Luận Văn So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú (P.monodon) và tôm

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề

    Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới 20 năm qua, ngành thủy sản nước ta đã khởi sắc và tăng trưởng liên tục qua từng năm, từng thời kỳ. So với năm 1985, năm 2005 sản lượng thủy sản tăng 4,24 lần, từ xấp xỉ 808 nghìn tấn lên 3.432.800 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng mạnh, hơn 6,22 lần, từ 231.200 tấn lên 1.437.355 tấn. Các hoạt động nuôi thủy sản trong những năm gần đây, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản nước lợ ở các vùng ven biển nước ta nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng càng trở nên năng động. Tôm sú từ lâu đã trở thành đối tượng nuôi truyền thống của thủy sản nước ta. Các mô hình kỹ thuật nuôi tôm sú đã được định hình và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngừoi dân, ngành nuôi tôm sú đã góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bên cạnh những đối tượng giáp xác được nuôi mang tính chất truyền thống như tôm sú, gần đây sự du nhập của loài tôm thẻ chân trắng đang là vấn đề nổi bật và được dư luận quan tâm nhiều nhất. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi nhân tạo quan trọng thứ nhì (sau tôm sú) trên thế giới, còn ở Châu Mỹ là số 1. Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhân tạo thành công và có hiệu quả cao, tôm thẻ chân trắng được di giống sang nuôi ở Hawai của Mỹ. Từ đây tôm thẻ chân trắng lan sang Đông Á và Đông Nam Á. Trung Quốc là nước Châu Á quan tâm đến tôm thẻ chân trắng sớm nhất. Từ năm 1998 họ đã công bố nuôi tôm chân trắng thành công và sẵn sàng chuyển giao công nghệ (cung cấp con giống và kỹ thuật nuôi) cho các nước châu Á nào muốn nhập nội. Nhiều nước Châu Á khác như Philippin, Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam Cũng đã nhập nội tôm thẻ chân trắng để nuôi với hy vọng đa dạng hóa các sản phẩm tôm xuất khẩu để nhằm tránh tình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm sú như hiện nay.

    Ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long một số nơi đã chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đang lớn dần. Trước sự phát triển mạnh mẽ của tôm thẻ chân trắng như hiện nay thì hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Vùng nước lợ ven biển Trà Vinh với diện tích rộng và dài có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi tôm. Những năm gần đây con tôm sú đã giúp cho người dân Trà Vinh thoát nghèo và có nguồn thu nhập ổn định. Theo chỉ thị 228/CT-BNN-NTTS được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành thì tôm thẻ chân trắng đã được nuôi lần đầu tiên tại Trà Vinh theo hình thức thâm canh tại các cơ sở đủ điều kiện theo tiêu chuẩn của Bộ quy định.

    Tuy nhiên, nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm cũng còn nhiều khó khăn so với tôm sú do chưa có sự hiểu biết nhiều về kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, với những rủi ro cao do chưa hiểu biết cách quản lý dịch bệnh và môi trường.

    Chính vì vậy đề tài “So sánh một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi thâm canh tôm sú (P.monodon) và tôm thẻ chân trắng (P.vannamei) ở tỉnh Trà Vinh” đã được thực hiện.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    Khảo sát đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề nuôi trồng thủy sản.

    1.3 Nội dung nghiên cứu

    - Khảo sát kỹ thuật nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh.
    - Khảo sát hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh.
    - So sánh một số chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật giữa mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh.
    - Nhận thức của người nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
     
Đang tải...