Tiểu Luận So sánh vốn xã hội và vốn kinh tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt

    Hướng đến một phương án hội nhập các ý niệm về thể chế và văn

    hoá vào khung phân tích kinh tế chính thống, bài này sẽ lược duyệt,

    và đánh giá vài lý thuyết gần đây có vẻ có ích cho mục đích đó. Cụ

    thể là ý niệm "vốn xã hội", manh nha từ Pierre Bourdieu, nhưng trở

    thành phổ thông sau các đóng góp của James Coleman, Robert

    Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto, và nhiều tác giả khác.

    Trong hành trình tìm kiếm một "chìa khoá vàng" để giải thích

    hiện tượng tăng trưởng và phát triển kinh tế, với hi vọng chắc chiết

    "liều thuốc mầu" cho các quốc gia cần mở mang, giới kinh tế học đã

    đưa ra nhiều lý thuyết, đại loại có thể chia làm hai dòng chính.

    Dòng thứ nhất là kinh tế học tân cổ điển, trong đó số lượng vốn vật

    chất và trình độ công nghệ là quan yếu. Dòng thứ hai gồm các lý

    thuyết về thể chế, trong đó lịch sử, xã hội, và văn hoá -- nói chung

    là những đặc tính thể chế theo nghĩa rộng -- là trung tâm.

    Tiếc thay, đến nay thì cả hai dòng tư tưởng này đều không làm

    mọi người thỏa mãn. Về dòng kinh tế học tân cổ điển thì những mô

    hình tăng trưởng vào các thập niên 60, 70, dần lộ ra tính siêu thực

    của chúng, đã không còn sức thuyết phục. Còn dòng kinh tế học

    thể chế thì, tuy có làm sáng một số vấn đề căn bản, đã tỏ ra không

    mấy kiến hiệu trong nhiệm vụ đưa ra những hướng dẫn cụ thể về

    chính sách, vĩ mô lẫn vi mô, đối nội cũng như đối ngoại.

    Trong bối cảnh ấy, một sự kiện trong vài năm gần đây thu hút

    nhiều chú ý. Ðó là, một số nhà kinh tế học, xã hội học và chính trị

    học, chưa bao giờ dính líu đến tiếp cận thể chế, đã có nhiều ý kiến

    mới, một số khảo sát thực tiển về vai trò của xã hội trong sinh hoạt

    kinh tế. Ở châu Á thì có tranh luận về "giá trị châu Á", ở phương

    Tây (nhất là ở Mỹ) thì có những luận đề của Robert Putnam,

    Francis Fukuyama về sự suy giảm "cộng đồng tính". Ở châu Mỹ La

    Tinh thì có Hernando de Soto với những ý kiến về vai trò thể chế

    trong sự thành công của chủ nghĩa tư bản. Và xa hơn môt khoảng,

    nhưng vẫn còn hơi hướng của dòng tư tưởng này, là các lý thuyết

    của Fukuyama về "tận điểm của lịch sử", của Huntington về sự

    "đụng độ giữa các nền văn minh".

    Nhìn chung, có thể nói rằng động cơ chính của tiếp cận này là

    một sự quan tâm nhiều hơn đến vai trò của cái tạm gọi là "văn hoá"

    trong tiến trình phát triển và tăng trưởng kinh tế, kể cả chiều ngược

    của tiến trình này, tức là sự suy thoái của những nền kinh tế tiên

    tiến. Chữ "văn hóa" được dùng trong ngoặc kép vì nó không hết ý

    trong ngữ cảnh, nhất là khi định nghĩa của nó chưa thống nhất, còn

    nhiều mảng xám mù mờ. Song, cứ tạm hiểu rằng nó liên hệ đến thể

    chế, tức là cái thiếu sót trong kinh tế học tân cổ điển.

    Trong các suy nghĩ mới này, "vốn xã hội" là một ý niệm nổi bật.

    Với chữ "vốn", cụm từ ấy làm liên tưởng đến kinh tế, và qua chữ

    "xã hội", nó hàm ý những giá trị mà các nhà kinh tế "chính thống"

    dù thừa nhận là quan trọng, đã chưa có cách đưa vào phân tích

    định lượng. Như vậy, nếu "vốn xã hội" là có thực, thì vai trò của nó

    trong tiến trình phát triển là hiển nhiên và cần thiết Bởi lẽ, nếu là

    một loại vốn, như những loại vốn khác, thì sự tích lũy vốn xã hội là

    tối cần để phát triển. Làm sao để tích lũy (hoặc, lắm khi bức xúc

    hơn, làm sao để không bị tiêu hao) là một câu hỏi không thể tránh.

    Nhìn sâu hơn, nếu ta có thể chọn lựa giữa những sách lược phát

    triển khác nhau về (a) tốc độ tích lũy vốn xã hội, hoặc (b) mức độ bổ

    túc hoặc đánh đổi giữa các loại vốn (nhất là vốn con người và vốn

    xã hội), thì sự lựa chọn ấy phải theo tiêu chí nào để có một sách

    lược phát triển bền vững và thích hợp cho quốc gia ?

    Sự kiện cụm từ này đã được chính những học giả thường được

    xem là bảo thủ (Coleman, Fukuyama, De Soto) đưa vào thảo luận,

    qua những tác phẩm dễ hiểu, ít thuật ngữ, đã gây ấn tượng khá lớn

    trong không khí trí thức gần đây ở phương Tây, nhất là Hoa Kỳ.

    Trong một hội thảo do Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) tổ chức năm

    1999, Francis Fukuyama đã khẳng định "xây dựng vốn xã hội là

    nhiệm vụ của cải cách kinh tế (ở các nước kế hoạch tập trung cũ)

    thế hệ thứ hai (second generation economic reforms)".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...