Tài liệu Sóng cơ - phương trình sóng

Thảo luận trong 'Lớp 12' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỤC TIÊU :
    1. Kiến thức:
    - Nêu được định nghĩa sóng. Phân biệt được sóng dọc và sóng ngang.
    - Giải thích được nguyên nhân tạo thành sóng.
    - Nêu được ý nghĩa của các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ (biên độ, chu kì, tần số, bước sóng, vận tốc truyền sóng)
    - Lập được phương trình sóng và nêu được ý nghĩa của các đại lượng trong phương trình.
    2. Kỹ năng:
    - Quan sát và rút ra kết luận.
    - Viết được phương trình sóng. Vẽ đồ thị u theo t và u theo x .
    3. Thái độ:
    II. CHUẨN BỊ :
    1. Giáo viên : Các tranh vẽ 14.3; 14.4. Thiết bị tạo sóng nước trong hộp bằng kính H14.1
    2. Học sinh :
    III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
    A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
    1. Ổn định tổ chức
    2. Giới thiệu mục tiêu chương III: (5[SUP]/[/SUP])
    3. Tạo tình huống học tập
    B. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]TL
    [/TD]
    [TD]Hoạt động của HS
    [/TD]
    [TD]Hoạt động của GV
    [/TD]
    [TD]Kiến thức
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 4"]HĐ 1: Hình thành các khái niệm sóng cơ. Giải thích sự tạo thành sóng cơ.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    15
    [/TD]
    [TD]+ Trên mặt nước xuất hiện những vòng tròn đồng tâm lồi, lõm xen kẽ lan rộng dần tạo thành sóng nước.
    + Khi cột A dao động lên, xuống, dao động đó được truyền cho các phần tử nước từ gần ra xa.
    + Hình sin .
    + Dao động lên xuống tại chổ, còn các đỉnh sóng (chỗ mặt nước lồi lên) chuyển động theo phương nằm ngang ngày càng ra xa tâm dao động.
    + Hs quan sát và nhận xét về phương dao động của phần tử và phương truyền sóng của sóng ngang và sóng dọc.

    + Vòng lò xo bị đánh dấu chỉ dao động tại một chỗ





    + Sóng cơ được tạo thành nhờ lực liên kết đàn hồi giữa các phần tử của môi trường truyền dao động đi, và các phần tử càng ở xa tâm dao động cùng trễ pha hơn.
    + Mặt nước, sợi dây đàn hồi, tấm kim loại mỏng.
    + Không khí, chất lỏng, dây lò xo bị nén dãn.



    [/TD]
    [TD]+ Ném một viên đá xuống mặt nước. Quan sát và nêu nhận xét.

    + Thí nghiệm H 14.1 tạo sóng nước trong một thiết bị bằng kính, hình hộp chữ nhật.

    + Mặt cắt của nước có dạng hình gì?

    + Miếng xốp nhỏ C nổi trên mặt nước dao động như thế nào?


    + Nêu khái niệm sóng cơ. Phân biệt hai loại sóng ngang và sóng dọc và ví dụ minh hoạ

    + C1: Quan sát một lò xo khi có sóng dọc, ta thấy các vùng bị nén (hay dãn) truyền đi dọc lò xo. Trong khi đó, nếu quan sát một vòng lò xo bị đánh dấu, ta thấy nó chuyển động như thế nào?


    + Cho học sinh quan sát mô hình biểu diễn vị trí của các phần tử của sóng ngang ở những thời điểm liên tiếp.H14.3.Trả lời C2?

    + Khi nào một môi trường truyền sóng ngang? Cho ví dụ ?
    + Khi nào một môi trường truyền sóng dọc? Cho ví dụ ?

    + Cho học sinh quan sát mô hình biểu diễn vị trí của các phần tử của sóng dọc ở những thời điểm khác nhau.H14.4. Trả lời C3?
    [/TD]
    [TD]1. Hiện tượng sóng:
    a) Khái niệm:
    Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.











    b) Có 2 loại: sóng ngang và sóng dọc
    - Sóng ngang: là sóng mà các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
    - Sóng dọc: là sóng mà các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

    c) Giải thích sự tạo thành sóng cơ học:
    + Sóng cơ được tạo thành nhờ lực liên kết đàn hồi giữa các phần tử của môi trường truyền dao động. Phần tử càng ở xa tâm dao động càng trễ pha hơn.
    + Môi trường nào có lực đàn hồi xuất hiện khi có biến dạng lệch thì truyền sóng ngang.
    + Môi trường nào có lực đàn hồi xuất hiện khi có biến dạng nén, dãn thì truyền sóng dọc
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...