Luận Văn So sánh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong Công ước Viên và luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: So sánh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong Công ước Viên và luật Việt Nam

    LỜI MỞ ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VÈ HỢP ĐÒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ .4


    1.1. Khái niệm hợp đồng, họp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4


    1.1.1. Khái niệm hợp đồng .4


    1.1.2. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa .4


    1.1.3. Khái quát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 6


    1.1.3.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam 6


    1.1.3.2. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế qua các văn bản pháp luật quốc tế 9


    1.2. Nguyên tắc giao kết hợp đồng và hình thức giao kết hợp đồng 10


    1.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng 10


    1.2.2. Hình thức giao kết hợp đồng 11


    1.3. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 12


    1.3.1. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước .12


    1.3.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .13


    1.4. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .15


    1.4.1. Pháp luật quốc gia .16


    1.4.2. Điều ước quốc tế 17


    1.4.3. Tập quán thương mại 19


    CHƯƠNG 2 SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CISG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 21


    2.1. Hiệu lực hợp đồng 21


    2.1.1. Hiệu lực hợp đồng theo luật Việt Nam .21


    2.1.2. Hiệu lực hợp đồng trong CISG .26


    2.2. Giao kết hợp đồng 27


    2.2.1. Giao kết hợp đồng theo luật Việt Nam .27


    2.2.1.1. Đề nghị giao kết .27


    2.2.1.2. Chấp nhận đề nghị 29


    2.2.2. Giao kết hợp đồng theo CISG 30


    2.2.2.1. Đề nghị giao kết .30

    2.2.2.2. Chấp nhận giao kết .32


    2.3. Hình thức hợp đồng .34


    2.3.1. Hình thức hợp đồng theo luật Việt Nam .34


    2.3.2. Hình thức hợp đồng theo CISG 35


    2.4. Quyền và nghĩa vụ các bên 36


    2.4.1. Quyền và nghĩa vụ các bên theo luật Việt Nam 36


    2.4.1.1. Nghĩa vụ cơ bản của bên bán 36


    2.4.1.2. Nghĩa vụ cơ bản bên mua .43


    2.4.2. Quyền và nghĩa vụ các bên theo CISG 45


    2.4.2.1. Nghĩa vụ của người bán 45


    2.4.2.2. Nghĩa vụ của người mua .48


    2.5. Trách nhiệm do vi phạm 49


    2.5.1. Trách nhiệm do vi phạm theo luật Việt Nam 50


    2.5.1.1. Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 50 2.5.1.2 Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa .52


    2.5.1.3. Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 56


    2.5.2. Trách nhiệm do vi phạm theo CISG .57


    2.5.2.1. Chế tài hủy hợp đồng 57


    2.5.2.2. Buộc thực hiện đúng hợp đồng .58


    2.5.2.3. Chế tài bồi thường thiệt hại .59


    2.5.2.4. Các trường hợp miễn trách .59


    CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐÈ XUẤT TỪ VIỆC SO SÁNH LUẬT VIỆT NAM VÀ CISG VÀ VẤN ĐỀ GIA NHẬP CISG .61


    3.1. Những đề xuất sửa đổi, bổ sung luật Việt Nam 61


    3.1.1. Bổ sung khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hoàn thiện hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vào luật Việt Nam 61


    3.1.1.1. Bổ sung khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .61


    3.1.1.2. Hoàn thiện hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 63


    3.1.2. Hoàn thiện các vấn đề về giao kết hợp đồng .64


    3.1.2.1. Đề nghị giao kết .64


    3.1.2.2. Chấp nhận giao kết 66


    3.1.3. Hoàn thiện quy định về thời hạn khiếu nại, thời hạn trả lời chấp nhận giao kết trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 69


    3.1.3.1. Hoàn thiện về thời hạn khiếu nại 69


    3.1.3.2. Hoàn thiện về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết .70


    3.1.4. Trách nhiệm do vi phạm .72


    3.2. Vấn đề gia nhập CISG của Việt Nam 74

    3.2.1. Lợi ích của Việt Nam khi gia nhập CISG .74


    3.2.1.1. Đối với hệ thống pháp luật 74


    3.2.1.2. Đối với doanh nghiệp .76


    3.2.2. Những điểm bất cập của CISG mà Việt Nam cần lưu ý 77


    KẾT LUẬN .79


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài


    Lịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau và đặc biệt là trước những biến động to lớn của thế giới. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay đang phát triển nhanh chóng với trình độ ngày càng cao đã thúc đẩy quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những cơ hội phát triển trong đó, những ưu thế về vốn, công nghệ thị trường thuộc về các nước phát triển buộc các nước chậm phát triển và đang phát triển phải đối đầu với những thách thức to lớn. Trong quan hệ quốc tế, xu hướng hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành những đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Các nước đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi tăng trưởng kinh tế, có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia đồng thời tham gia vào quá trình hợp tác, liên kết khu vực và thế giới trong mọi lĩnh vực.


    Tự do hóa thương mại là xu thế tất yếu và ngày càng có tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ký kết, thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam có được sự chủ động trong việc ký kết và thực hiện các loại hợp đồng thương mại quốc tế hay không còn phụ thuộc vào sự hiểu biết, nắm bắt các quy định của pháp luật thương mại quốc tế cũng như các tập quán thương mại quốc tế của từng doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, sự hiểu biết luật pháp quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.


    Để hòa chung với nhịp độ phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang thực hiện các chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rông quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới ở nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, trước yêu cầu đổi mới phát triển kinh tế từ cơ chế tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần tiếp cận, đẩy mạnh nghiên cứu và vận dụng pháp luật quốc tế nhằm tạo cơ sở cho các hoạt động đối nội và đối ngoại, thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa các thương nhân Việt Nam với các chủ thể thương mại quốc tế.


    Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế luôn luôn “nóng”. Ngoài ra người viết nhận thấy, trong đời sống kinh tế quốc tế ngày nay, hoạt động mua bán hàng hóa và những vấn đền liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa là điều mà các chủ thể tham gia vào thương mại quốc tế đang tìm hiểu và gặp nhiều bâng khuâng do chưa tìm thấy cơ chế ổn định để áp dụng. Người viết nhận thấy, chế định cơ bản của thương mại quốc tế phổ biến nhất hiện nay là Công ước Viên 1980 (CISG) quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tính ổn định và được nhiều quốc gia áp dụng, kể cả quốc gia không là thành viên của công ước trong đó có Việt Nam áp dụng. Công ước Viên 1980 sẽ được người viết giới thiệu ở phàn sau. Hiện nay Việt Nam chưa là thành viên của Công ước trong khi giao dịch thương mại quốc té đang ngày càng trở thành một phàn hết sức quang trọng trong nền kinh tế nước ta.


    Tuy nhiên, pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn có những quy định về hoạt động mua bán hàng hóa được áp dụng chủ yếu trong nước. Người viết xét thấy giữa luật Việt Nam và Công ước viên có những điển tương đồng và những điểm cần bổ sung cho nhau về hoạt động mua bán hàng hóa nên người viết chọn đề tài “So sánh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong Công ước Viên và luật Việt Nam” với mục đích hòan thiện luật Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam chưa là thành viên công ước.


    Qua đề tài, người viết mong muốn pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa của Việt Nam trở nên hòan thiện hơn nhằm giảm bớt khó khăn cho các chủ thể Việt Nam khi tham gia vào thương mại quốc tế. Tuy vậy, theo nhiều quan điểm của các chuyên gia Việt Nam cần khẩn trương gia nhập công ước vì: gia nhập sẽ giúp hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng và pháp luật mua bán hàng hóa nói chung của Việt Nam, giúp thống nhất pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới và tạo điều kiện để việc giải quyết tranh chấp nếu có từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thuận lợi hơn.


    2. Phạm vỉ nghiên cứu


    Khi nghiên cứu về đề tài này, mục đích của tác giả là muốn hiểu sâu hơn về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ pháp luật Việt Nam và CISG. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có đặc điểm như thế nào; luật Việt Nam và CISG quy định ra sao về hiệu lực họp đồng, các phương thức giao kết, hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Qua đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cùng vấn đề gia nhập CISG của Việt Nam.


    3. Phương pháp nghiên cứu


    Trong đề tài người viết chủ yếu so sánh điểm giống và khác nhau của các quy định về hiệu lực hợp đồng, giao kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên do vi phạm, trách nhiệm do vi phạm trong công ước và luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Luật Việt Nam với phạm vi áp dụng giới hạn ở quốc gia sẽ có những điểm chưa phù hợp trong điều chỉnh một họp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong khi CISG lại được soạn thảo phù hợp cho một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Với sự so sánh các quy định của luật Việt Nam và CISG, người viết đưa ra những điểm mà luật Việt Nam cần sửa đổi và bổ sung để phù hợp với thương mại quốc tế. Từ đó, người viết đề xuất hoàn thiện luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế lẫn trong nước. Ngoài ra, người viết còn nêu những nhận định của mình trong việc gia nhập Công ước Viên 1980 của Việt Nam.


    4. Bố cục đề tài


    Người viết chia đề tài làm ba chương.


    Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.


    Chương này chủ yếu nêu lên những khái niệm cơ bản về hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguồn luật điều chỉnh.


    Chương 2: So sánh quy định của pháp luật Việt Nam và CISG về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


    Chương này chủ yếu so sánh về hiệu lục hợp đồng, giao kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên do vi phạm, trách nhiệm do vi phạm theo quy định của Công ước Viên 1980 và luật Việt Nam.


    Chương 3: Những đề xuất từ việc so sánh luật Việt Nam và CISG và vấn đề gia nhập CISG.


    Chương này tác giả đề xuất ý kiến cá nhân để bổ sung làm hoàn thiện hơn pháp luật mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam.


    Tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để có cơ hội hoàn thiện đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...