Thạc Sĩ "So sánh một số chủng giống nấm Linh Chi [Ganoderma lucidum (W.Curt.:Fr.)Karst.] nuôi trồng ơ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đặt vấn đề
    Nấm Linh Chi có tên khoa học là [Ganoderma lucidum (W.Curt.:Fr.)Karst.] phiên âm theo tiếng Trung Quốc gọi là Ling zhi, theo tiếng Nhật gọi là Reishi. Ở Việt Nam còn có tên gọi là nấm Lim, nhưng thông dụng nhất vẫn gọi là nấm Linh Chi. Linh Chi đã được người xưa kể lại với rất nhiều truyền thuyết, họ coi đó là tiên đan, linh dược, chữa được bách bệnh, trường sinh bất lão, cải tử hoàn sinh .v.v .
    Ngày nay, khoa học càng phát triển nhưng Linh Chi vẫn được coi như là một dược thảo quý, đã được nhiều người, cơ quan, viện nghiên cứu chú ý đến loài nấm này.
    Từ thời Hoàng đế (trên 4.000 năm về trước) cho đến nay Linh Chi vẫn được coi là "Thượng dược" được xếp vào hàng siêu dược liệu, trên cả nhân sâm, là loại thuốc quý trong y học cổ truyền đã được ghi trong "Thần nông bản thảo" cách đây 2.000 năm và trong "Bản thảo cương mục" (thế kỷ 16), nhưng nó mới thực sự chú ý nghiên cứu và sử dụng nhiều từ những năm 1960 trở lại đây nhất là ở Trung Quốc, số lượng các loài nấm Linh Chi được sử dụng trong công nghệ dược liệu ngày càng tăng, đặc biệt ở các quốc gia Á Đông.
    Ở Việt Nam từ thế kỷ 18 Hải Thượng Lãn Ông đã có bài thơ "Lên núi hái Linh Chi" chứng tỏ nước ta đã sử dụng Linh Chi từ rất lâu đời.
    Từ đầu thế kỷ 17 các loài nấm Linh Chi đã được nuôi trồng ở Trung Quốc, chính bởi giá trị dược liệu cao của chúng như: tăng cường hệ thống miễn dịch, điều trị suy nhược thần kinh, xơ cứng mạch máu, huyết áp cao, giảm cholesterol trong máu, loét dạ dày, thấp khớp, ung thư .
    Do giá trị về mặt dược liệu cao nên giá trị về kinh tế của Linh Chi cũng rất cao, giá bán tại thời điểm năm 1996 ở thị trường Nhật Bản lên tới trên 200USD/kg quả thể khô đóng gói, giá xuất chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng từ 15 đến 20 USD/kg khô. Cho nên việc khai thác nguồn nấm mọc hoang dại trong tự nhiên trở nên khó khăn và khan hiếm dần. Từ đó người ta đã nghĩ đến việc nuôi trồng nấm Linh Chi trong điều kiện môi trường nhân tạo, sử dụng các nguồn nguyên vật liệu có trong tự nhiên hoặc các phế thải trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp để làm cơ chất nuôi trồng nấm Linh Chi.
    Dựa vào đặc tính sinh học và sinh thái của nấm Linh Chi, Thừa Thiên-Huế có các điều kiện tự nhiên thích hợp cho quả thể nấm Linh Chi sinh trưởng và phát triển.
    Vì vậy, việc "So sánh một số chủng giống nấm Linh Chi [Ganoderma lucidum (W.Curt.:Fr.)Karst.] nuôi trồng ở Hợp Tác Xã Nông nghiệp Phú Lương 1, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế " sẽ chọn ra những chủng giống nấm cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng và có tính di truyền ổn định, bổ sung một số giống mới phục vu cho sản xuất nuôi trồng nấm dược liệu, tăng hiệu quả kinh tế và cung cấp nguồn dược liệu phong phú cho việc bào chế các loại dược liệu chữa bệnh hiểm nghèo bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Việc hoàn chỉnh qui trình trồng nấm Linh Chi góp phần vào ngành sản xuầt nấm nói chung và nấm dược liệu nói riêng của tỉnh nhà phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    2.1. Ý nghĩa khoa học
    So sánh một số chủng giống nấm Linh Chi, được trồng trên 3 công thức cơ chất trong điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế, sẽ đóng góp cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về nấm Linh Chi, có ý nghĩa bảo tồn đa dạng sinh học. Vì hiện nay nấm Linh Chi trong tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng.
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Từ kết quả nghiên cứu sẽ chọn lựa được một số chủng giống nấm Linh Chi thích hợp cho sản xuất, góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hoàn chỉnh. Tăng thu nhập cho người dân, tận dụng được một số phế thải Nông-Lâm nghiệp để sản xuất nấm, sau đó làm nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt, góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng thời gian nhàn rỗi của nông dân.
    3 Mục đích của đề tài
    Dựa vào các chỉ tiêu nghiên cứu theo dõi và so sánh bốn chủng giống nấm Linh Chi để lựa chọn một số chủng giống thích hợp, góp phần xây dựng một quy trình sản xuất nấm hoàn chỉnh nhất, đơn giản, dễ áp dụng đối với sản xuất nấm đại trà, với điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...