Luận Văn So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Với lịch sử hơn 4000 năm văn hiến, Việt Nam đã có một kho tàng thơ ca phong phú và đa dạng. Thơ ca như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Người ta yêu thơ, biến thơ thành những câu nói ví von, thành ca dao, dân ca hay thậm chí rút ra thành thành ngữ, hò, vè, .

    Tuy nhiên, để biến một bài thơ thành một bài hát là điều không dễ, ngoài việc các nhạc sĩ thay đổi về thanh điệu cho hài hòa để phổ chúng thành nhạc thì bản thân bài thơ cũng phải độc đáo và có âm điệu dễ hát. Cho đến nay đã có nhiều bài thơ được phổ nhạc nói về tình yêu như: Cô hàng xóm của Nguyễn Bính, Màu tím hoa Sim của Hữu Loan, Hai sắc hoa Ti-gon của TTKh, Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn,

    Cũng là một dạng thơ được biến thành bài hát, nhưng thơ Trần Đăng Khoa mang một sắc thái hoàn toàn khác, những bài thơ của ông được đa số trẻ con yêu mến mà tiêu biểu nhất là bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ thành nhạc:

    “Hạt gạo làng ta

    Có vị phù sa

    Của sông Kinh Thầy

    Có hương sen thơm

    Của hồ nước đầy



    Giọt mồ hôi sa

    Những trưa tháng Sáu

    Nước như ai nấu

    Chết cả cá cờ”



    (Hạt Gạo Làng Ta)

    Vì sao thơ Trần Đăng Khoa lại được đa số các trẻ nhỏ yêu mến như vậy? Bởi những tác phẩm thơ của ông rất gần gũi với tâm lí trẻ thơ, vần điệu ngắn gọn dễ nhớ, giàu ý nghĩa và hình ảnh đầy sức sống.

    Trần Đăng Khoa là người đã tạo cho mình một phong cách thơ không lầm lẫn với bất kì nhà thơ nào, ông sáng tác còn rất sớm: khi mới lên tám tuổi! So với các trẻ con khác, nếu sáng tác trong độ tuổi này thì sẽ không tránh khỏi sự vụng về, non nớt trong suy nghĩ nhưng đối với Trần Đăng Khoa, ông đã đạt được sự chín chắn trong tư duy, độc đáo trong việc thể hiện suy nghĩ, sử dụng các biện pháp tu từ điêu luyện và có sự trau chuốt trong cách chọn lọc từ ngữ.

    Đến với thơ Trần Đăng Khoa, người đọc có cảm giác như được trở về với tuổi thơ. Hình ảnh thơ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nên đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hầu hết các bài thơ đều là những bức tranh tái hiện lại cuộc sống ở làng quê. Từ những âm thanh trong cuộc sống đến “những năm bom đạn” trong chiến tranh, được thể hiện trong thơ một cách đầy đủ và rõ nét.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...