Tiểu Luận So sánh sự khác nhau giữa tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tiểu luận:
    “So sánh sự khác nhau giữa tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo và tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng con người.”

    Nho giáo, Phật giáo và tư tưởng Hồ Chí Minh thì vấn đề con người được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, đúng bản chất của nó hơn cả.
    Các tư tưởng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải phóng con người. Mỗi tư tưởng có một phong cách riêng, xong đều toát lên tình yêu thương con người và coi con người làm vấn đề quan tâm hàng đầu, làm trung tâm cho mỗi tư tưởng. Họ đều có những khát khao về giải phóng con người thoát khỏi sự đau khổ, nhục nhằn hướng tới những cuộc sống tươi đẹp đầy sức sống.

    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]Học thuyết Nho giáo của Khổng Tử
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] Nho giáo của Khổng Tử được du nhập vào Việt Nam tư thời Bắc thuộc và ảnh hưởng của nó vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Cùng với Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo của Không tử đã tác động, chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
    Khổng tử tên là Khâu, tự là Trọng ni, sinh năm 551 TCN tại huyện Khúc Phụ, nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Ông sinh ra và lớn lên ở thời Xuân Thu - thời kỳ rối ren, loạn lạc trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Vì thế, Khổng giáo ra đời nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhằm đạt đến mục đích "trị quốc, bình thiên hạ". Những tư tưởng sâu sắc của Khổng tử về thế giới, về xã hội, về con người, đặc biệt là học thuyết "Chính Danh" và đạo đức đã đưa ông lên tầm cao của một nhà triết học thông thái, nhà chính trị tài ba và nhà giáo dục nổi tiếng.
    Mục đích chủ yếu của Khổng giáo là tu kỷ (đạo đức, luân lý) và nhân trị (chính trị). Trong lĩnh vực đạo đức, "nhân" được Khổng tử coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và quan hệ giữa người với người từ gia đình đến xã hội. Như vậy, "nhân" có ý nghĩa sâu sắc, bao quát mọi mặt của đời sống con người, lúc trừu tượng khái quát, khi thì cụ thể sinh động, tùy hoàn cảnh mà biểu hiện ra một cách khách quan.
    Theo Khổng tử, đạt được "đức nhân" không phải là dễ. Người đạt được "đức nhân" ở bậc cao nhất là thánh nhân, điều này ở trên đời khó có thể thấy được; người đạt được "đức nhân" ở bậc thứ là quân tử, ở đời này có thể thấy được. Người quân tử , theo đạo Khổng là con người hoàn thiện mang tính lý tưởng hội đủ cả ba yếu tố: Nhân, trí, dũng.
    Là một nhà chính trị, Khổng tử phản đối việc nhà cầm quyền dùng luật pháp, hình phạt để cai trị dân. Ông cho rằng, muốn cho xã hội ổn định và phát triển thì phải thực hiện "chính danh, định phận", tức là làm mọi việc cho ngay thẳng, người nào có địa vị, bổn phận chính đáng của người ấy cứ thế mà làm, trên dưới, vua tôi, cha con, chồng vợ trật tự được phân minh.
    Là một nhà giáo dục, Khổng tử cho rằng tri thức không phải ngẫu nhiên mà có, nó chỉ có được khi người ta chịu khó học tập, tu dưỡng. Mục đích của học, theo Khổng tử không chỉ để biết đạo, mà điều quan trọng là để làm quan, tham gia chính sự quốc gia.
    Tóm lại, trong học thuyết Nho giáo của Khổng tử, các khái niệm "chính danh, định phận", "nhân, lễ, trí, dũng" có nội dung rất phong phú và luôn thâm nhập, tác động, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói, học thuyết của Khổng tử cũng có những hạn chế nhất định, song những điều hay của nó vẫn được áp dụng cho đến ngày nay.
    Tư tưởng Phật Giáo
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...