Sách Sổ tay kỹ thuật phần vỏ tàu

Thảo luận trong 'Sách Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sổ tay kỹ thuật phần vỏ tàu[SIZE=2.5]Vào năm 2006, tôi có tháp tùng đoàn tham quan của cty SESCO ra “xem” nhà máy sửa chữa tàu biển Hyundai Vinasin (HVS). Thật may mắn vì đó là lần thứ ba tôi đến nhà máy này nên không còn lạ lẫm như các đồng nghiệp mới lần đầu đặt chân tới đây đã phải mất nhiều thời gian để đi vòng vòng nhìn ngó, tìm hiểu về sức chứa của các ụ nổi, ụ chìm, lịch sử phát triển, nhân lực, công nghệ, các loại tàu đang sửa chữa tại nhà máy hay thăm dò tiền lương trả cho kỹ sư. Ở thời điểm đó, nghe đâu họ trả có 1.500.000 VNĐ/tháng ?! Mức lương như thế thì quá trời í ẹ đi, chả trách Job Application của mấy ông làm ở đây xuất hiện khắp các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng trong miền nam.



    Tranh thủ tám cùng các “người quen” cũ từ hai lần trước đến liên hệ công tác (khảo sát để phục vụ thiết kế – một công việc làm ngoài để kiếm thêm thu nhập cải thiện cuộc sống vốn quá chật vật từ đồng lương ít ỏi mà SESCO trả cho), tôi bất ngờ may mắn được họ chép tặng cái file “Sổ tay kỹ thuật phần Vỏ tàu” và 2 tập quy trình công nghệ (bản cứng) sau khi nhìn thấy, mượn xem và có lời khen ngợi, trầm trồ trước tính chuyên nghiệp, thực tiễn và chi tiết mà nhờ đó tôi hình dung được các phần công việc mà họ đang làm.



    Nay tôi post cái file “Sổ tay kỹ thuật phần Vỏ tàu” lên đây để lưu trữ, chia sẻ và hy vọng sẽ kích động được các đồng nghiệp đang công tác tại HSV chia sẻ nhiều hơn các tài liệu về tàu thủy mà họ đang có.

    NỘI DUNG CHÍNH

    I NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI BẢN VẼ CẤU TRÚC TÀU

    1.1 MINH HOẠ ĐẶC TRƯNG

    1.1.1 Cách đọc bản vẽ

    1.1.2 Phương pháp minh hoạ

    1.2 MỘT SỐ KÝ HIỆU ÁP DỤNG TRÊN BẢN VẼ THI CÔNG

    1.3 ĐỘ DÀI MỐI HÀN ĐIỀN (FILLET JOINT)

    1.3.1 Mối hàn chữ T ngấu hoàn toàn hoặc từng phần

    1.3.2 Mối hàn điền không vát mép

    1.4 TIÊU CHUẨN CÁC LOẠI THÉP THÔNG DỤNG

    1.4.1 Mác thép

    1.4.2 Tính khối lượng thép

    1.4.3 Bảng phân loại thép tấm & thép hình

    1.4.4 Hình dạng các loại thép

    1.5 CÁC KÝ HIỆU CHO KẾT CẤU VÀ VÁT MÉP

    1.5.1 Hình thức biểu hiện

    1.5.2 Điều chỉnh mối ghép giữa hai đường hàn giáp mối vát ngược chiều nhau

    1.5.3 Đối với mối hàn ghép nghiêng

    1.5.4 Kết cấu ghép gãy khúc (knuckle joint)

    1.6 ĐƯỜNG LẮP GHÉP THIẾT KẾ (MOULD LINE)

    1.6.1 Định nghĩa

    1.6.2 Cách trình bày

    1.6.3 Đường ML áp dụng cho các vị trí nghiêng

    1.7 BIỂU THỊ SỐ ĐO KẾT CẤU

    1.7.1 Cách biểu thị

    1.7.2 Biểu thị số đo kết cấu

    1.8 NHỮNG ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BIỂU THỊ

    1.9 BIỂU THỊ PHẦN CUỐI CỦA CÁC KẾT CẤU

    1.10 CÁC KIỂU LIÊN KẾT GIỮA HAI KẾT CẤU THÉP HÌNH

    1.11 ĐẦU KẾT THÚC KIỂU SNIP-END CỦA THANH GIA CƯỜNG

    1.12 CHI TIẾT ĐẦU KẾT THÚC CỦA MÃ

    1.13 LẮP RÁP KẾT CẤU CHUYỂN TIẾP

    1.14 MỐI GHÉP CỦA KẾT CẤU MÃ

    1.15 LỖ KHOÉT SCALLOP

    1.16 LỖ THÔNG

    1.16.1 Phương pháp đánh dấu kích thước lỗ theo hình dạng

    1.16.2 Phương pháp đánh dấu vị trí

    1.16.3 Phương pháp đánh dấu cắt gọt

    1.17 LỖ THOÁT NƯỚC & LỖ THÔNG HƠI (D/H & A/H)

    1.17.1 Đánh dấu trên bản vẽ

    1.17.2 Các loại D/H & A/H

    1.17.3 Đối với các vị trí nghiêng

    1.18 ĐỘ CO RÚT CỦA VẬT LIỆU & CÁCH CHỪA LỀ (MARGIN)

    1.18.1 Đối với mối hàn giáp mối

    1.18.2 Đối với mối hàn chữ T

    1.19 ĐỘ VÁT XIÊN CHO PHÉP (TAPER)

    1.20 MÀI CẠNH (EDGE GRINDING)

    1.20.1 Đối với khoang, két, buồng,

    1.20.2 Đối với mép trên tôn mạn & miệng hầm hàng

    1.20.3 Áp dụng mài cạnh cho từng khu vực

    1.21 TIÊU CHUẨN TẠO ĐƯỜNG HÀN

    1.21.1 Phạm vi ứng dụng

    1.21.2 Phương pháp đánh dấu

    1.22 LỖ CHỐNG THẤM (WATER STOP HOLE)

    1.22.1 Mục đích

    1.22.2 Áp dụng

    1.23 THỬ KÍN BẰNG KHÔNG KHÍ (AIR TEST)

    1.23.1 Mục đích

    1.23.2 Áp dụng

    1.23.3 Phương pháp khoét lỗ chống thấm trước khi thử kín

    1.24 PHẦN BẢO LƯU KHÔNG HÀN (NOT WELDING RANGE)

    1.24.1 Mục đích

    1.24.2 Áp dụng

    1.25 LỖ KHOÉT & TẤM ỐP (SLOT & COLLAR PLATE)

    1.25.1 Phạm vi

    1.25.2 Phương pháp đánh dấu

    II CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN TRONG VIỆC KHẮC PHỤC LỖI

    2.1 PHẠM VI

    2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH DẤU

    2.3 GHI CHÚ

    III PHỤ LỤC


     
Đang tải...