Thạc Sĩ So sánh một số khái niệm trong tâm lý học và duy thức học

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ So sánh một số khái niệm trong tâm lý học và duy thức học

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong các trường Phật học, ở nước ta, hiện nay, vừa có dạy Tâm lý học đại cương vừa có dạy
    Duy thức học. Nhưng hai môn đó được dạy mà không có sự liên hệ và so sánh với nhau.
    Nhiều vị tăng ni hiện nay được đào tạo trong các trường đại học thế tục lẫn các trường Phật
    học, do đó, họ được học cả hai môn nói trên. Trong quá trình thuyết pháp ở các cơ sở Phật giáo, nhiều
    nhà sư muốn vận dụng cả Tâm lý học lẫn Duy thức học, vì trong đồng bào Phật tử cũng có những
    người hiểu biết ít nhiều về Tâm lý học, nên việc thuyết pháp như vậy sẽ càng thuyết phục hơn đối với
    những phật tử đó.
    Thực tế nêu trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài này (So sánh một số khái niệm trong Tâm lý
    học và Duy thức học) để nghiên cứu.
    2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

    2.1/ Mục đích nghiên cứu


    2.1.1/ Phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn Tâm lý học đại cương và môn Duy thức học
    trong các trường Phật học của nước ta hiện nay.

    2.2.2/ Phục vụ cho việc thuyết pháp của các nhà sư ở những cơ sở Phật giáo.

    2.2.3/ Góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu và so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Tâm
    lý học và Duy thức học.

    2.2/ Mục tiêu nghiên cứu

    Nêu lên được sự giống nhau và sự khác nhau giữa một số khái niệm trong Tâm lý học và trong
    Duy thức học liên quan tới nhận thức và ý thức về mặt giải phẫu, sinh lý, khái niệm (định nghĩa, phân
    loại, cấu trúc, đặc điểm, thuộc tính, sự hình thành và phát triển, các cấp độ).
    Từ đó, có thể kết luận rằng trong Duy thức học, ngoài những khái niệm thuần túy phục vụ cho
    tín ngưỡng Phật giáo, còn có những khái niệm phản ánh hiện tượng tâm lý của con người đã được nêu
    lên trong Tâm lý học.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1/ Khách thể: tài liệu Tâm lý học và Duy thức học nói về những khái niệm liên quan tới nhận
    thức và ý thức.

    3.2/ Đối tượng nghiên cứu: Sự giống nhau và khác nhau trong một số khái niệm nói trên của Tâm lý học và Duy thức học.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    4.1/ Tìm hiểu các khái niệm về tâm lý vừa có trong Duy thức học vừa có trong Tâm lý học và
    lựa chọn một số trong số đó để so sánh với nhau theo từng đôi một.

    4.2/ Phân tích và so sánh các cặp khái niệm đã lựa chọn để thấy sự giống nhau và sự khác
    nhau.

    4.3/ Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia Tâm lý học và Phật học cũng như của một số
    giảng viên Tâm lý học và Duy thức học trong các trường Phật học để hạn chế những sai sót và nâng
    cao thêm chất lượng nghiên cứu.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1/ Các phương pháp nghiên cứu tài liệu:

    5.1.1/ Lựa chọn các tài liệu và các khái niệm để nghiên cứu
    5.1.2/ Phân tích từng khái niệm.
    5.1.3/ So sánh các cặp khái niệm.
    5.1.4/ Tổng hợp sự phân tích và so sánh ở trên để thấy được sự giống nhau và sự khác nhau.

    5.2/ Các phương pháp nghiên cứu với chuyên gia:

    Tác giả đã phỏng vấn và trao đổi ý kiến với một số chuyên gia Tâm lý học và Duy thức học ở
    Thành phố Hồ Chí Minh.

    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

    6.1/ Duy thức học là một hệ thống tư tưởng vừa về triết lý vừa về tâm lý của Phật giáo. Trong
    luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số thuật ngữ, khái niệm về tâm lý của Duy thức học mà thôi,
    không đề cập đến những quan niệm có tính chất tôn giáo – tín ngưỡng và triết học trong Duy thức học
    của Phật giáo.

    6.2/ Tâm lý học là khoa học và môn học đang được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường
    đại học và cao đẳng v.v trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có Tâm lý học đại cương, Tâm lý
    học phát triển, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học xã hội v.v ; riêng môn Tâm lý học đại cương cũng
    đang được giảng dạy ở các trường Phật học. Trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến một số thuật ngữ, khái niệm của Tâm lý học tương ứng với một số thuật ngữ, khái niệm về tâm lý của Duy thức học
    mà thôi.

    6.3/ Những khái niệm mà tác giả của luận văn này nghiên cứu để phân tích và so sánh chỉ là
    tám cặp khái niệm tương ứng (mỗi cặp khái niệm gồm một khái niệm của Tâm lý học và một khái niệm
    của Duy thức học) sau đây:

    Những khái niệm Tâm lý học/ Những khái niệm Duy thức học

    1 Thị giác/ Nhãn thức
    2 Thính giác/ Nhĩ thức
    3 Khứu giác/ Tỵ thức
    4 Vị giác/ Thiệt thức
    5 Mạc giác/ Thân thức
    6 Ý thức/ Ý thức
    7 Tự ý thức/ Mạt-na thức
    8 Vô thức/ Tàng thức

    6.4/ Trong luận văn này, tác giả chỉ so sánh một cách khách quan thuật ngữ và nội hàm của các
    khái niệm, mà không đặt vấn đề phê phán đúng hay sai, nhất là về mặt triết học và tôn giáo – tín
    ngưỡng.

    6.5/ Trong luận văn này, những từ Tâm lý học đều có nghĩa chung là khoa học tâm lý học đang
    được nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục
    và Đào tạo quản lý. Còn những từ Duy thức học, dù có thể hiểu là Tâm lý học Phật giáo, nhưng không
    bao giờ được thay thế bằng từ Tâm lý học để người đọc khỏi hiểu lầm là khoa học tâm lý học đã nói ở
    trên.

    7. Giả thuyết nghiên cứu

    Vì Tâm lý học và Duy thức học đều có nội dung nói về tâm lý con người, nên có thể so sánh với nhau ngoài những cái riêng khác nhau, có thể có những cái chung gần gũi với nhau, thậm chí giống nhau trong một số khái niệm và quan niệm.

    8. Cái mới của luận văn

    -Trên cơ sở phân tích nội hàm của 8 khái niệm tương ứng với nhau giữa Tâm lý học và Duy
    thức học, cái mới mà luận văn này đóng góp là sự so sánh 8 cặp khái niệm nói trên để thấy được những
    gì là tương đối giống nhau và những gì là khác nhau giữa chúng trong từng cặp.

    9. Cấu trúc của luận văn

    A. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Giới hạn nghiên cứu
    7. Giả thuyết nghiên cứu
    8. Cấu trúc của luận văn

    B. PHẦN NỘI DUNG

    Chương 1: Lịch sử nghiên cứu những vấn đề và cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài.
    1.1/ Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    1.2/ Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài.

    Chương 2: Phân tích một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học.
    2.1/ Phân tích tám khái niệm trong Tâm lý học.
    2.2/ Phân tích tám khái niệm trong Duy thức học.

    Chương ba: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học.
    3.1/ So sánh “5 loại cảm giác – tri giác” trong Tâm lý học và “5 thức trước” trong Duy thức học.
    3.2/ So sánh “ý thức” trong Tâm lý học và “ý thức” trong Duy thức học.
    3.3/ So sánh “tự ý thức” trong Tâm lý học và “mạt-na thức” trong Duy thức học.
    3.4/ So sánh “vô thức” trong Tâm lý học và “tàng thức” trong Duy thức học.

    C. PHẦN KẾT LUẬN
    1. Kết luận
    2. Kiến nghị

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

     
Đang tải...