Tiến Sĩ So sánh văn xuôi tự sự của Lỗ Tấn và Nam Cao

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: So sánh văn xuôi tự sự của Lỗ Tấn và Nam Cao
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Mở đầu .1
    Chương 1: SÁNG TÁC CỦA LỖ TẤN VÀ NAM CAO TRONG BỐI CẢNH NỀN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM 6
    1.1. Khái quát tình hình văn học hiện đại Trung Quốc từ năm 1919 đến 1949 và văn học hiện đại Việt Nam từ 1900 đến 1945 .6
    1.1.1. Bối cảnh chung .6
    1.1.2. Văn học hiện đại Trung Quốc từ 1919 -1949 .13
    1.1.3. Văn học hiện đại Việt Nam từ 1900 - 1945 18
    1.2. Khái quát về sự nghiệp sáng tác văn học của Lỗ Tấn và Nam Cao 21
    1.2.1.Sự nghiệp sáng tác văn học của Lỗ Tấn 22
    1.2.2.Sự nghiệp sáng tác văn học của Nam Cao 25
    1.2.3.Vị trí của Lỗ Tấn và Nam Cao trong nền văn học hiện đại Trung Quốc và Việt Nam .28
    Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CỦA VĂN XUÔI TỰ SỰ LỖ TẤN VÀ NAM CAO 36
    2.1.Tư tưởng Lỗ Tấn và Nam Cao trong văn xuôi tự sự viết về người trí thức 36
    2.1.1. Sự thức tỉnh tinh thần dân tộc trong văn xuôi tự sự của Lỗ Tấn viết về đề tài trí thức 36
    2.1.1.1. Phê phán loại nhân vật trí thức bất tài, bất lực, nhu nhược, đớn hèn 37
    2.1.1.2. Vấn đề cải tạo người trí thức .41
    2.1.2. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trong sáng tác của Nam Cao viết về người trí thức .47
    2.1.2.1. Bi kịch “sống mòn” .47
    2.1.2.2. Phát huy “đến tận độ” khả năng tiềm tàng của mỗi con người 50
    2.1.2.3. Triết lý về đời, về kiếp .52
    2.2. Vấn đề xã hội và con người trong văn xuôi tự sự viết về người nông dân của Lỗ Tấn và Nam Cao .56
    2.2.1. Vấn đề xã hội và con người trong văn xuôi tự sự viết về người nông dân của Lỗ Tấn 57
    2.2.1.1. Môi trường sống và vấn đề “quốc dân tính” của người Trung Quốc .57
    2.2.1.2. Những điểm hạn chế của tính cách người nông dân Trung Quốc .60
    2.2.2. Vấn đề xã hội và con người trong sáng tác về người nông dân của Nam Cao .63
    2.2.2.1. Môi trường sống phi nhân tính và vấn đề tha hóa, lưu manh hóa của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .63
    2.2.2.2. Những mặt trái của tính cách người nông dân Việt Nam 67
    Chương 3: HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA VĂN XUÔI TỰ SỰ LỖ TẤN VÀ NAM CAO 74
    3.1. Cốt truyện và kết cấu của văn xuôi tự sự Lỗ Tấn và Nam Cao .72
    3.1.1. Cốt truyện và kết cấu của văn xuôi tự sự Lỗ Tấn .74
    3.1.2. Cốt truyện và kết cấu của văn xuôi tự sự Nam Cao .84
    3.2. Thủ pháp miêu tả nhân vật của Lỗ Tấn và Nam Cao 92
    3.2.1. Lỗ Tấn với thủ pháp bạch miêu .92
    3.2.2. Nam Cao với thủ pháp đặc tả chân dung những nhân vật dị dạng 97
    3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi tự sự Lỗ Tấn và Nam Cao .98
    3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi tự sự Lỗ Tấn .99
    3.3.1.1. Ngôn ngữ trần thuật đại chúng hóa, có đặc sắc riêng .99
    3.3.1.2. Sự cắt giảm ngôn ngữ đối thoại .104
    3.3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm mang tính chất cá tính hóa 107
    3.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật của văn xuôi tự sự Nam Cao 109
    3.3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật có tính chất phức điệu .110
    3.3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại tâm lý hóa 117
    3.3.2.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm mang tính chất đối thoại nội tại 120
    Kết luận 127
    Danh mục các công trình khoa học đã công bố liên quan đến nội dung luận án .130
    Thư mục tham khảo 131
    Phụ lục 137


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Trong nền văn học Trung Quốc, Lỗ Tấn là nhà tư tưởng của cách mạng, nhà văn nghệ mở đầu cho cả một thời đại, là nhà khoa học lịch sử thực sự cầu thị, nhà giáo dục gương mẫu, là người quốc tế chủ nghĩa thiết tha mong nhân loại được giải phóng. Thành tựu mọi mặt đều có thể khiến Lỗ Tấn trở nên bất hủ và dường như những thành tựu của ông kết hợp một cách hài hòa với nhau, kết tinh thành một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Không nghi ngờ gì nữa, ảnh hưởng của ông ngày càng rộng, càng sâu.
    Trong văn học thế giới, đạt được một địa vị vinh quang như Lỗ Tấn quả không nhiều. Lỗ Tấn được coi là người đặt nền móng cho nền văn học mới, là người tiên phong, mở đường trong việc hiện đại hóa nền văn học Trung Quốc. Với hai tập truyện ngắn Gào thétBàng hoàng, Lỗ Tấn đã xác lập cho mình một vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại. “Không có Gào thét, Bàng hoàng của Lỗ Tấn, thì sẽ không có bước vững chắc nhất trong giai đoạn thứ nhất trên hành trình hiện đại hóa tiểu thuyết Trung Quốc, tiểu thuyết Lỗ Tấn có ý nghĩa vạch thời đại trên lịch sử văn học Trung Quốc đã được thể hiện ở đó”[90 ;117].
    Lỗ Tấn có một vị trí quan trọng trong nền văn học thế giới. Trong thập niên 20 của thế kỷ XX, những tiểu thuyết của Trung Quốc được người nước ngoài dịch ra hầu hết là tác phấm của Lỗ Tấn. Hiện nay, hầu như các nước trên thế giới đều đã dịch AQ chính truyện. Tác phẩm của Lỗ Tấn đã được dịch sang hơn 12 thứ tiếng trên thế giới như: Nga, Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Triều Tiên, A- rập, Thái Lan . Ở Việt Nam, năm 1944, tác phẩm Lỗ Tấn đã đựợc GS. Đặng Thai Mai dịch và giới thiệu đến bạn đọc qua tập tiểu luận Lỗ Tấn, thân thế văn nghệ do nhà xuất bản Thời đại ấn hành. Từ đó đến nay, nghiên cứu về Lỗ Tấn đã đạt được những thành tựu lớn với nhiều chuyên luận như: Lỗ Tấn, thân thế văn nghệ (Đặng Thai Mai, Nxb Thời đại năm 1944), Lỗ Tấn chủ tướng của cách mạng văn hoá Trung Quốc (Lê Xuân Vũ, Nxb 1958), Lỗ Tấn nhà lý luận văn học (Phương Lựu, Nxb Đại học và THCN, 1977) Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu cũng chọn Lỗ Tấn làm đề tài tốt nghiệp tiến sỹ, thạc sỹ của mình, tiêu biểu là các luận án tiến sỹ Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn (Lê Huy Tiêu, 1988), Nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn (Trần Lê Hoa Tranh, 2006), Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua hai tập truyện ngắn “Gào thét” và “Bàng hoàng” (Nguyễn Thị Mai Chanh, 2008). Cùng với các chuyên luận, luận án tiến sỹ là các bài viết đăng trên các tạp chí uy tín cũng như nhiều luận văn thạc sỹ trong các trường đại học có khoa Ngữ văn hoặc khoa Ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc. Điều này chứng tỏ Lỗ Tấn có một sức hút lớn đối với độc giả Việt Nam.
    1.2. Nam Cao là một nhà văn hiện thực có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, đặc biệt là trong trào lưu văn học hiện thực phê phán. “Tác phẩm của Nam Cao phần lớn ra đời trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai, đánh dấu bước phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán trong một thời kỳ tưởng chừng như bế tắc”[58; 471]. Sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, đúng như một nhà nghiên cứu nhận xét "càng thử thách lại càng ngời sáng". Thời gian càng lùi xa, tác phẩm của Nam Cao cùng tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp của nghệ thuật điêu luyện, độc đáo càng chứng minh được sức mạnh nghệ thuật to lớn của nó.
    Gần nửa thế kỷ qua, con người và tác phẩm của Nam Cao đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình, cùng với một khối lượng độc giả tương đối lớn. Có thể nói, Nam Cao là một trong số những nhà văn lớn của thế kỷ XX được nghiên cứu nhiều nhất và đạt thành tựu rực rỡ nhất tại Việt Nam với hơn 200 công trình nghiên cứu lớn nhỏ.
    1.3. Như vậy, Lỗ Tấn và Nam Cao là những nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Trung Quốc và Việt Nam. Tìm hiểu văn xuôi tự sự Trung Quốc và Việt Nam, không thể không nghiên cứu sáng tác của hai cây bút bậc thầy này. Sáng tác của Lỗ Tấn và Nam Cao, từ đề tài, chủ đề, tư tưởng đến hình thức nghệ thuật, có những nét tương đồng, và tất nhiên cũng có nhiều điểm khác biệt cơ bản, tạo nên phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Lựa chọn đề tài So sánh văn xuôi tự sự của Lỗ Tấn và Nam Cao, chúng tôi mong muốn được góp phần tìm hiểu sâu hơn giá trị tư tưởng, nghệ thuật sáng tác của mỗi nhà văn, qua đó, nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn những cống hiến vẻ vang của họ đối với tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc. Chúng tôi hy vọng, qua việc khám phá những nét tương đồng và những sác thái khác nhau của văn xuôi Lỗ Tấn và Nam Cao, có thể đưa Nam Cao đến gần hơn với đọc giả Trung Quốc cũng như giúp độc giả Việt Nam có có thể biết thêm nhiều hơn nữa về nhà văn bậc thầy Lỗ Tấn của Trung Quốc. Đây cũng là việc làm thiết thực để chúng tôi có thể giảng dạy tốt hơn văn học Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc.
    1. Lịch sử vấn đề
    Vấn đề nghiên cứu Lỗ Tấn và Nam Cao đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam nghiên cứu tương đối hệ thống qua hàng trăm, hàng ngàn công trình có uy tín. Tuy nhiên, theo tài liệu mà chúng tôi có được, việc so sánh Lỗ Tấn và Nam Cao chỉ xuất hiện qua một vài bài báo có tính chất đơn lẻ hoặc một vài luận văn tốt nghiệp đại học, thạc sỹ ở Việt Nam. Ở Trung Quốc chưa có công trình nghiên cứu so sánh nào về hai nhà văn này. Có thể kể ra đây công trình của Phạm Tú Châu với bài viết Đôi điều so sánh giữa Chí Phèo và AQ đăng trên Tạp chí văn học số 1 năm 1992. Trong bài viết này, nhà nghiên cứu đã chỉ ra một vài điểm tương đồng và khác biệt ở hai nhân vật bất hủ của hai nền văn học. Qua việc phân tích hai nhân vật AQ và Chí Phèo, Phạm Tú Châu đi đến nhận định: “Lỗ Tấn và Nam Cao cùng cho thấy hành động phản kháng của cả hai nhân vật đều chưa được ánh sáng của trí tuệ, của lý tính soi rọi, chỉ là những cơn cảm tính bốc hoả lên đầu, những xung động thần kinh, cho nên không nhằm một mục đích nào lớn hơn là miếng ăn, rượu uống hàng ngày cho riêng mình”[18; 46]. Nhà nghiên cứu cũng lí giải về sự xuất hiện của hai nhân vật này là mang tính tất yếu: “Trong một xã hội nào cũng vậy, hễ có AQ ắt có Chí Phèo và ngược lại. Hai tính cách tưởng như đối lập này lại thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau khiến cho bức tranh về xã hội nông thôn sản xuất nhỏ và thành thị nông thôn cũng dạng như thế thêm sinh động, phong phú”[18; 47]. Bài nghiên cứu nhìn chung đã chỉ ra được những nét cơ bản nhất về hai nhân vật bất hủ AQ và Chí Phèo. Chúng tôi sẽ trở lại bài viết này trong quá trình triển khai luận án. Trong chuyên luận Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Trần Đăng Suyền viết: “Vẫn còn tồn tại ý kiến cho rằng Chí Phèo được viết dưới ảnh hưởng của A.Q.chính truyện. Song, trong thực tế, khi Nam Cao viết Chí Phèo (1941) thì thiên truyện vừa nổi tiếng của Lỗ Tấn chưa được dịch ra tiếng Việt. Và Nam Cao, theo sự làm chứng của Tô Hoài – người bạn thân thiết, gần gũi của ông – còn chưa biết tới tác phẩm đó. Nhưng sự gần gũi giống nhau về loại hình của hai tác phẩm được nảy sinh từ những hoàn cảnh lịch sử xã hội giống nhau, từ những xung đột cuộc sống có phần tương tự như nhau là không thể nghi ngờ. Trong những tác phẩm viết về nông dân,Chí Phèo là một hiện tượng nổi bật, kết tinh tư tưởng và tài năng nghệ thuật của Nam cao, xứng đáng là một kiệt tác trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam”[83,153-154]. Luận văn thạc sỹ của Trần Lê Hoa Tranh với đề tài Tìm hiểu những điểm tương đồng và dị biệt về mặt thi pháp nhân vật phụ nữ trong truyện Lỗ Tấn và Nam Cao (Đại học KHXH và Nhân văn Tp Hồ Chí Minh năm 1998) là một công trình nghiên cứu dày dặn nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc so sánh thi pháp nhân vật phụ nữ. Nhìn chung, giới nghiên cứu Việt Nam thừa nhận truyện ngắn của Lỗ Tấn và Nam Cao có sự tương đồng rất lớn nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống. Đó chính là không gian của Luận án của chúng tôi.
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Bản luận án của chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
    - Nêu những nét khái quát về bối cảnh của nền văn học hiện đại Trung Quốc và Việt Nam để làm rõ cơ sở xuất hiện các nhà văn Lỗ Tấn (Trung Quốc) và Nam Cao (Việt Nam); chỉ ra sự tương đồng và cả sự khác biệt về vị trí, tầm vóc của từng nhà văn đối với nền văn học hiện đại của mỗi dân tộc.
    - Trên cơ sở phân tích các sáng tác cụ thể, luận án tập trung vào việc chỉ ra các điểm giống và khác nhau trong sáng tác của Lỗ Tấn và Nam Cao về phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật; đồng thời, lý giải vì sao lại có sự giống nhau và khác nhau như vậy.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Do mục tiêu của luận án, ở công trình này, chúng tôi chỉ tập trung vào việc so sánh sáng tác của Lỗ Tấn và Nam Cao qua truyện ngắn và truyện vừa. Cụ thể là, qua các tập Gào thét, Bàng hoàng của Lỗ Tấn với tổng cộng 25 truyện và toàn bộ truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
    Ngoài ra, để có được cái nhìn toàn diện về sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn và Nam Cao cũng như thấy rõ được tính đa dạng, phong phú của các trào lưu văn học hiện thực Trung Quốc và Việt Nam, luận án cũng tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm cùng thời của những nhà văn Trung Quốc và Việt Nam khác.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được hiệu quả cao trong triển khai đề tài, luận án của chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu sau đây:
    - Phương pháp so sánh lịch sử - loại hình: Đây là phương pháp sử dụng nhiều nhất và phù hợp nhất trong việc so sánh Lỗ Tấn và Nam Cao. Vận dụng phương pháp nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đặt sáng tác của hai nhà văn trong bối cảnh lịch sử xã hội hai nhà văn sinh sống, vào sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong tiến trình văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam. Từ đó giúp người viết có thể tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong sáng tác của hai nhà văn này.
    - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được dùng để phân tích các dẫn chứng, từ đó, tổng hợp, khái quát thành các luận điểm, luận cứ. Việc so sánh sáng tác của Lỗ Tấn và Nam Cao được nghiên cứu trên nhiều phương diện, từ nội dung đến hình thức. Vì vậy, cần đi sâu phân tích từng phương diện đó, đồng thời, cũng cần phải có sự tổng hợp khái quát hóa để có nhận xét tổng quát về nó, để chỉ ra những vấn đề tương đồng và dị biệt về mặt thi pháp sáng tác của hai nhà văn.
    - Phương pháp hệ thống: Sáng tác của Lỗ Tấn và Nam Cao, được nhìn nhận như những hệ thống, được cấu trúc bởi nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, so sánh sáng tác của hai nhà văn này không thể không vận dụng phương pháp hệ thống. Những vấn đề cụ thể trong sang tác của hai nhà văn này được triển khai trong luận án vì vậy luôn được đặt trong mối quan hệ hệ thống.
    6. Đóng góp mới của luận án
    Luận án chính là công trình đầu tiên đặt ra vấn đề so sánh một cách hệ thống về sáng tác của hai nhà văn: Lỗ Tấn và Nam Cao. Trên cơ sở bối cảnh của hai nền văn học hiện đại Trung Quốc và Việt Nam, thông qua việc phân tích các sáng tác cụ thể của hai nhà văn, bản luận án đã chỉ ra, đồng thời có những kiến giải về sự giống và khác nhau ở các phương diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của hai nhà văn.
    Luận án cũng góp phần làm phong phú thêm lịch sử nghiên cứu Lỗ Tấn và Nam Cao, đặc biệt ở lĩnh vực văn học so sánh, có ý nghĩa quan trọng đối với việc giao lưu văn học, văn hóa giữa hai quốc gia. Qua đó, luận án cũng góp phần thiết thực vào việc tìm hiểu nền văn học hiện đại của Trung Quốc và Việt Nam, vun đắp và củng cố tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
    7. Cấu trúc của Luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, Luận án của chúng tôi gồm 3 chương:
    Chương 1: Sáng tác của Lỗ Tấn và Nam Cao trong bối cảnh nền văn học hiện đại Trung Quốc và Việt Nam
    Chương 2: Nội dung tư tưởng của văn xuôi tự sự Lỗ Tấn và Nam Cao
    Chương 3: Hình thức nghệ thuật của văn xuôi tự sự Lỗ Tấn và Nam Cao


    THƯ MỤC THAM KHẢO
    I. Tài liệu tiếng Việt
    1. Trần Áng, Lỗ Tấn và tạp văn của ông, Tạp chí điện ảnh, số 36 năm 1988.
    2. Lê Hải Anh, Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác Nam Cao trước cách mạng tháng 8, ĐHSP Hà Nội, 2006
    3. Vũ Tuấn Anh, Phong cách truyện ngắn Nam Cao, Báo quân đội nhân dân thứ bảy, số 76, 1991. 12.
    4. Lại Nguyên Ân, Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, 1984.
    5. Lại Nguyên Ân, Phan Khôi viết và dịch Lỗ Tấn, Nxb Hội nhà văn, H, 2007.
    6. Văn Ba, Đọc Chuyện cũ viết lại, Tạp chí Văn học, số 1 năm 1961.
    7. Trần Lê Bảo, Lỗ Tấn và khát vọng con đường, Tạp chí Văn học, số 10 năm 2001.
    8. Trần Lê Bảo, Những người khốn khổ trong tác phẩm của Victo Huygo và Lỗ Tấn, Tạp chí Văn học, số 6 năm 2002.
    9. Nam Cao, Nam Cao tác phẩm, tập II, Nxb Văn học, 1997.
    10. Nam Cao,Tuyển tập Nam Cao, tập 1, Nxb Văn học, 1999.
    11. Nam Cao,Tuyển tập Nam Cao, tập 2, Nxb Văn học, 1999.
    12. Nam Cao, Sống mòn, Nxb Hội Nhà văn, 2005.
    13. Nam Cao, Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn, Nxb Văn học, 2005.
    14. Lê Nguyên Cẩn, Thế giới nhân vật dị dạng trong truyện ngắn Lỗ Tấn, Tạp chí Văn học, số 10 năm 2001.
    15. Lê Nguyên Cẩn, Những nét độc đáo trong “Thuốc” của Lỗ Tấn, Nghiên cứu Văn học, số 11 năm 2008.
    16. Nguyễn Thị Mai Chanh, Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn “Cây trường minh đăng” và “Thị chúng” của Lỗ Tấn, Nghiên cứu Văn học, số 3 năm 2007.
    17. Nguyễn Thị Mai Chanh, Nghệ thuật tự sự của Lỗ Tấn qua “Gào thét” và “Bàng hoàng”, LATS Ngữ văn, 2008.
    18. Phạm Tú Châu, Đôi điều so sánh giữa Chí Phèo và AQ, Tạp chí Văn học, số 1 năm 1992.
    19. Phạm Tú Châu, Nhà văn Quách Mạt Nhược và Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 1 năm 1993.
    20. Nguyễn Minh Châu, Nam Cao, Văn nghệ, số 29, 1987.
    21. Giản Chi, Lỗ Tấn tuyển tập, Nxb Tổng hợp Hậu Giang, 1987.
    22. Trương Chính - Đức Siêu, Nửa đêm, Hà Nội, Nxb Hội nhà văn, 1958.
    23. Trương Chính (dịch), Chuyện cũ viết lại, Hà Nội, Nxb Văn hóa, 1960.
    24. Trương Chính (dịch), Bàng hoàng, Hà Nội, Nxb Văn hóa, 1961.
    25. Trương Chính (dịch), Gào thét, Hà Nội, Nxb Văn hóa, 1961.
    26. Trương Chính, Bùi Văn Ba, Lương Duy Thứ, Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc, Hà Nội, Nxb Giáo dục, 1962.
    27. Trương Chính (dịch), Lỗ Tấn, Tạp văn tuyển tập, Hà Nội, Nxb Văn học, 1963.
    28. Trương Chính (dịch), Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn, Hà Nội, Nxb Văn học, 1971.
    29. Trương Chính, Bùi Văn Ba, Lương Duy Thứ, Lịch sử văn học Trung Quốc, Hà Nội, Nxb Giáo dục, 1971.
    30. Trương Chính, Chú AQ và cách mạng Trung Quốc, Tạp chí Văn học, số 4 năm 1979.
    31. Trương Chính, Lỗ Tấn trong cuộc cách mạng Trung Quốc, Tạp chí Văn học, số 2 năm 1981.
    32. Trương Chính (dịch), AQ chính truyện, Hà Nội, Nxb Văn học, 1982.
    33. Trương Chính (dịch), Tạp văn Lỗ Tấn, Hà Nội, Nxb Giáo dục, 1998.
    34. Trương Chính (dịch), Tập truyện ngắn Lỗ Tấn, Hà Nội, Nxb Văn học, 2000.
    35. Trương Chính (dịch), Tuyển tập Lỗ Tấn, T.p Hồ Chí Minh, Nxb Văn nghệ, 2000.
    36. Trương Chính (dịch), Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn, Hà Nội, Nxb Văn hóa thông tin, 2001.
    37. Trương Chính (dịch), Tạp văn Lỗ Tấn, Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin, 2003.
    38. Trần Xuân Đề, Lịch sử văn học Trung Quốc, Hà Nội, Nxb Giáo dục, 2002.
    39. Phan Cự Đệ, Nam Cao, in trong Văn học Việt Nam 1930-1945, Nxb Giáo dục, H, 1961.
    40. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập I và II, Nxb Đại học và THCN, H, 1975.
    41. Anh Đức, Lỗ Tấn – bậc thầy truyện ngắn, Kiến thức ngày nay, số 70 năm 1991.
    42. Hà Minh Đức, Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc, Nxb Văn hoá, H, 1964.
    43. Hà Minh Đức, Nam Cao - đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, H, 1997.
    44. Hà Văn Đức, Nam Cao, in trong: Văn học Việt Nam 1930-1945, Tập 1, Nxb ĐH và THCN, H, 1988.
    45. Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, tập II , Hệ ý thức tư sản và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, H. 1975.
    46. Lê Bá Hán (ch.b), Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, H, Nxb Giáo dục, 2003.
    47. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 2004.
    48. Lê Thị Đức Hạnh, Chất hài trong truyện ngắn Nam Cao, Tạp chí Tác phẩm mới, số 3, 1993.
    49. Hồ Sĩ Hiệp, Lỗ Tấn làm thơ, Tạp chí Văn học, số 4 năm 1988.
    50. Hồ Sĩ Hiệp, Lỗ Tấn khởi đầu văn học từ Nhật Bản, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3 năm 2006.
    51. Trần Văn Hiếu, Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, LATS Ngữ văn, 1999.
    52. Đỗ Đức Hiểu: Hai không gian trong "Sống mòn", in trong Nam Cao - tác gia tác phẩm, Nxb. Giáo dục, 1998.
    53. Tô Hoài, Người và tác phẩm Nam Cao, Văn nghệ, số 145, 1956.
     
Đang tải...