Tiểu Luận Soạn thảo báo cáo đề xuất gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua ban hàng hoá quốc tế.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại đã trở thành nhu cầu của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Do đó, công tác nghiên cứu về khả năng tham gia của Việt Nam vào các điều ước quốc tế cũng như nghiên cứu để soạn thảo báo cáo đề xuất đàm phán kí kết, gia nhập Điều ước quốc tế luôn được quan tâm, chú trọng. Với yêu cầu soạn thảo 1 báo cáo đề xuất đàm phán, kí kết, gia nhập 1 ĐƯQT ở Việt Nam, nhóm chúng em đã lựa chọn soạn thảo báo cáo đề xuất gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua ban hàng hoá quốc tế.
    Ở Việt Nam, vấn đề “Đề xuất đàm phán, kí kết Điều ước quốc tế” được quy định cụ thể tại Mục 1, Chương II về kí kết Điều ước quốc tế của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005. Theo quy định của Luật này, đối với báo cáo đề xuất đàm phán, kí kết, gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cơ quan có trách nhiệm đề xuất báo cáo với Chính Phủ là Bộ Công Thương. Trước khi đề xuất với Chính phủ báo cáo về việc đàm phán, ký điều ước quốc tế, Bộ Công thương phải lấy ý kiến kiểm tra bằng văn bản của Bộ Ngoại giao; ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan (như: trung tâm trọng tài thương mại quốc tế, Ủy ban tư vấn về chính sách thương mại quốc tế .
    Việc đề xuất đàm phán, ký kết Điều ước quốc tế phải được cơ quan đề xuất lập thành tờ trình hoặc báo cáo đề xuất đàm phán, kí kết điều ước quốc tế. Theo quy định tại Điều 14 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế 2005, nội dung một báo cáo đề xuất đàm phán, ký kết điều ước quốc tế phải có những nội dung sau đây: 1. Sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đề xuất đàm phán, ký điều ước quốc tế; 2. Nội dung chính của điều ước quốc tế; 3. Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký, người đại diện ký, ngôn ngữ, hiệu lực, hình thức hiệu lực, thời hạn hiệu lực và việc áp dụng tạm thời điều ước quốc tế; 4. Các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 5. Đánh giá tác động chính trị, kinh tế - xã hội và những tác động khác; 6. Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này;7. Đánh giá sự phù hợp về nội dung của điều ước quốc tế đó với điều ước quốc tế về cùng một lĩnh vực mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 8. Đánh giá mức độ tương thích giữa quy định của điều ước quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam; 9. Kiến nghị bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên; 10. Kiến nghị về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế; 11. Những vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan đề xuất với các cơ quan, tổ chức hữu quan, giữa bên Việt Nam với bên ký kết nước ngoài và kiến nghị biện pháp xử lý.
    Ngoài ra, theo Điều 52 của Luật thì đối với việc gia nhập ĐƯQT nhiều bên thì còn phải có những tài liệu sau đây kèm theo: b) Bản sao điều ước quốc tế, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt; c) ý kiến kiểm tra của Bộ Ngoại giao, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan; d) Danh sách các thành viên của điều ước quốc tế, văn bản sửa đổi, bổ sung điều ước quốc tế, bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu, tuyên bố của các bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế, thủ tục pháp lý cần thiết và các thông tin khác liên quan đến việc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên; đ) Dự kiến kế hoạch tổ chức thực.
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...