Chuyên Đề So sánh sự khác biệt giữa báo cáo tài chính của doanh nghiệp với báo cáo tài chính của công ty chứng

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài: So sánh sự khác biệt giữa báo cáo tài chính của doanh nghiệp với báo cáo tài chính của công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại.
    Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong các thời kỳ nhất định; đồng thời được giải trình, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra các quyết định phù hợp.
    Hệ thống báo cáo tài chính nước ta bao gồm:

    • Bảng cân đối kế toán
    • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
    • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
    • Bản thuyết minh các báo cáo tài chính
    • Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định.
    Kết cấu của bảng được chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn, được trình bày dưới dạng một phía (bảng cân đối báo cáo) hoặc hai phía (Bảng cân đối kế toán). Mỗi phần được bố trí các cột “mã số” để ghi mã số của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, cột “số đầu năm”, “số cuối kỳ” để ghi giá trị từng tài khoản tài sản, nguồn vốn tại các thời điểm đầu năm và cuối kỳ báo cáo. Cả hai phần tài sản và nguồn vốn đều bao gồm hệ thống các chỉ tiêu tài chính phát sinh, phản ánh từng nội dung tài sản và nguồn vốn.
    Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng mục, khoản theo một trình tự logic, khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý và phân tích tài chính doanh nghiệp.
    Sự khác nhau trong Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chủ yếu là do sự khác nhau trong Bảng cân đối kế toán.

    1. Sự khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và ngân hàng thương mại:
    Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp sản xuất đều là các doanh nghiệp với khoản mục tài sản, nguồn vốn để từ đó góp phần cho hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Nhưng khác ở chỗ: doanh nghiệp sản xuất thì kinh doanh chủ yếu các mặt hàng vật tư, hàng hóa và các sản phẩm do họ sản xuất ra, còn ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Do vậy mà Bảng cân đối kế toán của chúng có những đặc điểm khác nhau sau:

    • Khoản mục tài sản:
    • Trong doanh nghiệp sản xuất do tính chất kinh doanh hàng hóa vật tư nên khoản mục tài sản được chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó tài sản ngắn hạn gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho. Tài sản dài hạn gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Nói chung tất cả các tài sản cả hữu hình và vô hình phục vụ cho hoạt động sản xuất ra hàng hóa của doanh nghiệp, trong đó có thể phần tài sản cố định chiếm phần lớn.
    • Đối với ngân hàng thương mại thì phần lớn tài sản của ngân hàng là các tài sản tài chính gồm các hợp đồng cho vay, hợp đồng thuê và thuê mua, chứng khoán, các khoản tiền gửi, Một phần nhỏ trong số tài sản của ngân hàng là tài sản cố định. Mỗi loại tài sản được hình thành theo các cách thức khác nhau, vì những mục tiêu khác nhau song đều đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Khoản mục tài sản gồm:
    • Ngân quỹ (tiền mặt trong két, tiền gửi tại ngân hàng khác)
    • Chứng khoán (gồm chứng khoán Chính phủ, chứng khoán của ngân hàng khác, các công ty tài chính, chứng khoán của các công ty khác)
    • Tín dụng (hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng thương mại. trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Loại tài sản này được phân chia thành nhiều loại theo các tiêu thức khác nhau như: tín dụng ngắn hạn, trung hạn,, dài hạn; theo hình thức tài trợ tín dụng được phân thành cho vay, bảo lãnh, cho thuê, tín dụng phân loại theo rủi ro, ).
    • Tài sản khác: gồm các tài sản ủy thác, phần hùn vốn (liên kết) và các tài sản khác (tài sản cố định, máy móc thiết bị: bao gồm giá trị tài sản ngân hàng như nhà cửa, trang thiết bị cần thiết dành cho các hoạt động của ngân hàng).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...