Luận Văn So sánh sự biến đổi về cơ học phổi, khí máu động mạch của bệnh nhân ALI và ARDS được thông khí nhân

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề
    Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (Acute Respiratory Distress Syndrome - ARDS) biểu hiện những triệu chứng về phổi kèm theo những tổn thương nặng do nhiều nguyên nhân [ ]. Hội chứng này thường phát triển với sự nhiễm trùng và suy đa cơ quan đưa đến tử vong cao từ 40 - 60% [ ]. ARDS là kết quả của tổn thương phế nang lan toả (diffuse alvealar damage), tắc nghẽn các mao mạch trong phổi (pulmonary microvascular thrombosis), sự ngưng kết các tế bào viêm (aggregatin of inflammatory cells) và ngừng trệ dòng máu trong phổi [ ].
    Những bệnh nhân ARDS đều bị hạ oxy máu nghiêm trọng và công thở tăng thấy rõ. Để giải quyết vấn đề này tất cả các bệnh nhân ARDS đều cần thông khí cơ học. Tuy nhiên, điều đáng lo chính trong thông khí cơ học là tổn thương phổi do máy thở do hậu quả của kháng lực cao với thông khí và tính đa dạng của thương tổn phổi trong ARDS: có những khu vực xẹp, những khu vực đông đặc, những khu vực mô phổi bình thường, và - trong một số bệnh nhân - có sự hình thành những bọt khí trong phổi [ ]. Do vậy, cách thức thông khí thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, tránh những thương tổn phổi do thở máy vẫn còn là vấn đề cần thảo luận.
    Từ những năm đầu của thấp niên 90 của thế kỷ XX người ta đã áp dụng chiến lược thông khí đặc biệt cho bệnh nhân ARDS gọi là chiến lược thông khí bảo vệ (Protective ventilation) sử dụng Vt thấp (6-8m1/kg cân nặng lý tưởng) với mục đích giữ áp lực cao nguyên dưới 30 cmH2O, chấp nhận ưu thán. Bất lợi của Vt thấp đặc biệt là tăng xẹp phổi, không đạt được mức oxy hoá máu cầu thiết được giải quyết bằng việc đặt PEEP cao [ ]. Chiến lược thông khí bảo vệ phổi thu được kết quả khả quan là giảm tỷ lệ tử vong, giảm thời gian phải sử dụng máy thở [ ]. Tuy nhiên có nhiều tranh luận về thông khí áp suất hay thông khí thể tích áp dụng trong chiến lược này.
    Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được tiến hành để so sánh hiệu quả của thông khí kiểm soát áp với thông khí kiểm soát thể tích theo chiến lược thông khí bảo vệ trên bệnh nhân ALI hoặc ARDS. Phương thức thông khí nào đảm bảo mức oxy hoá máu cần thiết hơn, phương thức thông khí nào hạn chế được chấn thương phổi do máy thở vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
    1. So sánh sự biến đổi về cơ học phổi, khí máu động mạch của bệnh nhân ALI và ARDS được thông khí nhân tạo bằng phương pháp kiểm soát áp lực và kiểm soát thể tích theo chiến lược thông khí bảo vệ.
    2. So sánh một sè biến chứng của của 2 phương thức thông khí này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...