Tiểu Luận So sánh tổ chức, thẩm quyền của toà án Việt Nam với toà trọng tài của CHLB Nga trong việc giảI quyết

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    SO SÁNH TỔ CHỨC, THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM VỚI TÒA TRỌNG TÀI CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG NGA TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ


    1.1. Giới thiệu đề tài.


    Tranh chấp kinh tế là một dạng của tranh chấp dân sự, tiêu chuẩn để phân biệt tranh chấp kinh tế hay tranh chấp dân sự phải là mục đích của các chủ thể tham gia. Nếu các bên tham gia quan hệ kinh tế nhằm mục đích kinh doanh thì tranh chấp xảy ra trong quan hệ kinh tế đó là tranh chấp kinh tế.
    Vụ án kinh tế xẩy ra giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với các cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật phát sinh từ các hoạt động kinh doanh và các hoạt động kinh tế khác của họ.
    Hiện nay nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện đó, khi mà lợi ích kinh tế trở thành mục tiêu và động lực của hoạt động kinh doanh thì khối lượng tranh chấp xảy ra trong kinh doanh sẽ rất lớn bởi vì: Nước ta chưa có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và phù hợp của nền kinh tế thị trường. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều tiêu cực trong hoạt động kinh doanh.


    Sự yếu kém về nghiệp vụ kinh doanh, về kiến thức pháp luật ở một bộ phận không nhỏ các nhà doanh nghiệp cũng là môi trường thuận lợi làm cho những hành vi kinh doanh không lành mạnh ra đời và phát triển. Những vụ lừa đảo, làm hàng giả, những hợp đồng đầy sơ hở mà các phương tiện thông tin đại chúng nêu ra gần đây đã chứng minh rõ ràng cho điều đó.
    Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh đúng đắn, tuân theo các qui định của pháp luật đòi hỏi phải có một trình tự tố tụng riêng biệt. ở nước ta để giải quyết các tranh chấp này có toà kinh tế và toà trọng tài kinh tế, nhưng hiệu quả giải quyết và mức độ tin cậy của toà trọng tài là chưa cao nên trong phạm vi đề tài này chỉ xem xét đến toà kinh tế.


    Tranh chấp kinh tế không chỉ xảy ra giữa các chủ thể trong nước với nhau. Mà ngày nay thế giới đang có xu hướng hội nhập, các nước tham gia liên doanh liên kết, hợp tác với nhau về tất cả các lĩnh vực trong đó chủ yếu là lĩnh vực kinh tế, do đó những bất đồng, tranh chấp xảy ra các bên là không là không thể tránh khỏi. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh sự sai sót, sơ hở trong hợp tác liên doanh, liên kết thì người tham gia kinh doanh không những phảI hiểu rõ pháp luật nước mình mà còn phải hiểu biết luật nước mà mình tham gia hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy mà đề tài này nghiên cứu về vấn đề: “ So sánh tổ chức, thẩm quyền của toà án Việt Nam với toà trọng tài của CHLB Nga trong việc giảI quyết các tranh chấp kinh tế ”.

    1.2 Mục đích yêu cầu của đề tài.



    Ở nước ta tuy đã bước vào nền kinh tế thị trường nó thực sự chưa phát triển. Vì nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường chưa lâu nên toà kinh tế còn đang non trẻ, ít gặp phải những tranh chấp kinh tế phức tạp. Một thực ở nước ta nói chung và ở các hệ thống toà kinh tế nói riêng còn tồn tại một số vấn đề như: vẫn tồn tại những tư tưởng quan liêu, việc giải quyết các vấn đề tranh chấp nhiều khi chưa được công bằng, chưa được công minh, do trình độ nghiệp vụcòn có hạn chế nên số vụ án giải quyết sai, chồng chéo vẫn còn xẩy ra.


    Nga là một nước có nền kinh tế thị trường tương đối phát triển , các quan hệ kinh tế đa dạng và phúc tạp. Vì vậy để giải quyết được các tranh chấp xẩy ra thì đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật kinh tế chặt chẽ và rộng lớn, tình tự tố tụng riêng biệt và trình độ nghiệp vụ của các tài phán, thẩm phán cao, làm việc có hiệu quả.
    Vì vậy so sánh tổ chúc, thẩm quyền giữa hai nước trong việc giải quyết các vụ án kinh tế là cần thiết, từ đó để thấy được các điểm mạnh, điểm yếu của mỗi bên và có các điều chỉnh thích hợp.


    MỤC LỤC
    PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1. Giới thiệu đề tài 1
    1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 2


    PHẦN II- NỘI DUNG 3
    I- Toà án kinh tế Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế 3
    1. Về cơ cấu tổ chức toà án kinh tế 3
    2. Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế 5
    2.1. Thẩm quyền theo vụ việc 6
    2.2. Thẩm quyền của các cấp toà án 7
    2.3. Thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ 7
    2.4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn 7
    3. Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 8
    3.1. Thủ tục sơ thẩm 8
    3.2. Thủ tục phúc thẩm 12
    3.3. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 16
    II- Toà trọng tài ở Cộng hoà Liên bang Nga 18
    1. Tổ chức, cơ cấu và thẩm quyền của toà trọng tài 19
    2. Hoạt động của toà trọng tài 22
    3. Giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài của trọng tài kinh tế 24
    III- Nhận xét chung về hai cơ quan tài phán này ở Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Nga 26
    PHẦN III- KẾT LUẬN 29

    Danh mục các tài liệu tham khảo
     
Đang tải...