Tiểu Luận So sánh một lý thuyết nữ quyền và một lý thuyết xã hội học trên quan điểm giới

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: SO SÁNH MỘT LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN VÀ MỘT LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC TRÊN QUAN ĐIỂM GIỚI



    NỘI DUNG​Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân loại học, nó nói đến vai trò trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến các quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ không theo thực tế cá nhân. Vai trò giới được xác định theo văn hoá, không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian, theo các xã hội và các vùng địa lý khác nhau. Khi sinh ra chúng ta không mang theo những đặc tính giới mà chúng ta học được những đặc tính giới từ gia đình, xã hội và nền văn hoá của chúng ta.
    Trong vấn đề về Giới tồn tại song song hai loại quan điểm: đó là quan điểm chưa có nhận thức giới và quan điểm với nhận thức giới.
    Quan điểm thứ nhất, chưa có nhận thức giới: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) tập 1 thì: Bình đẳng (chính trị) là sự được đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá không phân biệt thành phần và địa vị xã hội, trong đó trước tiên và cơ bản nhất là bình đẳng trước pháp luật. Theo đó, bình đẳng giới sẽ được hiểu là sự đối xử như nhau giữa nam và nữ trên mọi phương diện, không phân biệt hạn chế, loại trừ quyền của bất cứ giới nam hay giới nữ. Ở đây, điều kiện cần thiết chỉ là cung cấp cho phụ nữ các cơ hội bình đẳng, sau đó người ta tin rằng họ sẽ thực hiện và được hưởng thụ như nam giới.
    Nguyên tắc đối xử như nhau, không phân biệt là điều hết sức cần thiết, song có lẽ nó chưa đủ để phụ nữ được bình đẳng thực sự. Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, xuất phát từ vấn đề quyền con người, hiến pháp đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên mọi phương diện, thế nhưng phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng thực sự. Cũng là con người như nam giới nhưng phụ nữ lại có những đặc tính hết sức riêng biệt do đặc trưng sinh học và đặc trưng xã hội quy định chi phối, cho nên chỉ thực hiện sự đối xử như nhau (căn cứ vào cái chung) mà không chú ý đến cái riêng để có các đối xử đặc biệt thì sẽ không có bình đẳng thực sự. Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển giữa nam và nữ không có cùng một điểm xuất phát, cho nên cơ hội mở ra như nhau nhưng phụ nữ khó nắm bắt được nó như nam giới. Ví dụ: khi cơ hội tìm việc làm, có thu nhập cao mở ra cho cả nam và nữ thì phụ nữ khó có thể đón nhận được cơ hội đó như nam giới (vì lý do sức khỏe, công việc gia đình, các quan niệm cứng nhắc trong phân công lao động ) Ngay cả khi có điểm xuất phát như nhau (do đã được tạo điều kiện) thì quá trình phát triển tiếp theo của phụ nữ cũng gặp những khó khăn, cản trở hơn so với nam giới. Ví dụ hai sinh viên nam và nữ cung tốt nghiệp đại học, mười năm sau, trình độ, khả năng thăng tiến giữa họ lại rất khác nhau. Trong thời gian này, nam giới có thể chuyên tâm vào học tập, nâng cao trình độ, còn phụ nữ lại phải chi phối hơn việc sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Vậy là đối xử như nhau không thể đem lại sự bình đẳng giữa hai giới nam và nữ vốn rất khác nhau về mặt tự nhiên và mặt xã hội (do lịch sử để lại).
    Quan điểm thứ hai với nhận thức giới:
     
Đang tải...