Luận Văn So sánh mô hình ba nhân tố Fama-French và mô hình bốn nhân tố Carhart trên thị trường chứng khoán Vi

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 9/8/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    ⦁ Lý do chọn đề tài
    Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi chính thức giao dịch vào năm 2000 đến nay đã có bước phát triển lớn. Số lượng chứng khoán niêm yết đã tăng từ 2 mã vào ngày 28/07/2000 lên đến 388 mã trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và 348 mã trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tính đến ngày 01/06/2013. Điều này chứng tỏ thị trường đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định và dự báo lợi suất của các chứng khoán trên thị trường còn thiếu cơ sở khoa học và thiếu tính đồng bộ. Các nhà đầu tư cá nhân chủ yếu dựa trên phân tích kỹ thuật, tâm lý đám đông và các khuyến nghị của công ty chứng khoán để đưa ra quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư tổ chức, mặc dù có lợi thế hơn về nguồn lực tài chính và nhân sự, cũng mới chỉ áp dụng các phương pháp định giá đơn giản như phương pháp chiết khấu dòng tiền hay phương pháp định giá tương đối.
    Trong khi đó, trên thế giới, việc áp dụng các mô hình tài chính hiện đại để định giá chứng khoán và dự báo lợi suất chứng khoán đã và đang được phổ biến rộng rãi. Các mô hình tiêu biểu đã thu hút được nhiều sự quan tâm của giới học thuật cũng như các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể kể đến như: mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) của Sharpe và Lintner (1963), mô hình ba nhân tố của Fama và French (1993), mô hình bốn nhân tố của Carhart (1997), mô hình ba nhân tố của Lu Zhang và Long Chen (2010), mô hình của Pastor Stambaugh (2003), Trong số các mô hình này, mô hình ba nhân tố của Fama-French và mô hình bốn nhân tố của Carhart là những mô hình mới và đã được kiểm chứng trên nhiều thị trường chứng khoán ở nhiều quốc gia khác nhau. Các nghiên cứu này đều đưa ra kết luận rằng, hai mô hình trên giúp giải thích được lợi suất và rủi ro trong đầu tư chứng khoán và là công cụ đắc lực giúp nhà đầu tư dự báo lợi suất, đặc biệt nó có tính hiệu quả hơn so với mô hình CAPM – mô hình định giá tài sản được cho là có mức độ phổ biến rộng rãi nhất.
    Để làm rõ hơn khả năng áp dụng của hai mô hình trên và so sánh hiệu quả của hai mô hình này trên thị trường chứng khoán Việt Nam, người viết đã chọn đề tài khóa luận: “So sánh mô hình ba nhân tố Fama-French và mô hình bốn nhân tố Carhart trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
    ⦁ Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của khóa luận này là so sánh hiệu quả của mô hình 3 nhân tố Fama-French và mô hình bốn 4 nhân tố Carhart và chọn ra mô hình phù hợp hơn với thị trường chứng khoán Việt Nam. Để đạt được mục đích trên, bài nghiên cứu sẽ tập trung vào 3 vấn đề chính:
    Thứ nhất, giới thiệu khái quát nội dung của mô hình 3 nhân tố Fama-French và mô hình 4 nhân tố Carhart.
    Thứ hai, đánh giá và so sánh hiệu quả của hai mô hình dựa trên kết quả áp dụng hai mô hình trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Thứ ba, phân tích các hạn chế của hai mô hình và đề xuất một số giải pháp nhằm đưa các mô hình vào áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    ⦁ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu về mô hình 3 nhân tố Fama-French và mô hình 4 nhân tố Carhart được thực hiện trên phạm vi tất cả các chứng khoán được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2012.
    ⦁ Kết cấu khóa luận
    Nội dung chính của khóa luận gồm có 3 phần:
    Chương 1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của mô hình 3 nhân tố Fama-French và mô hình 4 nhân tố Carhart.
    Chương 2. So sánh mô hình 3 nhân tố Fama-French và mô hình 4 nhân tố Carhart trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Chương 3. Hàm ý từ việc so sánh hai mô hình.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Ngoại thương đã tận tâm giảng dạy để tôi có được những kiến thức nền tảng vững chắc phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài và đặc biệt cảm ơn sự gợi mở và hướng dẫn tận tình của PGS, TS Nguyễn Việt Dũng trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...