Thạc Sĩ So sánh một số giống ngô lai có triển vọng tại Đắc Lắc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1 Tình hình sản xuất ngô trong nước và thế giới 4
    1.1.1 Trên thế giới 4
    1.1.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 7
    1.1.3 Tình hình sản xuất ngô ở Đắk Lắk 10
    1.2 Những nghiên cứu cơ bản về cây ngô 11
    1.3 Ảnh hưởng yếu tố sinh thái đến sinh trưởng phát triển cây ngô . 14
    1.4 Nghiên cứu kỹ thuật thâm canh ngô 18
    1.5 Nghiên cứu tính ổn định về năng suất ngô 19
    Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
    2.1 Vật liệu nghiên cứu . 22
    2.1.1 Địa điểm thí nghiệm 22
    2.1.2 Thời gian thí nghiệm 22
    2.2 Nội dung nghiên cứu 22
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 23
    2.3.1 Bố trí thí nghiệm 23
    2.3.2 Điều kiện thí nghiệm 23
    2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi . 24
    2.3.4 Phân tích tính ổn định 28
    2.3.5 Xử lý số liệu 30
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 31
    3.1 Điều kiện thời tiết khí hậu . 31
    3.2 Thời gian sinh trưởng phát triển 33
    3.3 Số lá và động thái tăng trưởng của lá . 39
    3.4 Chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 42
    3.5 Các chỉ tiêu hình thái cây 46 2
    3.6 Một số đặc điểm về bắp và hạt 50
    3.7 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh 52
    3.7.1 Khả năng chống chịu sâu bệnh hại 52
    3.7.2 Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh . 54
    3.8 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 56
    3.8.1 Các yếu tố cấu thành năng suất . 56
    3.8.1.1 Các chỉ tiêu về bắp liên quan đến năng suất 56
    3.8.1.2 Các chỉ tiêu về hạt liên quan đến năng suất . 59
    3.8.2 Năng suất các giống ngô tại ba điểm thí nghiệm . 63
    3.9 Đánh giá tính ổn định của các giống qua ba vùng sinh thái . 68
    3.9.1 Ổn định về thời gian sinh trưởng . 69
    3.9.2 Ổn định về năng suất ô thí nghiệm 71
    3.9.3 Ổn định về tính trạng tỷ lệ hạt/bắp 73
    3.9.4 Ổn định về năng suất thực thu . 75
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 78
    Kết luận 78
    Đề nghị . 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
    iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    BĐ: Buôn Đôn
    KrB: Krông Bông
    FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực thế giới)
    CIMMYT: Internationnal maize and wheat improvement center (Trung tâm
    cải thiện giống ngô và lúa mì quốc tế)
    CV%: Hệ số biến động
    LSD5%: Mức sai khác có ý nghĩa
    HSHQ: Hệ số hồi qui
    NSTB: Năng suất trung bình
    NSLT: Năng suất lý thuyết
    NSTT: Năng suất thực thu
    TGST: Thời gian sinh trưởng
    NXB: Nhà xuất bản
    vDANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới 1961 – 2009 4
    Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng ngô một số nước trên thế giới năm
    2008 5
    Bảng 1.3 Diện tích, năng suất và sản lượng ngô một số nước Đông Nam Á (tính
    trung bình từ 2000 - 2007) . 7
    Bảng 1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng ngô Việt Nam (1998-2008) 8
    Bảng 1.5 Diện tích, năng suất và sản lượng ngô tỉnh Đắk Lắk (2005-2009) . 11
    Bảng 3.1 Một số yếu tố khí hậu thời tiết vụ Hè Thu năm 2009 - 2010 . 32
    Bảng 3.2a Thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi cây có 7 - 9 lá 34
    Bảng 3.2b Thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi chín sinh lý 36
    Bảng 3.3a Số lá và tốc độ ra lá của các giống vụ Hè Thu năm 2009 39
    Bảng 3.3b Số lá và tốc độ ra của các giống vụ Hè Thu năm 2010 41
    Bảng 3.4a Chiều cao, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây vụ Hè Thu năm 2009 . 43
    Bảng 3.4b Chiều cao, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây vụ Hè Thu năm 2010 . 45
    Bảng 3.5 Một số đặc điểm về hình thái cây . 48
    Bảng 3.6 Một số đặc điểm về bắp và hạt 50
    Bảng 3.7a Khả năng chống chịu sâu bệnh hại 53
    Bảng 3.7b Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh . 54
    Bảng 3.8a Các chỉ tiêu về bắp liên quan đến năng suất 57
    Bảng 3.8b Các chỉ tiêu về hạt vụ Hè Thu năm 2009 60
    Bảng 3.8c Các chỉ tiêu về hạt vụ Hè Thu năm 2010 61
    Bảng 3.8d Năng suất thực thu của các giống . 65
    Bảng 3.9a Ổn định về thời gian sinh trưởng 70
    Bảng 3.9b Ổn định về khối lượng bắp/ô 72
    Bảng 3.9c Ổn định về tỷ lệ hạt/bắp 74
    Bảng 3.9d Ổn định về năng suất thực thu 76
    viDANH MỤC ĐỒ THỊ
    Đồ thị 1. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô vụ Hè Thu năm 2009 37
    Đồ thị 2. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô vụ Hè Thu năm 2010 38
    Đồ thị 3. Chiều cao cây của các giống ngô vụ Hè Thu năm 2009 49
    Đồ thị 4. Chiều cao cây của các giống ngô vụ Hè Thu năm 2010 50
    Đồ thị 5. Năng suất thực thu của các giống ngô vụ Hè Thu năm 2009 . 66
    Đồ thị 6. Năng suất thực thu của các giống ngô vụ Hè Thu năm 2010 . 68
    vii 1
    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Ngô (Zea mays. L) là một cây ngũ cốc quan trọng có nguồn gốc ở vùng nhiệt
    đới. Ngô cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và thức ăn cho chăn
    nuôi trên toàn thế giới sau lúa mì, lúa nước. Ngày nay, cây ngô được trồng rộng
    rãi ở nhiều vùng có điều kiện sinh thái khác nhau, cây ngô có tiềm năng cho
    năng suất cao, chất lượng dinh dưỡng tốt và hiệu quả cao trong sản xuất nông
    nghiệp. Cây ngô có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia, nó
    không chỉ được sử dụng làm nguồn lương thực cho con người, làm thức ăn cho
    gia súc mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Ngoài ra,
    ngô còn là nguồn hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu
    nhập chính cho người dân và nền kinh tế của đất nước. Việc tăng sản lượng ngô
    trên thế giới đặc biệt là ở Mỹ và các nước Châu Âu, Châu Á dẫn đến việc phát
    triển công nghiệp chế biến có quan hệ mật thiết với việc phát triển và sử dụng
    những giống ngô lai năng suất cao. Theo số liệu của FAO, năm 2009 sản lượng
    ngô trên thế giới đạt 822,7 triệu tấn trong khi đó lúa mì là 683,8 triệu tấn, lúa
    nước chỉ đạt 661,8 triệu tấn [16].
    Theo quan điểm của các nhà khoa học hiện nay, việc tăng năng suất cây
    trồng chủ yếu dựa vào giống và phân bón. Giống được coi là động lực chính để
    tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Ngô lai là cây điển hình nhất về sự thành
    công trong ứng dụng ưu thế con lai F1 trong sản xuất nông nghiệp. Tại nước Mỹ,
    năng suất ngô lai vuợt trên các giống ngô truyền thống từ 1,0 đến 6,0 tấn/ha/vụ,
    bình quân 2,0 tấn/ha/vụ. Người ta đã tính được rằng giống đóng góp 60% và kỹ
    thuật canh tác đóng góp 40% vào mức tăng năng suất, sản lượng ngô [32].
    Ở nước ta, ngô được coi là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa, ở
    một số vùng sản phẩm ngô hạt còn được sử dụng làm lương thực chính cho con
    người. Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng về sản xuất
    ngô khá nhanh, năm 1990 cả nước có diện tích là 432 nghìn ha, năng suất bình
    quân đạt 1,55 tấn/ha; năm 2000 diện tích lên đến 730 nghìn ha, năng suất đạt 2
    2,90 tấn/ha và đến năm 2006 diện tích ngô là 1.032 nghìn ha, năng suất đạt 3,70
    tấn/ha [28] . Hiện nay, diện tích ngô của Việt Nam đạt khoảng trên 1,126 triệu ha
    năng suất bình quân 4,02 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 4,53 triệu tấn, trị giá gần 1,2
    tỷ đô la (tính theo giá khoảng 250USD/tấn năm 2009) [23].
    Sở dĩ năng suất ngô ở nước ta tăng nhanh như vậy là do chúng ta đã sử dụng
    giống ngô ưu thế lai thay thế dần những giống ngô thụ phấn tự do trong sản xuất.
    Năm 1995 diện tích ngô lai chiếm 30%, đến năm 2000 chiếm khoảng 65% và
    năm 2009 chiếm khoảng 95% tổng diện tích trồng ngô của cả nước [28]. Thực tế
    cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng ngô của chúng ta tăng nhanh nhưng
    vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi và phục vụ công nghiệp chế
    biến trong nước. Hàng năm, các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi trong cả
    nước phải nhập khẩu gần một triệu tấn ngô thương phẩm. Do vậy, việc sử dụng
    giống ngô lai thay thế giống thụ phấn tự do là một bước tiến quan trọng trong
    quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo
    chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
    Đắk Lắk là một tỉnh miền núi thuộc Cao nguyên Nam Trung Bộ có điều kiện
    thời tiết khí hậu, đất đai màu mỡ, rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
    của cây ngô. Chính vì vậy, đã từ lâu cây ngô là một trong những cây trồng quen
    thuộc với những người dân tộc bản xứ, trong đó chủ yếu là các giống ngô địa
    phương có phẩm chất tốt nhưng năng suất lại không cao. Cho đến những năm
    1995, cây ngô lai mới được đưa vào trồng thử nghiệm tại Đắk Lắk và sau đó đã
    trở thành một trong những loại cây trồng chính trong ngành sản xuất nông
    nghiệp của địa phương. Những năm gần đây, do có sự chuyển đổi cơ cấu cây
    trồng để phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết của từng địa phương trong tỉnh,
    do đó diện tích cây công nghiệp lâu năm kém hiệu quả được thay thế bằng diện
    tích cây nông nghiệp ngắn ngày, trong đó cây ngô chiếm diện tích ngày càng lớn.
    Hiện nay, diện tích trồng ngô của toàn tỉnh hàng năm hơn 121.000 ha, năng suất
    (4,65 tấn /ha), với sản lượng đạt gần 565.000 tấn [11], là một trong những tỉnh
    có diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, năng suất bình quân cũng 3
    như sản lượng ngô trong toàn tỉnh lại không cao, chưa phản ánh hết tiềm năng về
    khí hậu thời tiết, đất đai của vùng. Một trong những nguyên nhân làm năng suất
    và sản lượng ngô của Đắk Lắk chưa cao là do yếu tố về giống chưa phù hợp với
    điều kiện sinh thái cụ thể của từng tiểu vùng sinh thái trong tỉnh. Người dân có
    rất ít sự lựa chọn ngoài các giống ngô lai đã có và trồng phổ biến trên địa bàn
    tỉnh từ rất lâu như: CP888; LVN10; G49, Bioseed 9698 và một số giống khác.
    Những giống ngô này qua nhiều năm canh tác, năng suất đã giảm một cách rõ rệt
    ở một số vùng trồng ngô chính trong tỉnh.
    Nhằm góp phần xác định những giống ngô lai mới có năng suất cao, ổn định
    khả năng thích nghi tốt với từng điều kiện sinh thái của các địa phương khác
    nhau trong tỉnh, từ đó làm phong phú thêm bộ giống sản xuất tại địa phương góp
    phần tăng năng suất, sản lượng ngô trong tỉnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
    tài: “So sánh một số giống ngô lai có triển vọng tại Đắk Lắk”.
    Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài
    Mục tiêu
    Xác định được một số giống ngô lai mới có năng suất cao, ổn định và thích
    nghi tốt với các tiểu vùng sinh thái khác nhau trong vụ Hè Thu tại tỉnh Đắk Lắk.
    Ý nghĩa
    Đề tài so sánh và đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống
    ngô thí nghiệm từ đó xác định được một số giống ngô lai mới có năng suất cao,
    khả năng thích nghi tốt làm phong phú thêm bộ giống sản xuất tại địa phương,
    góp phần làm tăng năng suất, sản lượng ngô trong tỉnh. Đánh giá tính ổn định về
    thời gian sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
    ngô lai qua ba tiểu vùng sinh thái khác nhau là những kết luận có ý nghĩa khoa
    học và thực tiễn cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...