiên cứu về stress ở giáo viên và giáo viên mầm
    non
    8
    1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài 8
    1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 21
    1.2. Lý thuyết tiếp cận nghiên cứu stress ở giáo viên trong hoạt động
    nghề nghiệp
    26
    Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS Ở GIÁO VIÊN MẦM NON 35
    2.1. Một số vấn đề lý luận về stress ở giáo viên mầm non 35
    2.1.1. Các khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu 35
    2.1.1.1. Khái niệm stress 35
    2.1.1.2. Khái niệm stress ở giáo viên mầm non 37
    2.1.2. Mức độ stress ở giáo viên mầm non 42
    2.1.3. Các tác nhân gây stress ở giáo viên mầm non 46
    2.1.4. Cách ứng phó với stress ở giáo viên mầm non 49
    2.1.5. Những trải nghiệm stress ở giáo viên mầm non 53
    2.1.6. Những hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên mầm non 56
    2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở giáo viên mầm non 58
    iii
    2.2.1. Tính lạc quan, bi quan trong hoạt động nghề nghiệp 58
    2.2.2. Sự hài lòng trong hoạt động nghề nghiệp 59
    2.2.3. Nguồn trợ giúp xã hội 60
    2.2.4. Thời gian làm việc của giáo viên 62
    Chương 3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
    CỨU
    64
    3.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 64
    3.2. Tổ chức nghiên cứu 65
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 69
    Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ STRESS Ở
    GIÁO VIÊN MẦM NON
    83
    4.1. Khái quát thực trạng stress ở giáo viên mầm non 83
    4.1.1. Mức độ stress ở giáo viên mầm non 83
    4.1.2. Các tác nhân gây stress ở giáo viên mầm non 87
    4.1.3. Cách ứng phó với stress ở giáo viên mầm non 96
    4.1.4. Những trải nghiệm stress ở giáo viên mầm non 106
    4.1.5. Hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên mầm non 115
    4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở giáo viên mầm non 123
    4.3. Stress ở giáo viên mầm non qua nghiên cứu trường hợp điển hình 128
    4.4. Một số biện pháp giúp giảm stress ở giáo viên mầm non 140
    KẾT LUẬN 146
    1. Kết luận 146
    2. Kiến nghị 148
    HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 150
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 152
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
    PHỤ LỤC
    iv
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
    Các chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ của từ
    ĐLC Độ lệch chuẩn
    ĐTB Điểm trung bình
    GVMN Giáo viên mầm non
    NXB Nhà xuất bản
    TN Tác nhân
    TL Tỷ lệ
    % Phần tram
    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    Các bảng biểu Trang
    Bảng 3.1. Phân bố mẫu nghiên cứu 67
    Bảng 4.1. Sự khác biệt về mức độ stress ở giáo viên mầm non theo các
    nhóm khách thể
    85
    Bảng 4.2. Các nhóm tác nhân gây stress ở giáo viên mầm non 88
    Bảng 4.3. Sự khác biệt về mức độ tác động của các tác nhân gây stress giữa
    các nhóm khách thể giáo viên mầm non
    89
    Bảng 4.4. Các tác nhân tác động mạnh nhất gây stress cho giáo viên mầm
    non
    93
    Bảng 4.5. Các cách ứng phó với stress ở giáo viên mầm non 96
    Bảng 4.6. Sự khác biệt về hiệu quả sử dụng các cách ứng phó với stress ở
    giáo viên mầm non
    98
    Bảng 4.7. So sánh hiệu quả sử dụng các cách ứng phó giữa giáo viên có
    mức độ stress khác nhau
    99
    Bảng 4.8. Các hành động ứng phó hiệu quả nhất đối với stress ở giáo viên
    mầm non
    102
    Bảng 4.9. Những trải nghiệm stress ở giáo viên mầm non 107
    Bảng 4.10. Sự khác biệt về trường độ trải nghiệm stress ở giáo viên mầm
    non
    108
    Bảng 4.11. Trường độ những trải nghiệm stress về thể chất ở giáo viên
    mầm non
    110
    Bảng 4.12. Trường độ các trải nghiệm stress về tâm lý mạnh nhất ở giáo
    viên mầm non
    113
    Bảng 4.13. Mối tương quan giữa những trải nghiệm stress với mức độ
    stress ở giáo viên mầm non
    114
    Bảng 4.14. Các nhóm hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên mầm non 115
    Bảng 4.15. Sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng những hệ quả liên quan
    đến stress ở giáo viên mầm non theo nhóm khách thể
    116
    vi
    Bảng 4.16. Những hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên mầm non có
    mức độ nghiêm trọng nhất
    119
    Bảng 4.17. Dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố mức độ stress, tác
    nhân gây stress, cách ứng phó với stress và trải nghiệm stress đến hệ quả
    liên quan đến stress ở giáo viên mầm non
    122
    Bảng 4.18. Dự báo mức độ ảnh hưởng của tổng hợp các yếu tố mức độ
    stress, tác nhân gây stress, trải nghiệm stress đến những hệ quả liên quan
    đến stress ở giáo viên mầm non
    123
    Bảng 4.19. Từng yếu tố dự báo mức độ stress ở giáo viên mầm non 124
    Bảng 4.20. Ảnh hưởng của tổ hợp các yếu tố hỗ trợ từ đồng nghiệp, hỗ trợ
    từ phụ huynh của trẻ, hỗ trợ từ gia đình, tính lạc quan bi quan, lòng yêu
    nghề, thời gian dành cho công việc tại nhà đến mức độ stress ở giáo viên
    126
    Bảng 4.21. Ảnh hưởng của tổ hợp các yếu tố hỗ trợ từ đồng nghiệp, hỗ trợ
    từ phụ huynh của trẻ, tính lạc quan bi quan, thời gian dành cho công việc
    tại nhà đến mức độ stress ở giáo viên
    127
    Bảng 4.22. Ảnh hưởng của tổ hợp các yếu tố hỗ trợ từ đồng nghiệp, hỗ trợ
    từ phụ huynh của trẻ, thời gian dành cho công việc tại nhà đến mức độ
    stress ở giáo viên
    127
    vii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
    Các sơ đồ và biểu đồ Trang
    Sơ đồ 1.1. Hội chứng thích ứng chung 28
    Biểu đồ 4.1. Mức độ stress ở giáo viên mầm non 83
    Sơ đồ 4.1. Mối tương quan giữa các cách ứng phó với stress ở giáo viên mầm
    non
    106
    Sơ đồ 4.2. Mối quan hệ giữa các nhóm hệ quả liên quan đến stress ở giáo
    viên mầm non
    120
    Sơ đồ 4.3. Mối tương quan giữa những hệ quả với stress ở giáo viên mầm
    non
    121
    Sơ đồ 4.4. Tác nhân, trải nghiệm và hệ quả liên quan đến stress ở cô NTH 134
    Sơ đồ 4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến stress ở giáo viên NTH 137
    Sơ đồ 4.6. Tổng hợp các con đường dẫn đến stress ở giáo viên NTH 139
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm trở lại đây, giáo dục mầm non được Nhà nước quan tâm và
    đầu tư phát triển. Kết quả thực hiện chiến lược phát triển giáo dục quốc gia giai
    đoạn từ năm 2001 – 2010 cho thấy, giáo dục mầm non đã được ―xóa trắng‖ ở hầu
    hết các vùng miền của đất nước. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 mục tiêu phổ cập
    giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30%
    trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại
    các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục
    mầm non giảm xuống dưới 10% [2]. Để đáp ứng được mục tiêu phát triển, bậc giáo
    dục mầm non phải có những thay đổi, cải tiến về chương trình, chính sách, cách
    thức quản lý, và hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm đáp ứng nhu
    cầu của trẻ, của phụ huynh và toàn xã hội, dẫn đến những áp lực cho giáo viên mâm
    non, khiến giáo viên gặp stress trong hoạt động nghề nghiệp.
    Hiệp hội sức khỏe và an toàn vương quốc Anh đã báo cáo: dạy học là một
    nghề căng thẳng nhất so với các nghề khác như điều dưỡng, quản lý, ngành nghề
    dịch vụ, cứ 2 trong 5 giáo viên được báo cáo có trải nghiệm stress so với 1 trong 5
    người lao động từ các ngành nghề khác [38]. Các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn
    của các tác giả đã cho thấy, giáo viên hiện đang phải chịu đựng stress với các mức
    độ khác nhau, stress ở giáo viên có liên quan đến các tác nhân gây stress và cách
    ứng phó với stress trong hoạt động nghề nghiệp. Stress ở giáo viên dẫn đến những
    biến đổi, trải nghiệm về thể chất và tâm lý, để lại những hậu quả cho giáo viên và tổ
    chức nhà trường. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến stress ở giáo viên như: giới
    tính, thâm niên công tác, độ tuổi, thu nhập, tình trạng hôn nhân, Bên cạnh đó các
    tác giả đã đề xuất nhiều biện pháp giúp giảm stress ở giáo viên tùy thuộc vào tình
    hình stress thực tế ở giáo viên tại các trường học, bậc học, cấp học, khu vực và các
    quốc gia khác nhau trên thế giới.
    Kết quả nghiên cứu về stress ở giáo viên nói chung và stress ở giáo viên mầm
    non nói riêng của các tác giả nước ngoài cho thấy, stress xuất hiện hầu hết ở giáo
    viên, cứ bốn giáo viên thì có một giáo viên khá thường xuyên bị stress (Hayes,
    2
    2006; Kyriacou, 2000) [49, tr.135]. Trong nghiên cứu ―stress ở giáo viên và chiến
    lược ứng phó‖, khảo sát trên 1201 giáo viên giảng dạy từ mẫu giáo cho đến lớp 12
    tại nước Mỹ, kết quả cho thấy giáo viên trên toàn nước Mỹ đang rất stress [66]. Các
    nghiên cứu về stress ở giáo viên mầm non của các tác giả như Kelly và Berthelsen
    (1995, 1997) [46], [47], Tsai, Fung, Chow (2006) [77], Zinsser, Bailey, Curby,
    Denham và Bassett (2013) [81] cho thấy, mức độ stress ở giáo viên mầm non hiện
    nay diễn ra phổ biến ở mức độ rất cao. Có rất nhiều tác nhân gây stress ở giáo viên
    mầm non như: áp lực thời gian, đáp ứng nhu cầu của trẻ, đối phó với nhiệm vụ
    không liên quan đến giảng dạy, duy trì hoạt động giảng dạy thực hành, đáp ứng nhu
    cầu cá nhân, vấn đề liên quan đến phụ huynh của trẻ, mối quan hệ với đồng nghiệp,
    những vấn đề về các chương trình ở trường mầm non, và những áp lực công việc,
    sự chuyên nghiệp trong công việc, kỷ luật và động lực. Stress ở giáo viên mầm non
    dẫn đến những biến đổi, trải nghiệm với các mức độ khác nhau về cảm xúc, sự mệt
    mỏi, vấn đề tim mạch, vấn đề ăn uống, hành vi, và những hệ quả có liên quan khác
    như: không đáp ứng được nhiệm vụ, nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ,
    ảnh hưởng đến mối quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức nhà trường. Để đối phó với sự
    thay đổi, giáo viên cần có những phản ứng tích cực với những thay đổi và áp lực,
    phải quyết đoán hơn trong công việc, kiểm soát cảm xúc cá nhân. Giáo viên cũng
    cần hỗ trợ cho các đồng nghiệp, giúp đồng nghiệp tự tin hơn trong công việc. Đối
    với nhà trường và xã hội cần có một mạng lưới giám sát, hỗ trợ giáo viên mầm non
    thực hiện các công việc hàng ngày.
    Nghiên cứu về ―Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay‖ của
    tác giả Lê Thị Hương (2013) [10], đã khẳng định stress trong công việc ở giáo viên
    mầm non hiện nay đang ở tình trạng rất báo động. Tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng
    sự (2012) nghiên cứu ―thực trạng biểu hiện stress ở giáo viên một số trường mầm
    non tư thục tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay‖ cho thấy, biểu hiện stress ở giáo
    viên mầm non nhìn chung chưa đến mức đáng báo động nhưng có ảnh hưởng đến
    chất lượng cuộc sống của giáo viên và đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
    trẻ [20]. Mặt khác, trong thời gian gần đây có một số hành vi tiêu cực của giáo viên
    xảy ra với trẻ, được truyền thông đại chúng, xã hội và phụ huynh của trẻ phản ánh,
    3
    lên án, dẫn đến xã hội, phụ huynh có cái nhìn chưa đầy đủ, đúng đắn về giáo viên
    và tỏ ra đề phòng, soi mói, coi thường giáo viên, khiến hoạt động nghề nghiệp của
    giáo viên mầm non trở nên căng thẳng.
    Với những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy cần thiết phải có
    một nghiên cứu xuyên suốt, sâu rộng cả về mặt lý luận và thực tiễn với nhiều khía
    cạnh từ khảo sát, đánh giá thực trạng stress ở giáo viên mầm non nhằm phát hiện
    mức độ stress, những tác nhân gây stress, trải nghiệm stress, cách ứng phó với stress
    ở giáo viên mầm non, mối liên hệ giữa stress giáo viên mầm non với những hệ quả
    do stress gây ra, đến việc tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở giáo viên
    mầm non. Qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng ứng phó với
    stress, giúp giảm stress ở giáo viên mầm non tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài ―Stress ở giáo viên
    mầm non‖ làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về stress, cũng như các yếu tố có liên quan
    đến stress ở giáo viên mầm non (GVMN), trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp
    tác động thích hợp nhằm giúp GVMN nâng cao khả năng ứng phó với stress, giảm
    stress trong hoạt động nghề nghiệp.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về stress ở GVMN.
    - Phân tích thực trạng stress ở GVMN với các khía cạnh: mức độ stress, các
    TN gây stress, cách ứng phó với stress, trải nghiệm stress, những hệ quả liên quan
    đến stress ở giáo viên và một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở GVMN.
    - Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm giúp GVMN nâng cao khả năng
    ứng phó với stress, giảm stress trong hoạt động nghề nghiệp.
    Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, chúng tôi đề ra những giả thuyết nghiên
    cứu của luận án như sau:
    - Đa số GVMN hiện nay có mức độ stress nhẹ trong hoạt động nghề nghiệp.
    - Có nhiều TN gây stress, cách ứng phó với stress, những trải nghiệm stress,
    4
    những hệ quả liên quan đến stress khác nhau ở GVMN. Mức độ stress, các TN gây
    stress, cách ứng phó với stress, những trải nghiệm stress và những hệ quả liên quan
    đến stress có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Trong đó, mức độ stress, các
    TN gây stress, những trải nghiệm stress có thể dự báo được những hệ quả liên quan
    đến stress ở GVMN.
    - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ stress ở GVMN, trong đó yếu tố hỗ
    trợ từ đồng nghiệp, hỗ trợ từ phía phụ huynh của trẻ, thời gian dành cho công việc ở
    nhà có liên quan đến nghề nghiệp ảnh hưởng mạnh nhất.
    - Trên cơ sở đánh giá những yếu tố tác động và thực tiễn stress ở GVMN, có
    thể đề xuất các biện pháp thích hợp giúp giáo viên giảm stress trong hoạt động nghề
    nghiệp. Trong các biện pháp được đề xuất, biện pháp tổ chức tham vấn tâm lý trợ
    giúp cho giáo viên có cách ứng phó tích cực đối với stress có hiệu quả nhất.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Các chiều cạnh stress ở giáo viên mầm non: mức độ stress, các tác nhân (TN)
    gây stress, cách ứng phó với stress, trải nghiệm stress, những hệ quả liên quan đến
    stress và các yếu tố ảnh hưởng đến stress.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về nội dung nghiên cứu
    Luận án chỉ tập trung nghiên cứu stress ở GVMN ở các khía cạnh: mức độ
    stress; các TN gây stress; cách ứng phó với stress; những trải nghiệm stress; hệ quả
    liên quan đến stress và một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở GVMN trong hoạt
    động nghề nghiệp.
    - Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu
    Đề tài tiến hành khảo sát nghiên cứu trên GVMN giảng dạy ở một số trường
    mầm non công lập và ngoài công lập thuộc quận 3, quận 4, quận 7, quận 9, quận 12,
    quận Thủ Đức, quận Nhà Bè tại thành phố Hồ Chí Minh.
    Khách thể nghiên cứu của luận án gồm 635 giáo viên giảng dạy tại các
    trường mầm non công lập và ngoài công lập
    5
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    4.1. Phương pháp luận
    Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp
    luận trong tâm lý học sau:
    - Nguyên tắc tiếp cận hoạt động – nhân cách: Nghiên cứu stress ở GVMN
    không tách rời hoạt động nghề nghiệp của giáo viên tại các trường mầm non là
    chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ và một số đặc điểm nhân cách cá nhân của
    giáo viên.
    - Nguyên tắc hệ thống: Nghiên cứu xem xét stress ở GVMN dưới các khía
    cạnh các TN gây stress, những trải nghiệm stress, các cách ứng phó với stress,
    những hệ quả liên quan đến stress ở GVMN trong mối quan hệ tác động qua lại với
    các yếu tố cá nhân và xã hội
    - Nguyên tắc phát triển: Nghiên cứu nhìn nhận stress ở GVMN không phải là
    một hiện tượng tâm lý tĩnh mà luôn thay đổi dưới sự tác động của nhiều nhân tố cá
    nhân và xã hội. Bên cạnh đó cho thấy sự tương tác hỗ trợ của các nguồn xã hội như
    gia đình, đồng nghiệp, phụ huynh của trẻ và một số yếu tố khác có ảnh hưởng tác
    động đến stress ở GVMN.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, nghiên cứu này sử dụng phối hợp các
    phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia,
    phương pháp điều tra bằng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên
    cứu trường hợp, phương pháp tham vấn tâm lý cá nhân và phương pháp xử lý số
    liệu bằng thống kê toán học. Mục đích và cách thức sử dụng các phương pháp được
    trình bày trong Chương 2.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    - Kết quả nghiên cứu lý luận đã khái quát hóa được các hướng nghiên cứu
    stress ở giáo viên và GVMN, làm sáng tỏ các vấn đề: khái niệm về stress, stress ở
    giáo viên, stress ở GVMN; mức độ stress; các TN gây stress ở GVMN; các cách
    ứng phó với stress ở GVMN; những trải nghiệm stress ở GVMN; hệ quả stress ở
    GVMN; các yếu tố ảnh hưởng tác động đến stress ở GVMN.
    6
    - Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy: Đa số GVMN gặp stress có mức
    độ stress nhẹ (38,0%), chỉ có 16,5% giáo viên có mức độ stress từ stress trung bình
    (13,1%), stress cao (2,8%) và stress rất cao (0,6%). Có sự khác biệt về mức độ
    stress ở GVMN theo các nhóm khách thể như: loại hình nhà trường, trình độ chuyên
    môn, thâm niên công tác, loại hình hợp đồng lao động với trường, độ tuổi, thu nhập
    trung bình hàng tháng, ý định thay đổi nghề nghiệp của giáo viên. Có nhiều TN gây
    stress ở GVMN, trong đó TN có tác động mạnh nhất liên quan đến nhu cầu cá nhân,
    liên quan đến trẻ, liên quan đến biến đổi sinh lý cá nhân. GVMN sử dụng nhiều
    cách ứng phó với stress như: ứng phó tập trung vào vấn đề, ứng phó tìm kiếm sự trợ
    giúp, ứng phó lảng tránh và ứng phó tiêu cực. Trong các cách ứng phó, giáo viên sử
    dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề và cách ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp được
    giáo viên sử dụng ứng phó với stress nhiều nhất và có nhiều hiệu quả. Stress khiến
    cho giáo viên có những trải nghiệm stress khác nhau về thể chất, và tâm lý. Trong
    các trải nghiệm stress, giáo viên có trải nghiệm stress về thể chất ở mức độ cao
    nhất. Stress ở giáo viên để lại nhiều hệ quả có liên quan đến cá nhân và tổ chức nhà
    trường. Hệ quả stress ở giáo viên có mối quan hệ và tương quan thuận với mức độ
    stress, TN gây stress và những trải nghiệm stress ở giáo viên. Có rất nhiều yếu tố
    ảnh hưởng tác động dự báo mức độ stress ở GVMN. Trong các yếu tố tác động, yếu
    tố sự trợ giúp của đồng nghiệp, sự trợ giúp từ phụ huynh của trẻ, thời gian dành cho
    công việc ở nhà có liên quan đến nghề nghiệp có tác động và dự báo cao nhất về
    mức độ stress ở GVMN.
    - Nghiên cứu đã đề xuất được 04 biện pháp tác động liên quan đến cá nhân và
    tổ chức nhà trường nhằm giúp GVMN đối phó với stress trong hoạt động nghề
    nghiệp.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Ý nghĩa về lý luận của luận án: Thông qua việc hệ thống hóa các tri thức liên
    quan đến stress, stress ở GVMN, luận án góp phần bổ sung nguồn tài liệu phong
    phú cho nghiên cứu, giảng dạy về stress nói chung, stress ở GVMN nói riêng trong
    lĩnh vực tâm lý học xã hội, tâm lý học tổ chức, tâm lý học lâm sàng . Đồng thời,
    luận án cũng cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu trong xây dựng
    các tiêu chí đánh giá về stress ở GVMN nói riêng, stress nghề nghiệp nói chung.
    Dựa trên các tiêu chí đánh giá này, luận án góp phần quan trọng vào việc xác định
    7
    và xác định lại các thành tố chủ yếu cấu thành nên stress ở GVMN, stress nghề
    nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến stress ở nhóm khách thể nghiên cứu này.
    - Ý nghĩa về thực tiễn của luận án: Những dữ liệu thu được từ các phương
    pháp định lượng và định tính giúp nhà nghiên cứu đưa ra được các kết luận cụ thể
    về thực trạng mức độ stress ở GVMN, các TN gây stress ở GVMN, các cách ứng
    phó với stress ở GVMN, những trải nghiệm stress ở GVMN, hệ quả stress ở
    GVMN, các yếu tố ảnh hưởng tác động đến stress ở GVMN. Đồng thời, với những
    phát hiện thực chứng về sự khác biệt của các chiều cạnh stress ở GVMN theo các
    biến số độc lập (loại hình nhà trường, giáo viên phụ trách lớp theo độ tuổi của trẻ,
    trình độ chuyên môn, thâm niên công tác, loại hình hợp đồng lao động với trường,
    độ tuổi, thu nhập trung bình hàng tháng, tình trạng hôn nhân, ý định thay đổi nghề
    nghiệp của giáo viên) cũng như mối liên hệ qua lại giữa các chiều cạnh này, luận án
    chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tác động dự báo mức độ stress ở GVMN. Kết quả
    nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích, giúp cho ngành giáo dục mầm
    non, các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong ngành giáo dục, bản thân các
    GVMN và các nhà tham vấn tâm lý học đường nhận diện một cách chính xác hơn,
    rõ ràng hơn về stress, hậu quả có thể có từ stress cũng như các cách thức ứng phó
    với stress ở GVMN; trên cơ sở đó, giúp GVMN phát triển các kỹ năng ứng phó hiệu
    quả với stress trong quá trình hoạt động nghề nghiệp tại trường mầm non.
    7. Cơ cấu của luận án
    Luận án gồm những phần sau:
    - Mở đầu:
    - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về stress ở GVMN
    - Chương 2: Cơ sở lý luận về stress ở GVMN
    - Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
    - Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về stress ở GVMN
    - Kết luận
    - Danh mục công trình công bố của tác giả
    - Danh mục tài liệu tham khảo
    - Phụ lục
     
Đang tải...