Luận Văn So sánh một số đặc điểm giao tiếp giữa học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình ở TP

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I : MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Các Mác đã nói rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân mà nó giao tiếp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với họ” (theo Phạm Minh Hạc [11,489]). Cho nên, cùng với hoạt động, giao tiếp là một con đường quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Hiểu rõ về đặc điểm giao tiếp của con người giúp ta biết được một số thông tin về nhận thức, tình cảm cũng như nhân cách của họ. Đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi có nhiều biến động về tâm sinh lý với hoạt động chủ đạo là giao tiếp nhóm. Vì vậy, tìm hiểu về đặc điểm giao tiếp của lứa tuổi này là điều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các nhà giáo dục nắm bắt được những chuyển biến tâm lý của thiếu niên.
    Mặt khác, hơn mười năm trở lại đây dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, các giá trị, giềng mối của gia đình trở nên lỏng lẻo. Hậu quả là số cặp vợ chồng ly hôn tăng lên đáng kể, kéo theo đó là những đứa trẻ bỏ nhà đi lang thang. Vì chúng không chịu được sự mâu thuẫn của bố mẹ, cũng như thiếu thốn sự chăm sóc chu đáo của gia đình. Hậu quả thứ hai của nền kinh tế thị trường là sự phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh chóng. Ở những vùng quê nghèo, các gia đình đông con làm không đủ nuôi mấy miệng ăn. Chính vì thế cả gia đình hoặc chỉ có trẻ ra thành phố để kiếm sống. Đó là hai nguyên nhân chính trong các nguyên nhân làm số lượng trẻ em lang thang ở các đô thị lớn tăng lên : gia đình tan vỡ và nghèo đói [6,26]. Theo một số nghiên cứu thì độ tuổi trẻ em lang thang ở Việt Nam từ khoảng 12 - 15 tuổi là phổ biến, độ tuổi dưới 12 khoảng 7 - 8% [36]
    Hiện nay, các chương trình, các tổ chức bảo vệ trẻ em ở Việt Nam phát triển rất mạnh, kể cả trong và ngoài nước. Do đó, các em được tập trung vào sống, học tập ở các Mái ấm, Nhà mở, Trung tâm chăm sóc trẻ Trẻ sinh hoạt, học tập ở Mái ấm đến cuối tuần; một hoặc hai tháng; lễ; Tết; hè trẻ được người thân đón về gia đình, sau đó trẻ trở lại Mái ấm để tiếp tục học tập. Sống trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, tâm lý của trẻ sống tại Mái ấm sẽ có những đặc điểm rất khác so với trẻ sống tại gia đình, đặc biệt là cách cư xử với mọi người xung quanh, trong suy nghĩ, hành vi còn nhiều chỗ lệch chuẩn. Trong khi đó GDV ở Mái ấm không thể thay thế cha mẹ để uốn nắn cho các em.
    Đồng thời xuất phát từ thực tế của bản thân người nghiên cứu đã tham gia dạy phụ đạo, sinh hoạt với các em ở Mái ấm Aùnh sáng Q.3 trong khoảng thời gian 3 năm. Vì thế, người nghiên cứu nhận thấy những bất ổn trong tâm lý của các em, mong muốn có một nghiên cứu cụ thể để hiểu các em hơn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu được, người nghiên cứu đề xuất những biện pháp giáo dục giúp các em phát triển tâm lý bình thường và trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
    Từ những lý do nêu trên việc nghiên cứu vấn đề : “So sánh một số đặc điểm giao tiếp giữa học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình ở TP.HCM” là một việc làm thiết thực và cần thiết.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu thực trạng và so sánh một số đặc điểm giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp giáo dục giúp các em sống tại Mái ấm phát triển nhân cách tốt hơn.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    3.1.Đối tượng nghiên cứu
    + Nhu cầu giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và gia đình.
    + Nội dung giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và gia đình
    + Đối tượng giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và gia đình.
    3.2.Khách thể nghiên cứu
    Bảng 1.1 : Số lượng khách thể nghiên cứu
    Trường / Mái ấm Số lượng
    Học sinh thiếu niên sống tại gia đình THCS Nguyễn Tri Phương Q 10 181
    THCS Trần Danh Ninh Q 8 63
    Học sinh hiếu niên sống tại Mái ấm Mái ấm nữ Q 10 8
    Mái ấm Hướng Dương Q 6 10
    Mái ấm Bình Minh Q 4 6
    Mái ấm nam Q 10 10
    Mái ấm Tân Bình 11
    Mái ấm Q 8 10
    Tổng 299

    4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    4.1 Nội dung: Vấn đề giao tiếp có nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng trong nghiên cứu này chỉ tìm hiểu 3 đặc điểm:
    + Nhu cầu giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình
    + Đối tượng giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình
    + Nội dung giao tiếp của học sinh thiếu niên sống tại Mái ấm và sống tại gia đình
    4.2 Khách thể: Thiếu niên tuổi từ 12 - 15 tuổi trên cơ sở chọn ngẫu nhiên ở
    + 2 trường THCS tại Q.8, Q.10
    + 6 Mái ấm tiếp nhận trẻ lang thang, trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em nghèo cộng đồng
    như đã nêu trên.
    5. Giả thuyết nghiên cứu:
    Theo T.V. Đragunova : “Hoạt động chủ đạo của tuổi thiếu niên là giao tiếp” [14,51]. Thiếu niên có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn xây dựng lại mối quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa người lớn và các em. Còn mối quan hệ với bạn bè cùng tuổi thì đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với học sinh tiểu học. Chính vì thế, học sinh thiếu niên dù sống tại Mái ấm hay sống tại gia đình đến lứa tuổi này đều có nhu cầu giao tiếp theo đúng sự phát triển của tâm lý lứa tuổi. Đồng thời, căn cứ vào kết quả một số nghiên cứu gần đây của Nguyễn Quang Uẩn (2000) [41] và Nguyễn Xuân Thức (2000) [36] về tâm lý trẻ em lang thang và trẻ em mồ côi ở lứa tuổi thiếu niên đều khẳng định các em có nhu cầu giao tiếp ở mức độ cao đối với bạn cũng như đối với mọi người. Đây là hai trong nhiều đối tượng trẻ được nhận vào sống ở các Mái ấm.
    Về đối tượng giao tiếp thì theo kết quả nghiên cứu ở học sinh thiếu niên của Đỗ Thị Hạnh Phúc (1998) [31], các em có mức độ tiếp xúc khác nhau với các đối tượng. Cụ thể cao nhất vẫn là bạn, sau đó là cha, mẹ, anh chị của mình. Tuy nhiên trẻ ở Mái ấm không sống với người thân, mà sống với các bạn có cùng hoàn cảnh và thầy cô GDV. Vì vậy mức độ giao tiếp với các đối tượng sẽ không hoàn toàn giống như trẻ sống tại gia đình.
    Về nội dung giao tiếp, HSTN sống tại gia đình và HSTN sống tại Mái ấm vẫn có những điểm giống nhau do đặc điểm của lứa tuổi. Song do địa điểm sống khác nhau nên có những nội dung giao tiếp HSTN sống tại gia đình quan tâm nhiều nhưng HSTN sống tại Mái ấm lại không quan tâm đến, hoặc ngược lại. Và qua nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Thức (2000) như nói ở trên cũng cho thấy có sự khác nhau về nội dung giao tiếp giữa trẻ bình thường và trẻ mồ côi.
    Từ các căn cứ trên người nghiên cứu đưa ra những giả thuyết nghiên cứu sau đây:
    5.1 Không có sự khác biệt về nhu cầu giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình.
    5.2 Có sự khác biệt về đối tượng giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình.
    5.3 Nội dung giao tiếp có sự khác biệt theo địa điểm sống và giới tính của HSTN.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giao tiếp : khái niệm giao tiếp, vai trò và chức năng của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, đặc điểm giao tiếp; đặc điểm giao tiếp của HSTN sống tại gia đình; đặc điểm giao tiếp của HSTN sống tại Mái ấm.
    6.2 Tìm hiểu thực trạng về nhu cầu giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp của HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình.
    6.3 So sánh nhu cầu giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội dung giao tiếp theo địa điểm sống và giới tính của khách thể nghiên cứu.
    6.4 Tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt về nhu cầu, nội dung, đối tượng giao tiếp giữa HSTN sống tại Mái ấm và sống tại gia đình.
    6.5 Đề xuất một số biện pháp giáo dục giúp HSTN sống tại Mái ấm có điều kiện phát triển tâm lý, nhân cách tốt hơn.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1 Nghiên cứu lý luận
    7.2 Điều tra bằng phiếu câu hỏi
    7.3 Phỏng vấn
    7.4 Xử lý số liệu bằng toán thống kê – phần mềm SPSS 11.5
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...