Tiến Sĩ Sơn mài Bình Dương - chất liệu và nghệ thuật thể hiện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Sơn mài Bình Dương - chất liệu và nghệ thuật thể hiện

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan 1
    Mục lục 2
    Danh mục các chữ viết tắt 3
    MỞĐẦU 4
    Chương 1: SƠN MÀI BÌNH D ƯƠNG TRONG BỐI CẢNH SƠN MÀI VIỆT NAM
    1.1. Giới thuyết khái niệm 15
    1.2. Khái quát lịch sử nghề sơn và nghệ thuật sơn mài Việt Nam 23
    1.2.1. Giai đoạn từ thời tiền sử đến năm 1858 23
    1.2.2. Giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1985 30
    1.2.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay (2012) 35
    1.3. Nhận diện sơn mài truyền thống Việt Nam 38
    1.3.1. Các loại hình sơn mài truyền thống 38
    1.3.2. Mối quan hệ giữa chất liệu v à nghệ thuật thể hiện trong s ơn mài VN 45
    Tiểu kếtchương1 52
    Chương 2: NGHỆ THUẬT SƠN MÀI ỨNG DỤNG BÌNH DƯƠNG
    2.1. Lịch sử sơn mài Bình Dương 54
    2.1.1. Vài nét về vùng đất, con người Bình Dương 54
    2.1.2. Tiến trình hình thành và phát tri ển nghề sơn mài và làng nghề . 57
    2.1.3.Làng nghề sơn mài Bình Dương 69
    2.2. Chất liệu sơn mài Bình Dương 72
    2.2.1. Các loại chất liệu 72
    2.2.2. Quy trình xử lý chất liệu 75
    2.3. Nghệ thuật thể hiện 88
    Tiểu kếtchương 2 96
    Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT SƠN MÀI BD
    3.1. Những giá trị của nghệ thuật sơn mài Bình Dương 99
    3.1.1. Giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội 99
    3.1.2.Giá trị thẩm mỹ 103
    3.2. Bảo tồn và phát huy các giá trị của nghệ thuật sơn mài BD 117
    3.2.1. Một số định hướng phát triển sơn mài ứng dụng Bình Dương 117
    3.3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của nghệ thuật s ơn mài BD 123
    Tiểu kếtchương 3 141
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 150
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
    PHỤ LỤC 161

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngày nay, khi nói đến mỹ thuật VN, đồsơn và nghệ thuật sơn mài
    được xem như là một trong những loại hìnhtruyền thống, mang đậm nét văn
    hóa dân tộc, luôn được thế giới quan tâm.
    Đồ sơn đã xuất hiện từ rất sớm và lưu truyền qua nhiều thế hệ, ở nhiều
    nơi trên đất nước ta, từ Phú Thọ, Hà Nam, Hà Tây, Bắc Ninh, Nam Định đến
    Quảng Bình, Thuận Hóa . và đặc biệt là Bình Dương, nơi tập trung nhiều thợ
    sơn giỏi và phát triểnmạnh nghề sơn mài ở phía Nam. Với lịch sử phát triển
    gần ba trăm năm, nghề sơn mài trên đất BD được xem là vốn quý về mỹ
    thuật, thể hiện bản sắc văn hóa của địa phương. Nó kế thừa đồ sơn và sơn mài
    cổ truyền, vừa phát huy những giá trị nghệ thuật của dân tộc, vừa tiếp cận với
    các xu hướng mỹ thuật hiện đại, nên đã sớm định hình và ghi dấu ấn sâu sắc
    trong lịch sử phát triển vùng đất.
    Đất nước ta, giống như các nước trong khu vực, có kho tàng văn hóa
    quý báu, đó là hàng trăm nghề thủ công truyền thống với hàng ngàn chủng
    loại sản phẩm đa dạng và phong phú, đóng góp tích cực cho văn hóa tiêu
    dùng trong quá khứ cũng như hiện tại. Song, hiện nay lối sống đô thị, hiện đại
    đang làm cho một bộ phận người dân VN giảm đi ý thức tiêu dùng những sản
    phẩm thủ công mỹ nghệ, một số khác có xu hướng sùng bái hàng ngoại nhập
    với các chất liệu mới . Sơn mài truyền thống cũng dần bị mai một vàkhông
    còn nhiều tác phẩm đỉnh cao, có kỹ thuật chế tác tinh xảo cũng như sự phong
    phú trong kiểu dáng của mỗi sản phẩm.
    Với kiểu sản xuất hàng loạt, tiêu dùng ồ ạt, một số người làm sơn mài
    theo kiểu “hàng chợ”, khiến cho nhiều sản phẩm và tranh sơn mài không còn
    giữ được vẻ đẹp của sơn mài truyền thống. Người ta chạy theo thị hiếu khách
    hàng cùng sự hào nhoáng của nhiều loại chất liệu “phi sơn ta”, dẫn đến tình
    trạng sơn mài giả hiệu, kém chất lượng có mặt ở khắp các cửa hàng, nhà sách,
    6
    văn hóa phẩm và cả các phòng triển lãm . Từ đó, bắt đầu có dư luận chê kỹ
    thuật truyền thống là cổ hủ và một loạt sản phẩm, tranh sơn phủ bạc, dập các
    màu xanh đỏ rồi phủ lên một lượt sơn bóng Nhật Bản xuất hiện, làm cho vàng
    thau lẫn lộn.
    Từ những năm 1990, một lớp họa sĩ trẻ đã và đang tiếp tục tìm tòi về
    chất liệu và ngôn ngữ nghệ thuật sơn mài. Trên bề mặt các sáng tác của họ có
    gắn cả xi măng, sỏi đá và mảnh cổ vật . để thể hiện ý tưởng và tạo ấn tượng
    mới lạ. Như vậy có phải là một bức tranh sơn mài hay không? Hay tranh sơn
    mài“hiện đại” đã đánh mất giá trị truyền thống?
    Tình hình trên đã ít nhiều ảnh hưởng và tác động đến chất liệu và nghệ
    thuật thể hiện của sơn mài BD. Một trong những hiện trạng nổi bật nhất đó là
    bên cạnh sơn ta còn có sự hiện diện của sơn Nhật, sơn điều và các loại sơn
    công nghiệp khác cùng với kỹ thuật sơn phủ bóng, cán láng bề mặt, tạo nên sự
    thay đổi triệt để trong công nghệ chế tác đồ sơn truyền thống Đây chính là
    một thách thức lớn đối với các họa sĩ, nghệ nhân, những doanh nghiệp, cơ sở
    sơn mài phải tìm hướng đi cho mình trước sự khác biệt ngày càng nhiều giữa
    các sản phẩm cũ và mới! Để gìn giữ, lưu truyền và phát triển nghệ thuật sơn
    mài Bình Dương trong xu thế hội nhập hiện nay, luận án Sơn mài Bình
    Dương-chất liệu và nghệ thuật thể hiệnđược thực hiện nhằm đóng góp nhận
    thức về sự hình thành và phát triển, về các giá trị của sơn mài ứng dụng Bình
    Dương. Đồng thời, giúp các nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và người làm
    nghề sơn nâng cao hơn ý thức giữ gìn, trân trọng nghề sơn mài trong bối cảnh
    đời sống xã hội và nghê thuật có nhiều chuyển biến, cũng như rút ra những
    bài học hữu ích cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị nghệ thuật của sơn mài
    Bình Dương.
    Bản thân là người được đào tạo về sơn mài và giảng dạy chuyên khoa
    sơn mài ở Trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM, nghiên cứu sinh mong muốn
    thực hiện đề tài này để đóng góp nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa
    7
    chất liệu và nghệ thuật thể hiện, về vai trò của chất liệu trong sự phát triển của
    mỹ thuật đương đại. Từ đó, giúp cho nghiên cứu sinh có cách nhìn và phương
    pháp chuẩn mực hơn, sâu sắchơn trong nghiên cứu, sáng tác và giảng dạy.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Về nghềsơn, đồsơn cổtruyền vàsơn mài Việt Nam
    Theo sách Hải Dương cảnh chí, phần truyện Trần Ứng Long, cho thấy
    rằng, ngay từ đầuthời Đinh (giữa TkX), chất liệu sơn đã được dùng để trát
    thuyền phục vụchiến đấu. Còn Dư địachícủa Nguyễn Trãi, điều thứXX có
    ghi: “Huyện Sơn Vi cótrĩtrắng, sơn, tơ” [74, tr.56-58]. Trong quyển Nghề
    sơn cổtruyền Việt NamcủaLêHuyên, tác giả đã trình bày, thống kêmột cách
    khoa học và đầy đủvềnguồn gốc nghềsơn, vềkỹthuật, vềloại hình vàchức
    năng của đồsơn Tk XVII-XIX ở đồng bằng Bắc Bộ. Phần lịch sửnghiên cứu,
    cùng với nhiều tài liệu khác, có đềcập đến một sốquyển sách như: Bình Vọng
    Trần thị gia phả, viết ởthời Lê, nói về ông tổnghềsơn làng Bình Vọng,
    huyện Thường Tín làTrần Lư, sinh năm Canh Dần (1476), đỗ Đồng Tiến sĩ
    năm Nhâm Tuất (1502). Quyển Việt sửthông giám cương mụccủa Quốc sử
    quán triều Nguyễn, cónói đến một sốquy định dùng màu sơn trên kiệu đối
    với tôn thất làcác quan Tướng quốc thời Trần, hoặc dùng nón sơn đỏ đối với
    quân Cấm vệthời Lê . Quyển Lĩnh ngoại đại đápcủa Chu KhứPhi, vào thời
    Tống (Trung Quốc) cũng cónói vềkiệu “Đinh giai” sơn đen mát và đẹp của
    VN đã được dùng làm đồcống nạp cho phương Bắc vàrất được ưa chuộng
    [44, tr.16-18], [52, tr.29-33], [74, tr.56-63],[110, tr.953-1007].
    Các học giả vàcác nhàbuôn người Pháp cũng cóviết đôi điều về đồ
    sơn VN Tk XVIII như: William Dampier trong cuốn Một chuyến đi Đàng
    Ngoàicónhắc đến việc dùng sơn làm kiệu, làm quan tài vàlàm mũ(nón) thời
    Tây Sơn; Những cây sơn ở Đông Dươngcủa Ch. Crevost vàcuốn Sơn vàdầu
    sơn Bắc Bộ, Trung Quốc vàNhật Bảncủa Mountier ghi chép khásâu vềcây
    8
    sơn, vềchếbiến nhựa sơn ởVN đầu Tk XX.Tuy nhiên, các sách này không
    nhắc tới đồsơn ởnhững thếkỷtrước đó[44].
    Những phát hiện khảo cổhọc qua các báo cáo, các tưliệu trong các
    Viện Khảo cổhọc, Viện Bảo tàng lịch sử, Viện Bảo tàng mỹthuật, Viện Mỹ
    thuật Một sốbài viết của các nhàkhảo cổhọc, nhànghiên cứu sơn màivề
    những di vật đồsơn trong các di tíchđình, chùa, đền, miếu, trong các bảo
    tàng vàtrong nhân dân lànguồn tài liệu giúp tìm hiểu vấn đềvềnguồn gốc
    đồsơn trênđất nước ta.
    Một sốnhànghiên cứu văn hóa có đềcập đếnnghềsơn trong các công
    trình của mình như Nghềcổnước Việtcủa VũTừTrang [95], Di sản thủcông
    mỹnghệViệt Namcủa Bùi Văn Vượng [110]. Các giới thiệu này đãkhái lược
    những nét chung nhất vềnghềsơn cùng với các nghềthủcông truyền thống
    khác.
    Kỷ yếu hội thảo Sơn ta vànghềsơn truyền thống Việt Nam[100], là
    quyển sách tập hợp một sốtham luận và ýkiến chuyên ngành của các nghệ
    nhân, họa sĩ, nhànghiên cứu mỹthuật tại hội thảo khoa học do Viện Mỹthuật
    (thuộc Trường Đại học Mỹthuật VN) tổchức tại HN ngày 14 tháng 4 nă m
    1999. Nội dung bao gồm các phần vềlýluận cơbản chung của nghềsơn và
    đồsơn, vềkỹthuật truyền thống, vềsơn mài mỹnghệvàsơn mài mỹthuật,
    cũng nhưphần đào tạo vàchuyển giao công nghệtruyền thống cho thếhệtrẻ.
    Đặc biệt, hai công trình: Nghề sơn truyền thống tỉnh Hà Tây, luận án
    tiến sĩ Văn hóa học của Nguyễn Xuân Nghị [65] và Làng nghề sơn quang Cát
    Đằng xưa và naycủa Nguyễn Lan Hương [41] là các công trình nghiên c ứu
    chuyên sâu, có giá trị khoa học về quá trình hình thành và phát triển, về
    những đặc trưng giá trị của nghề sơn quang ở làng nghề truyền thống Cát
    Đằng và nghề sơn ở các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tây (Hà Nội ngày
    nay).
    9
    Bên cạnh đó, còn córất nhiều bài viết, nghiên cứu, khảo luận vàgiới
    thiệu về đồsơn vàsơn mài ứng dụng của các họa sĩ, nhànghiên cứu như: “Đồ
    sơn cổtruyền” của Du Chi vàHoài Linh [52]; “Sơn quang dầu-một loại hình
    mỹthuật trang trí dân gian cần được phục hồi phát triển” của LêQuốc Lộc
    [55]; Sơn mài Việt Namcủa Nguyễn Đăng Quang [77]; “Thủcông mỹnghệ
    cócòn làmột bộphận của mỹthuật?” của VũHy Thiều [84]; “Cần quan tâm
    đến các nghềthủcông truyền thống” của VũHuy Thiều [85]; “Vềngành nghề
    sơn mài vàsơn quang dầu của ta” của Nguyễn Đức Cường [18]; “Cụ phó
    Thành với nghề sơn mài” của Nguyễn Xuân Nghị [64]; v.v Những bài viết
    trên đãkhẳng định giátrịtinh thần và ứng dụng của nghềsơn truyền thống
    nhưlàmột bộphận không thểthiếu của mỹthuật nước nhà, vừa phục vụnhu
    cầu thẩm mỹvừa đáp ứng nhu cầu sửdụng trong đời sống hàng ngày, cần
    phải được quan tâm gìn giữvàphát triển.
    Đặc biệt, vềnghệthuật sơn mài VN cócác công trình nghiên cứu tổng
    hợp của Nguyễn Quang Phòng trong quyển Các họa sĩTrường Cao đẳng mỹ
    thuật Đông Dương[73]; Quang Việt trong quyển Hội họa sơn mài Việt Nam
    [106] vàmột sốbài viết gần đây của ông trên Tạp chí Mỹthuật của Hội Mỹ
    thuật VN, đãgiới thiệu chi tiết vềlịch sửnghềsơn, sựra đời vàphát triển của
    hội họa sơn mài VN qua các trích dẫn tưliệu nước ngoài, các nhân chứng, đối
    chiếu vàbình chúhết sức sâu sắc. Vềkỹthuật cósách Kỹthuật sơn mài[19]
    của Phạm Đức Cường; Kỹthuật sơncủa Nguyễn Văn Lộc [56], giới thiệu đầy
    đủcác quy trình, phương pháp thểhiện từviệc đánh sơn, làm cốt vóc đến thể
    hiện màu sắc, phủtoát, ủvà đánh bóng Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết, trao
    đổi trên các báo, tạp chí chuyên ngành như“Nét độc đáo của tranh sơn mài”
    của Nguyễn Quang Hải [31]; “Sơn mài cổtruyền qua bút pháp hiện đại” của
    LêHiểu [37]; “Vềkhảnăng diễn tảcủa sơn mài Việt Nam” của LêKim Mỹ
    [62]; “Vềbước phát triển của tranh sơn mài” của SỹNgọc [68]; “Chất liệu
    sơn ta vàgiátrịcủa nótrong hội họa” của Nguyễn Vinh Phúc [74]; “Sơn mà i
    10
    hiện đại Việt Nam-một chặng đường nhìn lại” của Hoàng Đình Tài [81];
    “Tranh sơn mài Việt Nam” của Trần Đình Thọ[88]; “Giữvững tính truyền
    thống, phát huy cái đẹp trong nghệthuật sơn mài hiện đại Việt Nam”[89] và
    “Họa sĩNguyễn Gia Trí với sơn mài vànghệthuật tranh sơn mài của ông”
    củaTrần Thức [90]; “Đôi nét vềtiến trình phát triển của tranh sơn mài Việt
    Nam” của Đặng Thanh Vân [105]; “Sơn mài” của TôNgọc Vân [104]; v.v
    đãnhận định, phân tích vàtổng hợp vềcác tác giả, tác phẩm của một giai
    đoạn sáng tác, vềtiến trình phát triển của tranh sơn mài cũng nhưvai trò, khả
    năng diễn tảcủa chất liệu sơn mài, trình bày những đúc kết kinh nghiệm và
    những thành quả, những nét đặc trưng trong nghệthuật thểhiện mang tính
    truyền thống của nghệthuật hội họa sơn mài VN.
    Vềsơn mài Bình Dương
    Cónhiều công trình nghiên cứu, khảo luận, bài viết đãxuất bản hoặc
    đăng rải rác trên các báo, tạp chí vàsách như: Gia Định thành thông chícủa
    Trịnh Hoài Đức [27],cómôtảvềcảnh sinh hoạt, làm đồsơn của cưdân BD
    xưa ởlàng Tương Bình Hiệp, Địa chí Bình Dương[7], Địa chí Sông Bé[23],
    ThủDầu Một-Bình Dương 300 năm hình thành vàphát triển[80], ThủDầu
    Một-Bình Dương đất lành chim đậu[82], trong phần mỹthuật cógiới thiệu về
    nghềsơn mài nhưng ởdạng tổng quát lịch sửhình thành chung với các ngành
    nghềthủcông mỹnghệtruyền thống khác nhưgốm, điêu khắc gỗ nhưng
    chưa phân tích sâu các yếu tốnghệthuật vàkỹthuật.
    Sơn mài Bình Dương vận dụng kỹthuật truyền thống trong sáng tác
    nghệthuậtcủa Thái Kim Điền [25] và Mỹthuật Bình Dương xưa vànay[36]
    làhai công trình nghiên cứu khásâu vềkỹthuật chuyên môn. Nhưng do giới
    hạn đềtài nên chưa nghiên cứu toàn diện vềnghềsơn mài BD trong quátrình
    tiến triển của lịch sửcónhững đặc điểm kỹthuật vànghệthuật riêng.
    Ngoài ra, còn cónhiều bài viết của một sốnhànghiên cứu như: Cao
    Xuân Phách, Huỳnh Ngọc Trảng và cácphóng viên trong cảnước, đã được
    11
    đăng rảirác trên các báo Bình Dương, Phụnữ, Thanh niên, Tuổi trẻ , các
    tạp chí Xưa vàNay, tạp chí Mỹthuật, một sốtrang web:
    www.thuvienbinhduong.org.vn/; http://www.baobinhduong.org.vn; v.v Nội
    dung giới thiệu về làng nghề Tương Bình Hiệp, về nét đẹp sơn mài BD
    Tài liệunước ngoài cóbàiviết“Art et technique de la laque au
    Vietnam” đăng trong tạp chí của Viện Pháp tại Sài gòn (Institut Français de
    Saigon) số 7-15,tháng 1 năm 1974,có đề cập đến giátrị ứng dụng của chất
    liệu sơn ta vàsự hình thành nghề sơn ở VN, đặc biệt từ năm 1940 với sự phát
    triển mạnh của sơn mài mỹnghệ tại TDM[119].
    Nhìn chung,tuy các bài viết, các bài nghiên cứu không hoàntoàn đề
    cập trực tiếp đến đềtài nghiên cứu hay chỉ đềcập đến khía cạnh tổng quát
    hoặc một phần của đềtài nhưng đólànhững tưliệu quý, cógiátrịkhoa học,
    gợi mởcho tác giảluận án nghiên cứu về đặc điểm, tiến trình hình thành nghề
    sơn và các giá trị nghệ thuậtsơn mài BDtrong bối cảnh sơn mài truyền thống
    VN.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu tổng quan về đồ sơn và nghệ thuật sơn mài VN, để thấy
    được tiến trình hình thành vàphát triển sơn mài BDtrênnền tảng của sơn mài
    truyền thống VN.
    Nghiên cứu nghệ thuật sơn mài BD, qua đó, khẳng định những thành
    tựu, giá trị nghệ thuật và đóng góp của các nghệ nhân, họa sĩ đối vớisự phát
    triển vượt bậc của nghề sơn mài, đặc biệt làloại hình sơn mài ứng dụng.
    Qua nghiên cứu chất liệu và nghệ thuật thể hiện sơn mài BD, tổng hợp
    và đúc kết các giá trị thẩm mỹđể làm cơ sở đưa ra các yếu tốhợp lý,cần thiết
    trong việc thểnghiệm và sử dụng chất liệuvà xây dựng tiêu chí các loại sản
    phẩ m sơn mài.
    Nghiên cứu thực trạng vàxu hướng phát triển của sơn mài ứng dụng
    BD. Từ đó, đềxuất giải pháp bảo tồn vàphát huy các giátrịnghệthuật của
    12
    nó, sựcần thiết xây dựng các chiến lược củng cố làng nghề,doanh nghiệp,
    hiệp hội sơn mài vànguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Luận án chọn loại hình sơn mài làm đối tượng nghiên cứu chính và tập
    trung vào chất liệu, kỹ thuật chế tácvà nghệ thuật thể hiện của sơn mài BD.
    Những thành tựu nghệ thuật và nét đẹp truyền thống mà sơn mài BD đã đạt
    được trong một thế kỷ qua, nhất làtừnhững nă m 1940 đến nay, ở mảng sơn
    mài ứng dụng.
    Phạm vi nghiên cứu
    Sơn mài là thể loại tạo hình bao trùm trong các lĩnh vực trang trí, ứng
    dụng và nghệ thuật, mang tính cộng đồng xã hội, tôn giáo . Trong luận án
    phạm vi nghiên cứu chủ yếu là quá trình hình thành và phát triển, những đặc
    trưng về chất liệu và nghệ thuật của sơn mài ứng dụng BD. Tác giả dành trọn
    chương hai để nghiên cứu về nghệ thuật sơn mài ứng dụng.
    Về thời gian,luận án tập trung tìm hiểusơn mài BD từ đầu Tk XX đến
    nay (2013), được nhìn theo từngthời điểmlịch sử để bảo đảm tính liên tục
    trong nghiên cứu quá trình phát triển có những đặc điểm và kế thừa riêng.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận án phân
    tích và nhận định các vấn đề trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    Luận án thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật nên phương
    pháp nghiên cứu nghệ thuật học có vai trò chủ đạo. Đặc biệt là sử dụng
    phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, mô phỏng các tác phẩm, sản phẩm
    thông qua việc tham khảo các bài viết, các nghiên cứu và trao đổi trực tiếp với
    các họa sĩ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu mỹ thuật trong nước và nước ngoài để
    khai thác nguồn tài liệu. Đề tài được thực hiện trên cơ sở khảo sát điền dã,
    13
    qua đó tổng hợp, đánh giá rút ra những giá trị cơ bản, những đặc trưng chất
    liệu và nghệ thuật thể hiện của sơn mài BD.
    Tác giả còn sử dụng phương pháp dựa trên thành tựu của các ngành
    khoa học có liên quan như phương pháp tiếp cận liên ngành (sử học, văn hóa
    học, xã hội học, dân tộc học, triết học, mỹ thuật học ) để nghiên cứu một
    cách tổng quát mối quan hệ biện chứng giữa chất liệu và nghệ thuật thể hiện,
    giữa sơn mài ứng dụng và sơn mài hội họa, nhằm giải quyếtcác vấn đề mỹ
    thuật ứng dụng nói chung và sơn mài BD nói riêng một cách căn bản theo quy
    luật phát triển của lịch sử, văn hóa, xã hội VN.
    6. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận án
    Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ
    thống lý luận tổng hợp về lịch sử hình thành nghề sơn và nghệ thuật sơn mài
    BD trong tiến trình phát triển của sơn mài truyền thống VN.
    Luận án đã chứng minh và lý giải: sự phong phú và đa dạng về chủng
    loại, thể loại và đề tài của sơn mài ứng dụng BD trong nền kinh tế thị trường
    là tích hợp của nhiều yếu tố mang giá trị truyền thống. Giá trị đó chính là bệ
    đỡ đảm bảo cho sơn mài BD phát triển theo hướng hiện đại với xu hướng
    thẩm mỹ-ứng dụng có tính nghệ thuật cao.
    Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định vị thế của sơn
    mài ứng dụng BD trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Sơn mài BD có
    những cái chung với các vùng khác, nhưng cũng có những đặc trưng của địa
    phương, góp phần vào kho tàng văn hóa dân tộc.
    Luận án bổ sung vào nguồn tư liệu tham khảo, nghiên cứu chung cho
    chuyên ngành và là nguồn tài liệu cho quá trình biên soạn giáo trình, bài
    giảng, chuyên đề về sơn mài.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu (10 trang), kết luậnvà kiến nghị(7 trang), tài liệu
    14
    tham khảo (10 trang), phụ lục (66 trang), phần nội dung chính của luận án
    được chia ra làm ba chương theo trình tự như sau:
    Chương I: Sơn mài Bình Dương trong bối cảnh sơn mài Việt Nam
    (40 trang).
    Chương II: Nghệ thuật sơn mài ứng dụng Bình Dương
    (44 trang).
    Chương III: Bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật sơn mài
    Bình Dương (43 trang).

    Chương 1
    SƠN MÀI BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH
    SƠN MÀI VIỆT NAM
    1. Giới thuyết khái niệm
    1.1.1. Chất liệu
    Sách Tự điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, cho biết quan niệm về chất
    liệu như sau:
    Chất liệu là vật chất, phương tiện chủ yếu mà người ta dùng để thể
    hiện một tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ: sơn dầu, lụa, sơn mài, màu
    nước, bột màu, chì, mực nho, giấy dó (trong hội họa); đất nung,
    th ạch cao, đồng, đá,gỗ (trong điêu khắc). Vật chất được đặt trong
    tác ph ẩm chính là chất liệu xây dựng nên tác phẩm đó [63, tr.40].
    David A. Lauer và Stephen Pentak thì cho rằng “có hai dạng chất liệu:
    chất liệu xúc giác và chất liệu thị giác” [116, tr.158]. Chất liệu xúc giác là tên
    gọi ám chỉ các dạng vật liệu nghệ sĩ sử dụng để thể hiện tác phẩm mà ta có
    thể tiếp xúc bề mặt của chúng trực tiếp. Còn chất liệu thị giác để chỉ các hình
    thức diễn tả chất của bề mặt vật thể bằng sáng tối, đậm nhạt trên mặt phẳng,
    không gian màta hoàn toàn có thể cảm nhận được bằng thị giác chứ không
    thể tiếp xúc trực tiếp bằng xúc giác. Như vậy, chất liệu vừa là một khái niệm
    cụ thể, vừa là một khái niệm trừu tượng. Cụ thể khi ta hiểu chất liệu là vật
    chất, là cái hữu hình, cái có thể sờ được,thấy được và trừu tượng khi chất liệu
    là cảm giác về chất, là cái vô hình, hay nói cách khác, là xúc cảm về chất liệu
    thông qua nghệ thuật thể hiện của người nghệ sĩ.
    Chất liệu tạo hình không những gây ấn tượng hấp dẫn người xem bởi
    tính vật lý của nó, màcòn tạo nên sự say mê lắng đọng trong lòng người xem
    bằng ngôn ngữ biểu cảm riêng của từng chất liệu. “Nếu hiểu chất (matière) là
    lớp biểu bì màu (épiderme coloré) của bức tranh thì nó phải được hiện ra
    trong hiệu quả điều hòa của hình và sắc. Kết cấu (texture), ở khía cạnh nào

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
    1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa-Thông
    tin, HN.
    2. Nguyễn Lương Tiểu Bạch(chủ biên) (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại,
    Nxb Mỹ thuật,HN.
    3. Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (2004, 2006, 2010), Tài liệu nghiên
    cứu Nghị quyết Đại hội IX, X, XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia,
    HN.
    4. Nguyễn Đỗ Bảo (2004), “Bàn về bản sắc dân tộc”, Tc. Mỹ thuậtsố 96.
    5. Nguyễn Chí Bền (2000), Văn hóa dân gian Việt Nam-những suy nghĩ,
    Nxb Văn hóa Dân tộc, HN.
    6. Trương DuyBích (1989), “Tranh khảm xà cừ và làng khảm Chuyên Mỹ”,
    Tc.VHDG, số 3, tr.23-24.
    7. Phan Xuân Biên(chủ biên) (2010), Địa chí Bình Dương, Nxb Chính trị
    Quốc gia, HN.
    8. Trần Lâm Biền (1997), “Mấy nhận xét về Mỹ thuật cổ”, Những vấn đề về
    Mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, HN.
    9. Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hóa Dân
    tộc, HN.
    10. Trần Lâm Biền(chủ biên) (2001), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống
    của người Việt, Nxb Văn hóa Dân tộc-Tc.VHNT, HN.
    11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Lược sử Mỹ thuật và Mỹ thuật học, Nxb
    Giáo dục, HN.
    12. Bộ Giáo dục và Đào tạo-Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa VN, Nguyễn
    Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa-Thông tin, HN.
    153
    13. Bộ Văn hóa-Thông tin (1995), Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng
    Cộng sản Việt Nam, Nxb Văn hóa-Thông tin, HN.
    14. Bộ Văn hóa-Thông tin (2003), Tuyển tập Mỹ thuật Việt Nam Thế kỷ XX,
    Nxb Văn hóa-Thông tin, HN.
    15. Nguyễn Văn Chung(chủ biên) (1986), Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, Nxb
    Văn hóa, HN.
    16. Trần Khánh Chương (2004), “Về tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc
    trong mỹ thuật Việt Nam-Mỹ thuật trong cơ chế thị trường”, Tc. Mỹ
    thuật,số 96, tr.29-30.
    17. Cục Thống kê Bình Dương (2004), Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương.
    18. Nguyễn Đức Cường(1986), “Về ngành nghề sơn mài và sơn quang dầu
    của ta”, Tc. VHDG, số 3, tr.44-48.
    19. Phạm Đức Cường (2001), Kỹ thuật Sơn mài, Nxb Văn hóa-Thông tin,
    HN.
    20. Phan Đại Doãn (2000), “Vấn đề kế thừa văn hoá truyền thống trước thế kỷ
    XXI”, Tc. VHNT, số 5 (191), tr.93-95.
    21. Trịnh Dũng (1983), “Mấy suy nghĩ về vấn đề truyền thống và cách tân
    trong hội họa”, Tc. Tổ Quốc, số 11, tr.31-34.
    22. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh Ngôn ngữ-Văn hóa tộc người ở Việt
    Nam và Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia, HN.
    23. Trần Bạch Đằng(chủ biên) (1991), Địa chí Sông Bé, Nxb Tổng hợp,
    Sông Bé.
    24. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
    tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
    25. Thái Kim Điền (2005), Sơn mài Bình Dương vận dụng kỹ thuật truyền
    thống trong sáng tác nghệ thuật, Luận văn Cao học Mỹ thuật, Thư
    viện Trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM.
    154
    26. Phạm Duy Đức (2006), Những thách thức của văn hóa VN trong quá
    trình hội nhập kinh tế, Nxb Văn hóa -Thông tin và Viện Văn hóa,
    HN.
    27. Trịnh Hoài Đức (1972), Gia Định thành thông chí, Bản dịch của Tu Trai
    Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa-Phủ Quốc Vụ khanh xuất bản.
    28. Lê Thanh Đức (1999), “Suy nghĩ cuối thế kỷ về văn hóa thị giác”,
    Tc. VHNT, số 6 (180), tr.51-53.
    29. Thái Hà (2002), “Khôi phục và phát triển ngành sơn mài mỹ nghệ dân tộc
    tỉnh Bình Dương và làng Tương Bình Hiệp”, Hội thảo mỹ thuật ứng
    dụng toàn quốc lần II, tháng 12.
    30. Trần Như Hải (2003), “Sơn và sơn mài trong di tích cổ Bình Dương”, Báo
    Văn nghệ Bình Dương, số tháng 7, tr.27-28.
    31. Nguyễn Quang Hải (2005), “Nét độc đáo của tranh sơn mài”, Tc. Mỹ
    thuật, số 126 (76), tr.21-22.
    32. Nguyễn Phi Hoanh (1984), Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb Tp.HCM,
    Tp.HCM.
    33. Nguyễn Phi Hoanh (1993), Văn minh nhân loại-Mỹ thuật và nghệ sĩ, Nxb
    Tp.HCM, Tp.HCM.
    34. Hội Mỹ thuật Việt Nam (1999), Nghệ sĩ Tạo hình V iệt Nam hiện đại, Nxb
    Mỹ thuật, HN.
    35. Hội Văn nghệ Dân gian (2002), Xóm nghề và nghề thủ công truyền thống
    Nam Bộ, Nxb Trẻ, Tp.HCM.
    36. Hội Văn học Nghệ thuật BD (1998), Mỹ thuật Bình Dương xưa và nay,
    Công trình nghiên cứuchào mừng kỷ niệm 300 năm TDM-BD.
    37. Lê Hiểu (1995), “Sơn mài cổ truyền qua bút pháp hiện đại”, Tc. Mỹ thuật
    Thời nay, số 67, tr.82-83.
    38. Khương Huân (1999), “Mỹ thuật công nghiệp-con người và thế giới văn
    hóa đồ vật”, Tc. VHNT, số 8 (182), tr.63-64.
    155
    39. Khương Huân (2000), “Ngược dòng truyền thống nhận dạng nghệ thuật
    tạo hình đương đại”, Tc. VHNT, số 12 (198), tr.76-78.
    40. Đào Hùng (1988), “Nghiên cứu mỹ thuật phương Đông trong khung cảnh
    của mỹ thuật thế giới”, Tc. Mỹ thuật, số 2 (33), tr.27-30.
    41. Nguyễn Lan Hương (2011), Làng nghề sơn quang Cát Đằng xưa và nay,
    Nxb Văn hóa-Thông tin và Viện Văn hóa, HN.
    42. Bùi Như Hương (2002), “Hội họa mới thập kỷ 90 và những đổi mới”, Tc.
    Mỹ thuật, số 58 (42), tr.32-36.
    43. Lê Thanh Hương (2007), “Đôi nét về nghệ thuật sơn mài Việt Nam”, Tc.
    Mỹ thuật, số 172 (4-2007), tr.12-14
    44. Lê Huyên (2003), Nghề sơn cổ truyền Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, HN.
    45. Nguyễn Văn Huyên (2005), Văn minh Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn, HN.
    46. Đỗ Huy (2005), Văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.
    47. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn
    hóa Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, HN.
    48. Vũ Ngọc Khánh (1990), Lược truyện thần tổcác ngành nghề, Nxb Khoa
    học Xã hội, HN.
    49. Trần Trọng Kim (2002), Việt Nam sử lược,tái bản, Nxb Văn hoá-Thông
    tin, HN.
    50. Nguyễn Duy Lẫm (1986), “Một số đặc trưng của mỹ thuật ứng dụng và
    mỹ thuật công nghiệp”, Tc. Nghiên cứu VHNT, số 1(66), tr.56-64.
    51. Trần Văn Liêm (2002), “Sơn mài Việt Nam: Lịch sử-Mỹ thuật-Kỹ thuật”,
    Tài liệu tham khảo và giảng dạychuyên khoa sơn mài, Thư viện
    Trường Mỹ thuật Bình Dương.
    52. Du Chi và Hoài Linh (1986), “Đồ sơn cổ truyền”, Tc. Mỹ thuật, số 3 (26),
    tr.29-33.
    53. Lê Hoài Linh (1987), lược thuật “Sơn mài Nhật Bản”, Tc. NCNT,số 1
    (72), tr.90-93.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...