Thạc Sĩ So sánh sự sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa lai nhập nội tại trạm khảo nghiệ

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần thứ nhất
    Đặt vấn đề

    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Cây lúa(Oryza sativa) là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất thế giới. Sản phẩm lúa là nguồn lương thực chủ yếu hiện nay trong bữa ăn hàng ngày của hàng tỉ người dân Châu á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, Khu vục Trung đông . Mức tiêu thụ nhiều nhất là ở các nước châu á, Châu Phi với lượng là 180-200 kg/ người/ năm.
    Theo thống kê của FAO hiện nay dân số thế giới đạt hơn 6 tỉ người, trong đó có khoảng 2 tỉ người trong tình trạng thiếu dinh dưỡng, 26 triệu người đang thiếu ăn thường xuyên , vào năm 2025 sẽ đạt đạt 8 tỉ người. chính vì thế mà trên thế giới việc sản xuất lương thực nói chung cũng như việc sản xuất lúa gạo nói riêng đang đặt ra những yêu cầu rất cao, vừa đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân, vừa thích ứng với tình trạng diện tích đất nông nghiệp ngày càng khan hiếm. Đồng thời sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhằm cải thiện đời sống cho người nghèo, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người làm nông nghiệp thì cần phải tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp. Để tạo ra những đột phá mới đó biện pháp hàng đầu là nghiên cứu chọn tạo các giống mới phù hợp với thực tiễn sản xuất.
    Đi theo hướng này, năm 1966 các nhà khoa học ở IRRI đã nghiên cứu lai tạo các giống lúa thấp cây , có năng suất cao, sử dụng có hiệu quả phân bón và nướcđể thay thế các giống lúa truyền thống trước đây. Tuy nhiên các giống lúa hiện nay đã có chiều hướng “kịch trần” về năng suất. Trước tình hình đó các nhà khoa học của các nước nghiên cứu tìm cách khai thác ưu thế lai của cây lúa. Kết quả nghiên cứu xác định này lúa lai có năng suất, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận hơn hẳn lúa thường, đã mở ra hướng đi mới để nâng cao sản lượng lương thực trên toàn thế giới.
    Mục đích của công tác lúa lai là chọn tạo ra các giống có năng suất cao chất lượng tốt có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận. Tuy nhiên công tác chọn tạo lúa lai trong nước còn gặp nhiều khó khăn do đầu tư cho nghiên cứu lúa lai còn hạn chế, đội ngũ ghiên cứu con thiếu và yếu. Vì vậy hàng năm chúng ta vẫn còn phụ thuộc nhiều vào lượng giống nhập khẩu từ nước ngoài.
    Để chủ động về sản xuất và giảm giá thành hạt lai tiến tới tự chủ vè hạt giống, trong những năm gần đây nước ta đã tiến hành nhập nội một số nguồn vật liệu bố mẹ từ Trung Quốc, viện lúa quốc tế, ấn độ, Nhật Bản. Đồng thời qua nghiên cứu các nhà khoa học chọn tạo một số giống lúa lai tiến hành nhập nội nguồn vật liệu bố mẹ.
    Hiện nay nguồn giống trong bộ giống lúa lai Việt Nam phần lớn đều là các giống nhập nội. Tuy nhiên không phải tổ hợp nào cũng tốt, cũng đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng giống hoặc có chất lượng nhưng không thích ứng trong điều kiện các vùng sinh thái của Việt Nam. Do vậy để đảm bảo chất lượng giống từ đó chọn ra những tổ hợp lai tốt nhất đưa vào sản xuất đại trà cần đánh giá các tổ hợp lai qua công tác khảo nghiệm trước khi đua ra sản xuất đại trà và sản xuất thử, là cơ sở để tiến tới công nhận giống.
    Xuất phát từ mục đích trên chúng tôi tiến hành thí nghiệm khảo nghiệm “So sánh sự sinh trơưởng phát triển và năng suất của một số giống lúa lai nhập nội tại trạm khảo nghiệm giống cây trồng Văn Lâm – Hương Yên, vụ xuân 2006’’.
    II. Mục đích, yêu cầu
    II.1. Mục đích
    - Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển, năng suất của các giống lúa lai khảo nghiệm làm cơ sở để công nhận giống.
    - Hoàn thiện quy trình sản xuất các giống lúa lai nhập nội trong thí . nghiệm.
    II.2. Yêu cầu
    - Đánh giá sự sinh trưởng phát triển của các giống lúa lai khảo nghiệm.
    - Đánh giá mức độ sâu bệnh hại của các giống lúa lai trong thí nghiệm.
    - Đánh giá năng suất của các giống lúa lai trong thí nghiệm.
    III. ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    III.1 ý nghĩa khoa học của đề tài
    Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh với các giống tốt.Thực hiện đề tài này giúp ta chọn những giống lúa có tính trạng tốt phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện canh tác, kỹ thuật của nước ta.
    Chọn giống lúa có năng suất, sản lượng cao và chống chịu sâu bệnh tốt. Từ đó tiến hành sản xuất thử và sản xuất đại trà.
    III.2. ý nghĩa thực tiễn của đề tài Qua quá trình thực hiện thí nghiệm chúng tôi đã đánh giá so sánh được sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các tổ hợp lúa lai với nhau và so với giống đối chứng nên đã xác định được những giống có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng thích ứng rộng, tiếp tục khảo nghiệm 2-3 vụ và tiến tới cộng nhận giống. Bổ sung vào cơ cấu giống lúa trong vùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...