Luận Văn So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang

    Lời cảm tạ .i
    Tóm tắt ii
    Mục lục .iii
    Danh sách bảng .v
    Danh sách hình vi
    Danh sách từ viết tắt .vii

    Chương I Giới thiệu . .1
    1.1Đặt vấn đề 1
    1.2 Mục tiêu 1
    1.3Nội dung nghiên cứu 2

    Chưong II Tổng quan 3
    2.1 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thế giới 3
    2.2 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 6
    2.3 Tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ ở tỉnh Bến Tre 7
    2.4 Điều kiện tự nhiên 8
    2.5 Tài nguyên thiên nhiên .9
    2.6 Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng .11
    2.6.1 Tên gọi .11
    2.6.2 Nguồn gốc và phân bố 12
    2.6.3 Hình thái cấu tạo .12
    2.6.4 Tập tính sống .12
    2.6.5 Đặc điểm sinh sản 12

    Chương III Phương pháp nghiên cứu . 14
    3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .14

    3.1.1 Thời gian nghiên cứu 14
    3.1.2 Địa điểm nghiên cứu .14
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 14
    3.2.1Thông tin thứ cấp .14
    3.2.2 Thông tin sơ cấp .14
    3.2.3 Phương pháp thu mẫu, xử lý và phân tích số liệu 16

    Chương IV Kết quả thảo luận 18
    4.1 Những thông tin chung về các hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm
    canh .18
    4.2 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ thâm canh.
    4.2.1 Kết cấu ao 20
    4.2.2 Thời vụ nuôi 22
    4.2.3 Quản lý ao nuôi .23
    4.2.4 Thông số về kỹ thuật .25
    4.2.5 Đánh giá chất lượng con giống 27
    4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế 28
    4.3.1 Chi phí cố định 29
    4.3.2 Chi phí biến đổi .29
    4.3.3 Doanh thu từ mô hình nuôi 31
    4.3.4 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi .32
    4.3.5 Phân phối sản phẩm .32
    4.4 Nhận thức của người dân .33
    4.4.1 Nhận thức về môi trường nước .33
    4.4.2 Các vấn đề về xã hội .34
    4.4.3 Khó khăn và thuận lợi 35

    Chương V Kết luận và đề xuất 38

    5.1 Kết luận 38
    5.2 Đề xuất .38

    GIỚI THIỆU

    1.1 Đặt vấn đề


    Nuôi trồng thủy sản đã và đang khẳng định vai trò và vị thế quan trọng của mình trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến, tạo công ăn việc làm xóa đói giảm nghèo và là ngành kinh tế mũi nhọn nước ta. Năm 2006 tổng sản lượng thủy sản đat
    3,69 triệu tấn, tăng hơn 7,6% so với năm 2005. Trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 1,69 triệu tấn, và diện tích không ngừng tăng lên, nếu năm 2001 diện tích nuôi trồng thủy sản là 652 nghìn ha, thì đến năm 2006 đã đạt 1,05 triệu ha (Bộ Thủy sản, 2005).

    Đối tượng nuôi chủ yếu trước đây là con tôm sú đóng vai trò chủ lực. Năm
    2004, sản lượng tôm sú 290,501 tấn, giá trị đạt 12,859.5 tỷ đồng, chiếm trên
    98% trong số tôm nước lợ. Năng suất nuôi bình quân khoảng 500 kg/ha. Tuy nhiên trong những năm gần đây người nuôi không có lãi do chi phí đầu tư cao, giá bán lại thấp. Từ năm 2001 nước ta di nhập một đối tượng nuôi mới, có nguồn gốc từ Châu Mỹ, đó là tôm thẻ chân trắng, tôm này có đặc tính phát triển tốt, cho năng suất cao, giá thành thấp, đã góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu, và đã được nhiều nơi quan tâm đưa vào sản xuất, năm 2004 sản lượng nuôi tôm chân trắng đã đạt 1.766 tấn (Bộ Thuỷ sản từ
    1990-2004). Tuy nhiên, tôm chân trắng có những nhược điểm cơ bản như thường mắc những bệnh của tôm sú, mang hội chứng Taura đã gây nên dịch bệnh lớn ở Nam Mỹ (1999- 2000) (Trung tâm tin học Thủy sản, 2006) và các bệnh khác có thể nhiễm sang các đối tượng tôm nuôi khác, làm mất an ninh sinh thái và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên. Do là đối tượng nuôi mới nên việc so sánh hiệu quả giữa nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú, là cần thiết. Nhằm giúp người nuôi chọn đối tượng nuôi cho phù hợp để giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi, nâng cao hiệu quả, ổn định sản xuất.

    Vì vậy đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre” được tiến hành.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    Khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Bến Tre nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề nuôi trồng thủy sản ven biển.

    1.3 Nội dung nghiên cứu


    - Kỹ thuật nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh.
    - Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh.
    - So sánh một số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật giữa mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh.
    - Nhận thức của người nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh.
     
Đang tải...