Báo Cáo So sánh sự giống và khác nhau giữa quy tắc xuất xứ theo GSP và CEPT

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    chuyên đề thuế:
    Đại học Ngoại thương HN

    LỜI MỞ ĐẦU
    Thế giới đang chuyển mình với sự hợp tác sâu hơn và rộng hơn trên mọi mặt của đời sống con người, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Sự hợp tác và giao thương ngày càng dày đặc giữa các quốc gia đòi hỏi sự chặt chẽ và cẩn trọng trong các thủ tục xuất nhập khẩu, trong đó xuất xứ hàng hoá là khái niệm tối cần thiết.
    Có nhiều lý do giải thích tại sao các quốc gia cần gắn nước xuất xứ cho hàng hoá. Đầu tiên là sự phù hợp với các nguyên tắc mở cửa của hệ thống thương mại, sau đó là lợi ích thương mại nội địa. Dù vì bất cứ lý do gì, kiến thức chuyên môn và việc sử dụng quy tắc xuất xứ đã tạo thành một yêu cầu cần thiết cho các chuyên gia về chính sách thương mại để hoạt động trong hệ thống thương mại đa phương.
    Các nguyên nhân sau đây là một số lý do lý giải tại sao các quốc gia quan tâm đến việc xây dựng hệ thống quy tắc cho việc xác định xuất xứ hàng hoá và tại sao các quốc gia muốn biết xuất xứ của hàng hoá.
    Thứ nhất, hưởng thuế quan ưu đãi. Chính sách thương mại của các quốc gia và các thoả thuận thương mại khu vực cụ thể đôi lúc có sự phân biệt. Xác định được xuất xứ của hàng hoá khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt như trong các khu vực thương mại.
    Thứ hai, áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
    Thứ ba, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch. Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại và các xu hướng hoặc đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn.
    Thứ tư, xúc tiến thương mại. Quy tắc xuất xứ được sử dụng để đẩy mạnh hàng xuất khẩu từ những nước đã thiết lập một truyền thống tốt đẹp về những lĩnh vực cụ thể.
    Thứ năm, do các nguyên nhân môi trường.
    Hiện đại, trên thế giới đang có nhiều chế độ ưu đãi thuế quan của các quốc gia hoặc khối khu vực kinh tế, trong đó, chế độ ưu đãi thuế quan của Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) và Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là hai chế độ thuế quan ưu đãi cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Bài tiểu luận nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về các quy tắc xuất xứ của hai chế độ thuế quan thông qua việc so sánh các quy tắc xuất xứ và các mẫu chứng nhận xuất xứ (CO).
    Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 phần, trong đó:
    - Phần 1: Tổng quan hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) và Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)
    - Phần 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa quy tắc xuất xứ theo GSP và CEPT
    - Phần 3: Phân tích CO mẫu A và CO mẫu D.

    Mục lục
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Phần I: 3
    Tổng quan về Hệ thống ưu đãi phổ cập. 3
    và Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung. 3
    1.1. Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) 3
    1.2. Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) 4
    Phần II: 6
    So sánh sự giống và khác nhau. 6
    giữa quy tắc xuất xứ của GSP và CEPT. 6
    2.1. Những quy tắc tương đồng. 6
    2.1.1. Tiêu chuẩn xuất xứ. 6
    2.1.2. Quy tắc sản phẩm có xuất xứ toàn bộ (GSP) và Quy tắc hàng hoá có xuất xứ thuần tuý (CEPT) 8
    2.1.3. Quy tắc sản phẩm có thành phần nhập khẩu (GSP) và Quy tắc hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý (CEPT) 9
    2. Điều kiện về vận chuyển. 18
    2.1.4. Quy tắc xuất xứ cộng gộp. 21
    2.2. Những quy tắc không tương đồng. 23
    2.2.1. Quy tắc của GSP. 23
    2.2.1.1. Quy tắc thành phần nước cho hưởng bảo trợ. 23
    2.2.1.2. Quy định về chứng từ. 25
    2.2.2. Quy tắc của CEPT. 27
    Phần III: 30
    Phân tích CO mẫu A và CO mẫu D. 30
    3.1. Giấy Chứng nhận xuất xứ mẫu A 30
    Khai báo CO mẫu A. 30
    3.2 Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D 32
    KẾT LUẬN 39
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...