Luận Văn So sánh một số giống lúa lai nhập nội từ Trung Quốc vụ mùa 2009, tại công ty cổ phần giống cây trồng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 30/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề

    Từ ngàn đời nay, cây lúa (Oryza Stiva) đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh- nền văn minh lúa nước.
    Lúa là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới tập chung tại các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Lúa gạo có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội.
    Vấn đề lớn nhất của an ninh lương thực ở mỗi quốc gia là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mọi người. Để đặt được mục tiêu trên về phương diện tạo giống chúng ta có thể đi theo hai hướng: nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích và nâng cao chất lượng dinh dưỡng của cây trồng đó.
    Vì vậy nghiên cứu chọn tạo giống lúa ưu thế lai hay còn gọi là lúa lai, là một khám phá lớn nhất để nâng cao năng suất, sản lượng lúa và hiệu quả canh tác lúa. Lúa lai đã được nghiên cứu rất thành công ở Trung Quốc, hiện diện tích gieo trồng lúa lai của nước này là 15 triệu ha, chiếm khoảng 50% diện tích trồng lúa của Trung Quốc. Lúa lai cũng đã và đang được mở rộng ở nhiều quốc gia khác nhau: Việt Nam, Ấn Độ, Myanma với quy mô ước đặt 1,35 triệu ha năm 2006. Trong đó diện tích lúa lai của Việt Nam khoảng 560 nghìn ha (Tống Khiêm, 2007).
    Lúa lai với năng suất vượt trội hơn lúa truyền thống và lúa cao năng từ 15 – 20%, khoảng 1-1,5 tấn/ha. Như vậy sản xuất lúa lai đã góp phần làm tăng năng suất lúa, tăng thu nhập cho các hộ nông dân, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn qua khâu sản xuất hạt lai F1, và dành nhiều diện tích đất cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác mang lại lợi ích cao hơn. Nhất là trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam ngày càng thu hẹp do phát triển công nghiệp hóa và dân số ngày càng tăng nhanh như hiện nay.
    Theo đánh giá của tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Ngoài cường quốc xuất khẩu gạo Thái Lan, còn ba nước khác có khả năng canh tranh với Việt Nam là Ấn Độ, Pakistan, và Trung Quốc. Khác với các nước khác trong khu vực 20 năm qua Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới toàn diện, sâu sắc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo tinh thần nghị quyết 10 của bộ chính trị (khóa VI) và các chính sách phát triển kinh tế – tài chính của Đảng và nhà nước. Sản xuất nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng của nước ta đã phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh. Cụ thể sản lượng lúa cả năm 2008 ước đặt 38,6 triệu tấn tăng 2,7 triệu tấn (7,5%) so với năm 2007.
    Nhà nước chủ trương phấn đấu đến năm 2010 giữ ổn định sản lượng lương thực khoảng 38-39 triệu tấn và dành 1,3 triệu ha diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu.
    Để đặt được mục tiêu trên thì việc nghiên cứu và áp dụng lúa lai vào sản xuất là rất cần thiết. Việc tìm ra bộ giống lúa lai mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng sinh trưởng phát triển tốt, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chịu thâm canh, thích hợp với đồng bằng châu thổ Sông Hồng là yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực.
    Trong công tác chọn giống lúa thì việc đánh giá, khảo nghiệm các giống lúa mới là rất quan trọng, trên cơ sở dựa vào kết quả đó, sau đó đưa vào sản xuất thử là căn cứ để tìm ra được một giống lúa mới. Vì vậy tôi tiến hành đề tài:
    “So sánh một số giống lúa lai nhập nội từ Trung Quốc vụ mùa 2009, tại công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Ninh”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...