Tài liệu Sổ tay thương mại điện tử dùng cho doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Mở đầu: Cuốn Sổ tay này dùng cho ai?
    Cấu trúc của Sổ tay
    Hình thức trình bày
    Nói thêm về cách đọc
    Phần I: Thương mại điện tử và các mô hình hoạt động thực tế
    Chương 1: Thương mại điện tử và những lợi ích của nó đối với
    doanh nghiệp
    Chương 2: Bán hàng trên Internet: mô hình và triển khai
    Chương 3: Thương mại điện tử theo mô hình B2B
    Chương 4: Đấu giá trực tuyến và cộng đồng ảo trên mạng
    Phần II: Lập kế hoạch kinh doanh TMĐT và các bước triển
    khai thực tế
    Chương 5: Lập kế hoạch kinh doanh TMĐT
    Chương 6: Triển khai marketing trong TMĐT
    Chương 7: Các hệ thống thanh toán và an ninh trong TMĐT
    Chương 8: Đầu tư cho TMĐT
    Chương 9: Các vấn đề pháp lý và an ninh trong TMĐT
    Giải thích thuật ngữ và khái niệm
    Danh mục câu hỏi và các mục nội dung theo từng chương
    2
    Mở đầu
    Cuốn Sổ Tay này dùng cho ai?
    Để thực hiện Báo cáo Thương mại điện tử năm 2005, Bộ Thương Mại đã tiến hành điều
    tra 504 doanh nghiệp về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng
    thương mại điện tử (TMĐT). Điều tra này được tiến hành tại các doanh nghiệp trên phạm
    vi toàn quốc, thuộc nhiều quy mô và loại hình doanh nghiệp khác nhau, qua đó phản ánh
    một bức tranh đại diện cho tình hình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Kết quả cuộc điều tra cho thấy:
    - Về kết nối Internet và đầu tư CNTT: 89% doanh nghiệp kết nối Internet, trong số
    đó có đến 80% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Internet băng thông rộng. Tuy nhiên
    tỷ trọng đầu tư cho CNTT của các doanh nghiệp còn tương đối thấp: 70% doanh
    nghiệp chỉ chi dưới 5% tổng chi phí hoạt động thường niên cho CNTT.
    - Về đào tạo nhân lực CNTT: 80% doanh nghiệp đã đào tạo CNTT cho đội ngũ nhân
    viên của mình. Trong số đó, 40% doanh nghiệp gửi nhân viên tham gia các khoá
    đào tạo ngắn hạn về CNTT, phần còn lại là đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp.
    - Xây dựng và quản lý website: 46,2% doanh nghiệp đã thiết lập website, nhưng
    trong đó hơn một nửa số doanh nghiệp chỉ cập nhật nội dung website một tháng
    một lần hoặc ít hơn.
    - Hiệu quả ứng dụng TMĐT: Trong số doanh nghiệp có website, có 32,8% bước đầu
    có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như hỏi hàng, gửi yêu cầu hoặc
    đặt hàng trực tuyến. Ngoài ra có đến 80% số doanh nghiệp chỉ đầu tư dưới 5% chi
    phí hoạt động cho triển khai TMĐT. Cũng vì vậy mà 70% doanh nghiệp cho rằng
    TMĐT đóng góp cho họ dưới 5% doanh thu năm. Bên cạnh đó, đa số doanh
    nghiệp đánh giá TMĐT đã có tác dụng “Xây dựng hình ảnh công ty” và “Mở rộng
    kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có”.
    Các số liệu điều tra trên đây phản ánh một thực tế: hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã có
    cơ sở hạ tầng để triển khai thương mại điện tử, cũng như họ đã quan tâm thích đáng đến
    lĩnh vực này, thông qua việc chủ động nâng cao trình độ CNTT cho nhân sự và đầu tư làm
    website cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn còn thiếu một kiến thức
    tổng quan về thương mại điện tử để đầu tư phù hợp, để triển khai đúng với nhu cầu và
    thực tế doanh nghiệp, cũng như duy trì và phát triển TMĐT thành chiến lược doanh
    nghiệp, qua đó thu được lợi ích trực tiếp và lâu dài.
    Có thể nói, hiện nay câu hỏi của nhiều doanh nghiệp không còn là “liệu tôi có cần ứng
    dụng TMĐT hay không?” mà là “ứng dụng TMĐT như thế nào?”. Thương mại điện tử là
    lĩnh vực rộng lớn như thương mại truyền thống. Vì vậy để ứng dụng TMĐT hiệu quả,
    doanh nghiệp cần hiểu rõ những kiến thức cơ bản và cụ thể về TMĐT như: TMĐT có
    những mô hình gì? cách thức triển khai nào? mô hình nào phù hợp với nhu cầu hiện tại và
    tương lai của doanh nghiệp? để triển khai mô hình đó thì cần làm gì? .
    Trong tình hình đó, cuốn Sổ tay này được xây dựng với mục đích giúp các nhà lãnh đạo,
    các nhà quản lý và các nhân viên triển khai TMĐT trong doanh nghiệp có một cái nhìn
    tổng quan về các mô hình hoạt động của TMĐT, hiểu rõ những lợi ích của từng mô hình
    3
    với doanh nghiệp, so sánh những lợi ích để đi đến quyết định đầu tư cũng như cách thức
    triển khai và phát triển một dự án TMĐT.
    Sổ tay sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và thiết thực về TMĐT, những ví dụ thực tế
    trên thế giới cũng như Việt Nam, các bước đầu tư và quản lý dự án TMĐT nhằm từng
    bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và thị trường
    thế giới.
    Khung nội dung chính của cuốn Sổ tay bao gồm:
    - Thương mại điện tử và các mô hình hoạt động: các lợi ích của thương mại điện tử,
    các mô hình cụ thể của thương mại điện tử.
    - Lập kế hoạch kinh doanh và triển khai TMĐT: cách thức lập kế hoạch kinh doanh
    và kế hoạch triển khai cho một dự án TMĐT. Các bước triển khai TMĐT từ đầu
    tư, marketing và thanh toán, cũng như các vấn đề an ninh của TMĐT.
    Cuốn Sổ tay này do vậy cũng sẽ cung cấp một khuôn khổ về kiến thức và một ngôn ngữ
    chung để các nhà đầu tư, các giám đốc doanh nghiệp và các nhà cung cấp giải pháp dịch
    vụ TMĐT làm việc với nhau dễ dàng và hiệu quả hơn.
    Nó cũng rất có ích cho những chuyên viên, nhân viên triển khai TMĐT trực tiếp tại các
    doanh nghiệp và các sinh viên quan tâm về TMĐT.
    Cấu trúc của Sổ tay.
    Để tiện theo dõi và tra cứu, cuốn Sổ tay này được chia thành các phần với các nội dung
    chính như sau:
    Phần I. Thương mại điện tử và các mô hình hoạt động thực tế
    Chương 1. Thương mại điện tử và những lợi ích của nó đối với doanh nghiệp
    - Thương mại điện tử là gì?
    - Vai trò của Thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
    - Tổng quan các mô hình TMĐT
    - Đánh giá cơ hội của doanh nghiệp tham gia vào TMĐT
    Chương 2. Bán hàng trên Internet: mô hình và triển khai
    - Bán hàng trên Internet là gì và lợi ích với doanh nghiệp
    - Các mô hình tạo doanh thu bán trên Internet
    - Bán hàng trên Internet ở Việt Nam
    - Doanh nghiệp triển khai kế hoạch bán hàng trên mạng
    - Marketing trên mạng
    Chương 3. Thương mại điện tử theo mô hình B2B
    - TMĐT theo mô hình B2B và lợi ích với doanh nghiệp
    - Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
    - Sàn giao dịch TMĐT B2B
    - Các bước chuẩn bị để tham gia thương mại điện tử B2B
    4
    Chương 4. Đấu giá trực tuyến và cộng đồng ảo trên mạng
    - Đấu giá trực tuyến là gì?
    - Một số hình thức kinh doanh của đấu giá trực tuyến
    - Đấu giá trực tuyến tại Việt Nam
    - Sự hình thành cộng đồng ảo trên mạng
    Phần II: Lập kế hoạch kinh doanh TMĐT và các bước triển khai thực tế
    Chương 5. Lập kế hoạch kinh doanh TMĐT
    - Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh cho dự án TMĐT và các nội dung
    chính của kế hoạch?
    - Các nội dung cụ thể của kế hoạch kinh doanh
    - Kế hoạch triển khai và những điểm lưu ý
    Chương 6. Triển khai marketing trong TMĐT
    - Marketing điện tử là gì? Khác biệt Marketing truyền thống thế nào ?
    - Chiến lược marketing điện tử
    - Xây dựng và quảng bá website hiệu quả
    Chương 7. Các hệ thống thanh toán và an ninh trong TMĐT
    - Các rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải khi tham gia TMĐT
    - Các biện pháp bảo đảm an toàn cho giao dịch và hệ thống TMĐT
    - Các phương thức thanh toán trực tuyến
    - Thẻ tín dụng trong thanh toán trực tuyến
    - Thanh toán điện tử B2B
    Chương 8. Đầu tư cho TMĐT
    - Đầu tư phần cứng cho TMĐT
    - Đầu tư phần mềm cho TMĐT
    Chương 9. Các vấn đề pháp lý và an ninh trong TMĐT
    Hình thức trình bày
    Hỏi / Đáp là cách thức trình bày chủ yếu dùng trong Sổ tay. Trong mỗi chương đều có giới
    thiệu và phân tích các tình huống ứng dụng hoặc gợi ý.
    Tại một số chỗ thích hợp, cuốn sách có các đoạn mang tính chất chỉ dẫn, dưới dạng các
    bảng đánh dấu việc cần làm hoặc các mẹo giúp cho việc triển khai một số việc. Trong
    trường hợp cần trình bày thêm hoặc nói rõ hơn về một số khái niệm hoặc chủ đề, các nội
    dung này sẽ được đưa vào các ô đóng khung đặt tại các trang tương ứng. Đầu mỗi chương
    đều có phần giới thiệu mục tiêu của chương, còn tại cuối mỗi chương có tóm tắt các nội
    dung đã trình bày.
    Các thuật ngữ chuyên môn về TMĐT trong tiếng Việt còn đang tiếp tục phát triển, vì vậy
    các thuật ngữ dùng trong Sổ tay này chỉ là một phương án, dựa theo một số tài liệu phổ
    biến hiện nay. Bổ khuyết cho điều này, Sổ tay có phần Giải nghĩa thuật ngữ và khái niệm,
    5
    trong đó chứa các giải thích kỹ hơn (có đối chiếu tiếng Anh) về các thuật ngữ và khái
    niệm TMĐT và ứng dụng được dùng.
    Nói thêm về cách đọc.
    Trong mỗi chương bạn nên đọc hết phần tình huống ứng dụng hoặc gợi ý, vì đó là các nội
    dung chính. Các nội dung để trong các ô đóng khung là nhằm giải thích thêm, hoặc giới
    thiệu các kiến thức bổ sung. Bạn có thể bỏ qua phần này nếu không thấy hứng thú, nhất là
    trong lần đọc đầu tiên.
    Giải thích thuật ngữ và khái niệm được xếp theo vần chữ cái tiếng Việt, cuối mỗi chương
    đều có liệt kê các thuật ngữ hoặc khái niệm được nhắc đến trong chương để tiện việc tra
    cứu tham chiếu.
    Cuối Sổ tay có một bảng liệt kê các câu hỏi và các mục nội dung xếp theo các Chương,
    kèm theo số trang. Bạn đọc có thể theo đó tìm đọc ngay vào vấn đề mình quan tâm.
    Cuốn Sổ tay nằm trong các hoạt động của chương trình Đề án 191 “Hỗ trợ doanh nghiệp
    ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển” do Viện Tin Học Doanh Nghiệp thuộc
    Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện. Cuốn sách này được sự hỗ trợ
    của VNCI (Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam) do USAID tài trợ nhằm thúc
    đẩy sự phát triển CNTT tại Việt Nam nói chung.
    Dù các tác giả đã cố gắng trong việc làm sách, nhưng chắc chắn vẫn không thể tránh được
    những chỗ còn thiếu sót hoặc chưa hoàn chỉnh. Với lòng biết ơn, chúng tôi mong được sự
    quan tâm góp ý của độc giả để có thể hoàn thiện cuốn Sổ tay này. Thư từ, nhận xét góp ý
    cho Sổ tay xin gửi về:
    Viện Tin Học Doanh Nghiệp
    Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam
    Tầng 4, toà nhà VCCI, số 9, Đào Duy Anh, Hà Nội, Việt Nam
    Tel: (04) 5771454
    Fax: (04) 5742022
    Email: <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="ddaeb2a9bca4a9b0b9a99db4a9bff3beb2b0f3abb3">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();

    6
    Phần I:
    Thương mại điện tử và các mô hình hoạt động
    Phần I gồm 4 chương giới thiệu về các lợi ích của doanh nghiệp khi ứng dụng TMĐT, tìm
    hiểu các kiến thức cơ bản về TMĐT và đi sâu vào các mô hình hoạt động thực tế của
    TMĐT.
    Chương I nhằm giúp cho doanh nghiệp thấy rõ vai trò, lợi ích của thương mại điện tử
    trong quá trình sản xuất, kinh doanh và thông qua đó cũng định hướng cho doanh nghiệp
    trong việc tiếp cận với phương thức kinh doanh còn mới mẻ này.
    Chương II xem xét mô hình Bán hàng trên Internet: sự hình thành, phát triển và các lợi
    ích của việc ứng dụng Internet vào hoạt động kinh doanh thông qua một số mô hình tạo
    doanh thu bán hàng phổ biến trên thế giới. Đồng thời Chương cũng phản ánh thực trạng,
    các thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận với loại hình Bán
    hàng trên Internet. Qua đó đưa ra các phương thức tiếp cận có hiệu quả cũng như chiến
    lược Marketing trên mạng nhằm góp phần thực hiện thành công kế hoạch bán hàng trên
    mạng của doanh nghiệp.
    Chương III giới thiệu mô hình TMĐT B2B (giữa các doanh nghiệp với nhau) và lợi ích
    của nó với doanh nghiệp. Các loại hình cụ thể của mô hình này như: trao đổi dữ liệu điện
    tử (EDI) và sàn giao dịch TMĐT B2B cũng được giới thiệu. Đồng thời Chương cũng
    hướng dẫn doanh nghiệp các bước chuẩn bị để tham gia TMĐT B2B.
    Chương IV giới thiệu mô hình đấu giá trực tuyến (thực hiện giữa các khách hàng với
    nhau) và cộng đồng ảo giữa các doanh nghiệp trên Internet.
    7
    CHƯƠNG I:
    THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ LỢI ÍCH CỦA NÓ
    ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
    · Giới thiệu về Thương mại điện tử, vai trò của nó với doanh nghiệp
    · Tổng quan các mô hình TMĐT
    · Đánh giá cơ hội của doanh nghiệp tham gia vào TMĐT
    I. Giới thiệu về Thương mại điện tử và vai trò với doanh nghiệp
    Chúng ta bắt đầu tìm hiểu Thương mại điện tử và lợi ích của nó thông qua hai ví dụ của
    các công ty Việt Nam như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...