So sánh quốc tế về chương trình môn học nhà trường phổ thông

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: V2010-28NV (Nhiệm vụ cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống
    Các thành viên tham gia: PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt
    PGS.TS. Nguyễn Tuyết Nga
    TS. Nguyễn Thị Lan Phương
    TS. Lương Việt Thái
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 03 năm 2010 / tháng 03 năm 20112

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Một trong những đặc điểm nổi bật của xã hội hiện đại là sự biến động mạnh mẽ của mọi yếu tố cấu thành đời sống, nhất là khoa học kĩ thuật và công nghệ. Với chức năng của mình, GD Việt Nam có vai trò to lớn trong việc tạo ra một lớp người luôn năng động, sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bắt kịp với nhịp độ tăng tốc của thế giới đương đại. Muốn vậy, trước hết cần cập nhật thành tựu của một số quốc gia tiên tiến trong việc phát triển Chương trình GDPT mà cốt lõi là chương trình môn học.

    Tuổi thọ của một chương trình giáo dục ngày càng rút ngắn, khoảng 5-7 năm, thậm chí 2-3 năm (như Hàn Quốc). Do đó, CT GDPT nhiều nước được thay đổi và điều chỉnh liên tục (tham khảo bảng tổng kết của INCA). Theo đó, đã đến lúc Việt Nam cần xem xét để bổ sung, điều chỉnh lại CTGDPT hiện hành (được triển khai đại trà từ lớp 1 và lớp 6 ở năm học 2002-2003.

    Việc xem xét sự thay đổi về quan niệm, mục tiêu, nội dung và cách cấu trúc hệ thống môn học của chương trình GDPT các nước là yêu cầu tất yếu nhằm vừa giúp hòa nhập với thế giới, vừa thấy được những hạn chế của chương trình nước ta. Đó chính là sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài này.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    So sánh hệ thống và nội dung môn học trong chương trình phổ thông của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó nêu lên những đặc điểm chung và khác biệt trong chương trình môn học của một số nước; đề xuất phương hướng xây dựng hệ thống và nội dung môn học cho nhà trường phổ thông trong giai đoạn tới.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Cơ sở lý luận; Kinh nghiệm quốc tế; Kinh nghiệm Việt Nam; So sánh chương trình một số môn học nói trên.

    5. Phạm vi nghiên cứu


    (1) Nghiên cứu phát triển chương trình môn học phổ thông của Hàn Quốc, Singapore; CHLB Nga, Pháp, Hoa kỳ, Phần Lan, Trung quốc, .; (2) So sánh những đặc điểm tương đồng và khác biệt về chương trình một số môn học chính là Tiếng Việt (Ngữ văn), Toán, Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội và Ngoại ngữ.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu lí luận; 2/ Phương pháp khảo sát- so sánh; 3/ Phương pháp chuyên gia; 4/ Phương pháp đánh giá.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 2 phần

    Phần 1. Cơ sở lí luận về so sánh chương trình
    1.1. Quan niệm về so sánh chương trình
    1.2. Kinh nghiệm quốc tế về so sánh chương trình

    Phần 2. So sánh chương trình môn học của một số quốc gia
    2.1. Tổng quát về CTGD phổ thông của một số quốc gia
    2.2. So sánh chương trình môn Tiếng mẹ đẻ - Văn học
    2.3. So sánh chương trình môn Toán
    2.4. So sánh chương trình các môn Khoa học xã hội – nhân văn
    2.5. So sánh chương trình môn Khoa học tự nhiên
    2.6. So sánh chương trình Ngoại ngữ/Tiếng Anh

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Về lí luận: 1/ Đề tài nghiên cứu đã khẳng định được sự cần thiết phải tiến hành so sánh chương trình và nêu lên được cơ sở khoa học của việc so sánh chương trình GD nói chung và chương trình các môn học nói riêng; 2/ Đề tài góp phần hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản về so sánh chương trình làm cơ sở cho nghiên cứu và đề xuất các định hướng, nội dung, công cụ so sánh; 3/ Bước đầu nghiên cứu và đề xuất được các tiêu chí và nội dung lớn cần so sánh về chương trình môn học trong nhà trường Việt Nam với chương trình một số nước (Cụ thể là: Vai trò và vị trí của môn học; Mục tiêu môn học; Cấu trúc nội dung môn học; Chuẩn cần đạt được của môn học); 4/ Đã mô tả được những nét lớn của chương trình môn học một số nước theo các bình diện đã nêu; 5/ Đã rút ra được những điểm tương đồng và khác biệt giữa chương trình môn học các nước so với Việt Nam về môn học đó.

    Về thực tiễn: 1/ Kết quả nghiên cứu của Đề tài đã góp phần phân tích và đánh giá làm rõ những điểm mạnh và những hạn chế bất cập của Chương trình phổ thông Việt Nam; 2/ Đã sưu tầm, dịch thuật để có được bộ hồ sơ về chương trình môn học các nước làm tư liệu tham khảo cho các đợt thiết kế, phát triển chương trình môn học của Việt Nam trong giai đoạn tới.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Chương trình GDPT ngày càng theo định hướng mở, phi tập trung hóa để tạo ra sự mền dẻo, linh hoạt và phù hợp với nhiều đối tượng học tập khác nhau. Chương trình quốc gia chỉ là khung khái quát, dành cho các bang và vùng miền tự phát triển chương trình riêng của mình. Chương trình GDPT quốc gia của Việt Nam nên theo hướng khái quát và dành quyền nhiều hơn cho các tỉnh thành và người biên soạn sách giáo khoa.

    Tiếp cận chương trình GDPT theo định hướng phát triển năng lực là một xu thế nổi trội được nhiều nước vận dụng, nhất là EU và các nước có nền giáo dục phát triển. Các bước chung để xây dựng CTGDPT theo hướng năng lực là: (1) Xác định và lựa chọn các năng lực chung, cốt lõi; (2) Xác định các lĩnh vực, môn học giúp phát triển các năng lực đó; (3) Xác định và lựa chọn các nội dung để hình thành và phát triển các năng lực chung và chuyên biệt cho mỗi môn học.

    Mục tiêu GDPT của các nước rất đa dạng, nhưng nhìn chung là đều hướng tới hai yếu tố cấu thành nhân cách là các năng lực và giá trị cần có. Mục tiêu môn học là sự cụ thể hóa mục tiêu chung, vừa nêu rõ những năng lực và phẩm chất mà môn đó góp phần hình thành, vừa nêu cụ thể những năng lực chuyên biệt đặc thù của môn học.

    Cấu trúc nội dung chương trình môn học của các nước cũng đa dạng nhưng đều phản ánh được các yếu tố cơ bản sau đây:

    - Nội dung môn học các nước có phần chung nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt. Cấu trúc nội dung trong toàn bộ cấp học, lớp học cũng có khác nhau;

    - Chuẩn khái quát cần đạt của môn học: yêu cầu mức độ cần đạt ở các nước tương đối cao, nhất là yêu cầu về năng lực giải quyết các vấn đề trong trong cuộc sống. Hệ thống môn học của Việt Nam nhiều hơn và nhất là ở một thời điểm học tập. Thời lượng dạy học thuộc tốp thấp, nhưng vì học 1 buổi ngày nên tình trạng quá tải.

    Văn bản chương trình GDPT thường có hai phần, chương trình tổng thể và chương trình môn học.

    a) Văn bản chương trình tổng thể thường gồm các nội dung sau:

    Tư tưởng, triết lí giáo dục (nếu có); Mục tiêu GD chung nêu rõ các năng lực chung và các giá trị tạo nên nhân cách người học. Mục tiêu GD các cấp học nêu rõ mỗi cấp nhằm hình thành các năng lực chung và những phẩm chất gì với những mức độ cụ thể; Hệ thống các lĩnh vực/môn học (bắt buộc, tự chọn, môn học mới) và các hoạt động giáo dục; thời lượng cho mỗi môn học/hoạt động (lớp, cấp). Ma trận các lĩnh vực/môn học từ lớp 1 đến lớp 12. Chú ý cả hai chiều dọc và ngang để đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo đảm điều kiện tích hợp và kết hợp trong các môn học và hoạt động GD. Các yêu cầu về việc lựa chọn nội dung dạy học cho các môn học và hoạt động theo hướng phát triển năng lực; Chuẩn khái quát năng lực cho CTGDPT và từng cấp học thường được phát biểu là các biểu hiện cụ thể thông qua các động từ như làm được, thực hành được, vận dụng được, giải thích được, chỉ ra được, nói và viết rành mạch, trình bày lưu loát, ; Phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học giúp hình thành và phát triển năng lực; Yêu cầu và định hướng về phương tiện dạy học; Những hình thức tổ chức dạy học giúp hình thành và phát triển năng lực; Nêu định hướng đánh giá kết quả học tập theo phát triển năng lực; Những yêu cầu cơ bản cần chú ý; ; Giải thích, hướng dẫn phát triển chương trình: Các nguyên tắc thiết kế chương trình; Các nội dung liên môn, xuyên môn; Hướng dẫn thực hiện hoặc phát triển CT địa phương, giáo dục đặc biệt;

    b) Văn bản chương trình môn học và các hoạt động GD thường gồm:

    Vị trí, đặc điểm môn học; Mục tiêu môn học nêu rõ góp phần hình thành và phát triển những năng lực chung, những phẩm chất nào; hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt nào; Chuẩn khái quát của môn học cần đạt theo yêu cầu phát triển năng lực; Thời lượng thực học cho mỗi lớp/ cấp học; Nội dung môn học mỗi lớp nêu rõ các nội dung theo hướng mở, không quy định quá chi tiết; Ma trận nội dung cho mỗi lớp và cấp học chỉ rõ các đơn vị kiến thức nào có thể tích hợp, có thể kết thúc ở lớp nào, phân bổ nội dung ở mỗi lớp; Phương pháp dạy và học theo yêu cầu phát triển năng lực; chỉ rõ những phương pháp chung, phương pháp đặc thù; Cách thức đánh giá kết quả học tập các năng lực chung và chuyên biệt của môn học: chuẩn năng lực; cách thức và phương tiện đánh giá;

    Từ khóa: 1/ Giáo dục so sánh, 2/ Chương trình phổ thông; 3/ Giáo dục phổ thông.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...