Thạc Sĩ So sánh một số giống ngô lai triển vọng vụ hè thu và thu đông tại Đắc Lắc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục các từ viết tắt trong luận văn vii
    Danh mục các bảng viii
    Danh mục các biểu đồ ix
    Mở đầu 1
    1. Đặt vấn đề 1
    2. Mục đích của đề tài 4
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
    3.1 Ý nghĩa khoa học 4
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
    4. Phạm vi nghiên cứu 5
    5. Cấu trúc luận văn 5
    Chương I: Tổng quan tài liệu 6
    1.1 Giới thiệu về cây ngô 6
    1.1.1 Đặc điểm thực vật học 6
    1.1.2 Yêu cầu về sinh thái 6
    1.2 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 7
    1.3 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 13
    1.4 Tình hình sản xuất ngô ở Tây Nguyên và Đắk Lắk 15 v
    1.5 Những thành tựu nghiên cứu, phát triển ngô trên thế giới và VN 17
    1.6 Ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất ngô 23
    1.6.1 Ưu thế lai 23
    1.6.2 Tình hình sử dụng các giống ngô 25
    1.6.2.1 Giống ngô thụ phấn tự do 26
    1.6.2.2 Giống ngô lai (Hybrid Maize) 27
    1.6.2.3 Công tác khảo nghiệm và đánh giá một số giống ngô lai mới 29
    Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 33
    2.1 Vật liệu nghiên cứu 33
    2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33
    2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 33
    2.2.2 Thời gian nghiên cứu 33
    2.3 Nội dung nghiên cứu 34
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 34
    2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 34
    2.4.2 Phương pháp quan trắc 36
    2.4.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 36
    2.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 36
    2.5.1 Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô 36
    2.5.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 36
    2.5.3 Số lá và tốc độ ra lá của các giống ngô 37
    2.5.4 Chiều cao cây và độ cao đóng bắp 37
    2.5.5 Đặc điểm bắp và hạt của các giống ngô 37
    2.5.6 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô 38
    2.5.7 Khả năng chống chịu của các giống ngô 38
    2.5.7.1 Khả năng chống đổ 38 vi
    2.5.7.2 Khả năng chống chịu sâu bệnh 38
    2.5.8 Một số chỉ tiêu hóa tính đất tại khu vực thí nghiệm 39
    2.6 Quy trình kỹ thuật 40
    Chương III: Kết quả và thảo luận 41
    3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 41
    3.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên huyện Lăk 41
    3.1.2 Vài nét về điều kiện tự nhiên huyện Buôn Đôn 44
    3.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống ngô 47
    3.2.1 Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn 47
    3.2.2 Chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 53
    3.2.3 Số lá và tốc độ ra lá của các giống ngô 57
    3.2.3.1 Số lá 57
    3.2.3.2 Tốc độ ra lá 58
    3.2.4 Chiều cao cây cuối cùng (khi thu hoạch) và độ cao đóng bắp 63
    3.2.5 Một số chỉ tiêu về bắp và hạt của các giống ngô trong 2 vụ 67
    3.3 Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô 70
    3.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô 71
    3.5 Năng suất của các giống ngô tại 2 điểm nghiên cứu 74
    Kết luận và đề nghị 78
    1. Kết luận 78
    2. Đề nghị 78
    Tài liệu tham khảo I
    Một số phụ lục P vii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
    BĐ: Buôn Đôn.
    CS: Cộng sự.
    GS. TSKH: Giáo sư, Tiến sỹ khoa học.
    PTNT: Phát triển nông thôn.
    TGST: Thời gian sinh trưởng.
    TLB: Tỷ lệ bệnh.
    CSB: Chỉ số bệnh.
    đ/c: Đối chứng.
    G: Giống.
    LN: Lần nhắc.
    V: Vàng.
    VC: Vàng cam.
    BRN: Bán răng ngựa.
    NSLT: Năng suất lý thuyết.
    NSTT: Năng suất thực thu. viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới (1999-2006) 8
    Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô một số nước trên thế giới (2003-2005) 9
    Bảng 1.3: Sản lượng ngô sản xuất trên thế giới năm 2005-2007 10
    Bảng 1.4: Tình hình sản xuất ngô một số nước Đông Nam Á (1995-2005) 12
    Bảng 1.5: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Việt Nam (1996-2006) 14
    Bảng 1.6: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô Đắk Lắk (2000-2005) 16
    Bảng 1.7: Một số giống ngô lai sử dụng phổ biến ở Đắk Lắk 17
    Bảng 1.8: Tình hình gieo trồng ngô lai ở nước ta (giai đoạn 1991-2006) 20
    Bảng 3.1: Một số yếu tố khí hậu huyện Lăk năm 2008 42
    Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về đất tại huyện Lăk 43
    Bảng 3.3: Một số yếu tố khí hậu huyện Buôn Đôn năm 2008 45
    Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về đất tại huyện Buôn Đôn 46
    Bảng 3.5: Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các giống 48
    Bảng 3.6: Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây vụ hè thu 54
    Bảng 3.7: Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng cao cây vụ thu đông 56
    Bảng 3.8: Số lá và tốc độ ra lá của các giống ngô vụ hè thu 58
    Bảng 3.9: Số lá và tốc độ ra lá của các giống ngô vụ thu đông 61
    Bảng 3.10: Chiều cao cây cuối cùng và độ cao đóng bắp các giống 64
    Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu về bắp của các giống ngô 67
    Bảng 3.12: Một số chỉ tiêu về hạt của các giống ngô 69
    Bảng 3.13: Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô vụ hè thu 70
    Bảng 3.14: Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô vụ thu đông 70
    Bảng 3.15: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô vụ hè thu 71
    Bảng 3.16: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô vụ thu đông 73
    Bảng 3.17: Năng suất của các giống ngô tại 2 điểm nghiên cứu 75 ix
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    Trang
    Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng chiều cao cây sau 8 tuần vụ hè thu 53
    Biểu đồ 3.2: Tăng trưởng chiều cao cây sau 8 tuần vụ thu đông 57
    Biểu đồ 3.3: Tốc độ ra lá sau 8 tuần của các giống ngô vụ hè thu 60
    Biểu đồ 3.4: Tốc độ ra lá sau 8 tuần của các gi ống ngô vụ thu đông 63
    Biểu đồ 3.5: Chiều cao cây cuối cùng của các giống ngô vụ hè thu 65
    Biểu đồ 3.6: Chiều cao cây cuối cùng của các giống ngô vụ thu đông 65
    Biểu đồ 3.7: Năng suất thực thu của các giống ngô vụ hè thu 76
    Biểu đồ 3.8: Năng suất thực thu của các giống ngô vụ thu đông 76 1
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Ngô (Zea mays. L) là một trong những cây ngũ cốc chính có nguồn gốc
    ở vùng nhiệt đới và là cây lương thực quan trọng trong nền sản xuất nông
    nghiệp. Trải qua khoảng 7.000 năm phát triển và qua quá trình chọn lọc tự
    nhiên, nhân tạo, cây ngô đã có sự di truyền rất rộng rãi và khả năng thích nghi
    của nó có lẽ không cây trồng nào có thể sánh kịp (Ngô Hữu Tình và CS, 1997)
    [23]. Hiện nay, tất cả các nước trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở những mức
    độ khác nhau. Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho
    con người. Các nước ở Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi sử dụng ngô làm lương
    thực chính (Trần Văn Minh, 2004) [15].
    Ngô không chỉ là cây cung cấp lương thực cho con người, thức ăn cho
    chăn nuôi mà còn là một trong những nguyên liệu cho nền công nghiệp chế
    biến (khoảng 70% chất tinh trong thức ăn chăn nuôi tổng hợp là từ ngô). Ngô
    còn là nguyên liệu phục vụ cho các ngành khác như công nghiệp nhẹ, công
    nghiệp thực phẩm, y học Trong những năm gần đây, cây ngô là nguồn thu
    ngoại tệ lớn thông qua xuất nhập khẩu của một số nước. Trên thế giới, hàng
    năm lượng ngô xuất nhập khẩu khoảng 70 triệu tấn (Trần Văn Minh, 2004)
    [15]. Theo dự báo sản xuất và mậu dịch ngô trên thế giới năm 2004 - 2005,
    xuất khẩu ngô đạt 75,62 triệu tấn. Cây ngô được coi là cây ngũ cốc báo hiệu sự
    no ấm của loài người vì nuôi sống được 1/3 dân số trên thế giới (Kuperman,
    1977) [52].
    Hiện nay năng suất, diện tích và sản lượng ngô trên thế giới không ngừng
    tăng lên. Theo Trung tâm Nghiên cứu quốc tế cải lương giống ngô và lúa mỳ
    CIMMYT, tăng trưởng bình quân hàng năm sản xuất ngô trên thế giới về diện
    tích là 0,7%, về năng suất là 2,4% và về sản lượng là 3,1% (CIMMYT, 2000)
    [44]. 2
    Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2006 diện tích ngô trên toàn thế giới
    đạt hơn 150 triệu ha, năng suất đạt 4,8 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 696 triệu
    tấn. Tỷ lệ tăng trưởng là 14% về diện tích, 21% về sản lượng và khoảng 28%
    về năng suất (FAOSTAT, 2006) [67]. Theo dự đoán của Viện Nghiên cứu
    chương trình lương thực thế giới (IFPRI, 2002) [51], nhu cầu ngô trên toàn thế
    giới năm 2020 sẽ vượt 50% so với sản lượng ngô năm 1995, tức là sẽ tăng từ
    558 triệu tấn năm 1995 lên tới 837 triệu tấn vào năm 2020. Đây thật sự là thách
    thức lớn đối với nền sản xuất ngô, đặc biệt là các nước đang phát triển, nơi có
    tỷ lệ nông dân nghèo khá cao.
    Ở Việt Nam, cây ngô được đưa vào gieo trồng từ cuối thế kỷ XVII và
    được coi là cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa. Thời gian đầu, do công
    tác giống chưa được chú trọng nên hầu hết diện tích trồng ngô chủ yếu là các
    giống địa phương cho năng suất thấp, khoảng 1,47 - 1,56 tấn/ha/vụ. Từ sau
    năm 1992, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống kinh tế của
    con người đã được cải thiện, nhu cầu xã hội ngày càng tăng, do đó vai trò
    dùng ngô làm lương thực giảm dần. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng sản phẩm
    ngô làm thức ăn cho chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến thì ngày càng
    cao.
    Trong những năm gần đây, nhờ sử dụng những giống ngô lai mới nên
    diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng
    và đạt đỉnh cao vào năm 2005. Theo Nguyễn Sinh Cúc [3], năm 2005 diện
    tích ngô cả nước đạt 1.039 nghìn ha, năng suất đạt 35,5 tạ/ha và sản lượng đạt 3,69
    triệu tấn, từ đó đã làm thay đổi tỷ trọng ngô trong cơ cấu sản lượng lương thực từ
    5,7% năm 2000 lên đến 9% năm 2005.
    Theo định hướng đến năm 2010, cả nước sẽ đưa diện tích trồng ngô lên
    1,2 triệu ha, sản lượng ngô cả nước đạt 5 - 6 triệu tấn, trong đó tỷ lệ giống ngô
    lai từ 70 - 75% lên 85 - 90% (Viện Nghiên cứu ngô, 2005) [40]. 3
    Mặc dù vậy, sản lượng ngô của nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ
    nhu cầu. Theo GS. TSKH Trần Hồng Uy, mỗi năm cả nước cần khoảng 4,5
    triệu tấn ngô, trong khi thực tế mới sản xuất được khoảng 3,7 triệu tấn. Do đó,
    hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu một số lượng ngô lớn để làm thức ăn
    cho chăn nuôi [41].
    Đắk Lắk là một tỉnh miền núi thuộc Cao nguyên Nam - Trung bộ có
    điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai màu mỡ, rất phù hợp cho sự sinh trưởng và
    phát triển của cây ngô. Chính vì vậy, từ lâu cây ngô đã là cây trồng quen
    thuộc với người dân tộc bản xứ, trong đó chủ yếu là các giống ngô địa
    phương có phẩm chất tốt, nhưng năng suất không cao. Cho đến năm 1995,
    cây ngô lai mới được đưa vào trồng thử nghiệm tại Đắk Lắk và trở thành một
    trong những loại cây trồng chính của ngành sản xuất nông nghiệp địa phương.
    Những năm gần đây, do có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp
    với điều kiện khí hậu thời tiết của từng địa phương trong tỉnh, nhiều diện tích
    cây công nghiệp lâu năm kém hiệu quả đã được thay thế bằng cây lương thực
    ngắn ngày, trong đó cây ngô chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Hiện nay, diện tích
    trồng ngô của toàn tỉnh mỗi năm khoảng 120.000 ha, với năng suất bình quân
    là 50 tạ/ha, sản lượng khoảng 600.000 tấn/năm, là một trong những tỉnh có
    diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước.
    Sản phẩm ngô hàng năm đã mang lại thu nhập khá cao cho người nông
    dân. Đặc biệt là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, cây ngô lai
    được xem như một trong những cây trồng chính và là cây xóa đói, giảm
    nghèo của nhiều vùng đồng bào dân tộc khó khăn.
    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống ngô lai được các nhà sản
    xuất và cung ứng đưa vào phục vụ nhu cầu canh tác của nông dân. Tuy nhiên,
    để chọn ra những giống ngô lai phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
    từng vùng sản xuất vẫn đang là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay. 4
    Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, với mục đích chọn ra những
    giống ngô lai có nhiều đặc tính ưu việt, thích nghi với điều kiện sinh thái của
    địa phương, nhằm làm phong phú thêm bộ giống, góp phần tăng năng suất và
    sản lượng ngô trong tỉnh, giúp cho nông dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc
    thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
    nông nghiệp để cải thiện đời sống là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
    Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “So sánh một
    số giống ngô lai triển vọng vụ hè thu và thu đông tại Đắk Lắk”
    2. Mục đích của đề tài
    Xác định một số giống ngô lai triển vọng có khả năng sinh trưởng, phát
    triển tốt, có tính chống chịu tốt và cho năng suất cao, thích nghi với điều kiện
    sinh thái của địa phương.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    3.1 Ý nghĩa khoa học
    Kết quả đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về khả năng sinh
    trưởng, phát triển, khả năng chống chịu và năng suất của một số giống ngô lai
    trong vụ hè thu và thu đông tại khu vực nghiên cứu.
    Kết quả đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh cây ngô lai
    gieo trồng tại địa phương, bổ sung những tư liệu khoa học về cây ngô lai,
    phục vụ cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo và ứng dụng trong thực tế sản
    xuất.
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả đề tài sẽ xác định được những giống ngô lai có triển vọng và
    thích hợp tại địa phương để đưa vào cơ cấu cây trồng hàng năm, góp phần
    mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân trên địa bàn huyện Lăk và
    Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 5
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong 2 vụ (hè
    thu và thu đông) năm 2008 tại xã Yang Tao, huyện Lăk và xã Tân Hòa, huyện
    Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
    Do thời gian có hạn, nên đề tài chỉ đánh giá khả năng sinh trưởng, phát
    triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất của 7 giống ngô lai (DK414,
    CP3Q, 30Y87, LNS222, G49, C919, LVN10), trong đó LVN10 là giống đối
    chứng.
    5. Cấu trúc luận văn
    Luận văn được trình bày trong 78 trang không kể tài liệu tham khảo và
    phụ lục, trong đó có 17 bảng biểu và 08 đồ thị.
    Trong quá trình thực hiện, tác giả đã tham khảo 67 tài liệu, trong đó có
    41 tài liệu tiếng Việt, 24 tài liệu tiếng Anh và 02 tài liệu từ Internet.
    Toàn bộ luận văn gồm có 05 phần. Trong đó gồm:
    Mở đầu: 05 trang.
    Chương I: Tổng quan tài liệu: 28 trang.
    Chương II: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 08 trang.
    Chương III: Kết quả và thảo luận: 36 trang.
    Kết luận và kiến nghị: 01 trang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...