Chuyên Đề So sánh những điểm tương đồng và chưa tương đồng giữa Bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động SA 8000 với Bộ

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục​ š&›​ PHẦN MỞ ĐẦU . 1 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Mục tiêu nghiên cứu . 1 3. Đóng góp của đề tài . 1 Chương 1 : Tổng quan về SA 8000 và Bộ luật lao động Việt Nam 2 1.1. SA 8000 2 1.1.1. Khái niệm . 2 1.1.2. Yêu cầu của bộ tiêu chuẩn SA 8000 . 2 1.2. Bộ luật lao động Việt Nam . 4 1.2.1. Bộ luật lao động Việt Nam . 4 1.2.2. Các yêu cầu của Bộ luật lao động tương đồng với SA 8000. 4 Chương 2: So sánh những điểm tương đồng và chưa tương đồng giữa Bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động SA 8000 với Bộ luật lao động Việt Nam 6
    2.1. Về lao động trẻ em 6 2.2. Về lao động cưỡng bức 7 2.3. Sức khoẻ và an toàn lao động . 7 2.4. Tự do thành lập hiệp hội và quyền thương lượng tập thể 9 2.5. Phân biệt đối xử . 10 2.6. Những nguyên tắc kỷ luật. 11 2.7. Giờ làm việc. 11 2.8. Bồi thường (bù đắp). 12 2.9. Hệ thống quản lý. . 13 Chương 3 : Những ưu và nhược điểm của SA 8000 so với Bộ luật lao động Việt Nam 14
    3.1. Ưu điểm . 14 3.2. Nhược điểm 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài . Hiện nay các doanh nghiệp ở nước ta đang xây dựng và từng bước áp dụng bộ tiêu chuẩn SA 8000 vào việc ứng xử giữa doanh nghiệp và xã hội. Và bộ tiêu chuẩn SA 8000 đang dần trở thành một chuẩn mực cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và nhất là trong các doanh nghiệp nhà nước. Để cho các doanh nghiệp áp dụng SA 8000 mà không vi phạm Bộ Luật lao động Việt Nam . Em chọn đề tài: So sánh những điểm tương đồng và chưa tương đồng giữa Bộ tiêu chuẩn TNXH về lao động SA 8000 với Bộ luật lao động Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu, làm rõ những điểm tương đồng và chưa tương đồng giữa SA 8000 và Bộ luật lao động Việt Nam để rút ra ưu và nhược điểm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng SA 8000. 3. Đóng góp của đề tài . Dùng làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp Việt Nam trước khi áp dụng SA 8000. Giúp bản thân hiểu biết sâu hơn về SA 8000 và Bộ luật lao động Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG : Chương 1 . Tổng quan về SA 8000 và Bộ luật lao động Việt Nam 1.1. SA 8000. 1.1.1. Khái niệm SA 8000 SA 8000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế ban hành năm 1997, đưa các yêu cầu về quản trị trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu. SA 8000 được Hội đồng công nhận quyền ưu tiên Kinh tế thuộc hội đồng ưu tiên kinh tế (CEP) xây dựng dựa trên các Công ước của tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Công ước của Liên hiệp quốc và quyền trẻ em và Tuyên bố toàn cầu và Nhân quyền. Hội đồng công nhận quyền ưu tiên Kinh tế là một tổ chức phi chính phủ, chuyên hoạt động về các lĩnh vực hợp tác trách nhiệm xã hội, được thành lập năm 1969, có trụ sở đặt tại New York. Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội” trong tiêu chuẩn SA 8000 đề cập đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan như: Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức; An toàn sức khoẻ; Tự do hội họp và thoả ước lao động tập thể; Kỷ luật; Thời gian làm việc; Sự đền bù và Hệ thống quản lý. 1.1.2. Yêu cầu của bộ tiêu chuẩn SA 8000. SA 8000 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc làm việc trong các công ước của ILO và Tuyên bố toàn cầu của Liên Hợp Quốc về Quyền con người và Công ước về Quyền của Trẻ em. Các yêu cầu của tiêu chuẩn bao gồm: - Lao động trẻ em: Không có công nhân làm việc dưới 15 tuổi, tuối tối thiểu cho các nước đang thực hiện công ước 138 của ILO là 14 tuổi, ngoại trừ các nước đang phát triển; có hành động khắc phục khi phát hiện bất cứ trường hợp lao động trẻ em nào - Lao động bắt buộc: Không có lao động bắt buộc, bao gồm các hình thức lao động trả nợ hoặc lao động nhà tù, không được phép yêu cầu đặt cọc giấy tờ tuỳ thân hoặc bằng tiền khi được tuyển dụng vào. - Sức khoẻ và an toàn: Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước uống họp vệ sinh. - Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể: Phản ảnh quyền thành lập và gia nhập công đoàn và thương lượng tập thể theo sự lựa chọn của người lao động. - Phân biệt đối xử: Không được phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, nguồn gốc, giới tính, tật nguyền, thành viên công đoàn hoặc quan điểm chính trị. - Kỷ luật: Không có hình phạt về thể xác, tinh thần và sỉ nhục bằng lời nói.
    - Giờ làm việc: Tuân thủ theo luật áp dụng và các tiêu chuẩn công nghiệp về số giờ làm việc trong bất kỳ trường hợp nào, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 48 giờ/tuần và cứ bảy ngày làm việc thì phải sắp xếp ít nhất một ngày nghỉ cho nhân viên; phải đảm bảo rằng giờ làm thêm (hơn 48 giờ/tuần) không được vượt quá 12 giờ/người/tuần, trừ những trường hợp ngoại lệ và những hoàn cảnh kinh doanh đặc biệt trong thời gian ngắn và công việc làm thêm giờ luôn nhận được mức thù lao đúng mức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...