Tiểu Luận So sánh lịch sử hình thành của thông luật và luật công bằng trông hệ thống pháp luật Anh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mối quan hệ giữa luật công bằng và thông luật:
    Luật công bằng chỉ được xem là một bộ phận bổ sung cho thông luật
    Các thẩm phán của tòa công bằng tự nhìn nhận và đưa ra nguyên tắc “Luật công bằng đi sau thông luật”à Luật công bằng ra đời chỉ đống vai trò hỗ trợ cho thông luật hoàn thiện hơn. Chỉ khi thông luật không điều chỉnh được hay không điều chỉnh hết thì luật công bằng mới giải quyết (Ví dụ như không có Trát, khi phán quyết của thông luật không thỏa đáng do chỉ có chết tài phạt tiền). Luật công bằng đưa ra nguyên tắc này nhằm tránh gây xung đột đối với các tòa án Hoàng gia luôn bảo vệ độc quyền của mình trông xét xử
    Các phán quyết của tòa công bằng không chỉ được áp dụng trong tòa công bằng mà còn được các thẩm phán của tòa thông luật tham khảo với tư cách là những lẽ phải, lẽ công bằng để bổ sung cho “Luật”
    Tuy nhiên khi giải quyết các vụ việc các thẩm phán của tòa công bằng luôn đặt công bằng và lẽ phải lên hàng đầu để xem xét vụ việc có xâm phạm đến công lý, đạo đức hay không. Nếu có thì đơn thỉnh cầu sẽ được chấp nhận. Chính vì thủ tục đơn giản đã khiến cho người có lợi ích bị xâm phạm dễ dàng tiếp cận đến công lý hơn ở tòa thông luật nên uy tín của tòa công bằng ngày càng cao
    Về pháp lý, từ 1621, viện nguyên lão bắt đầu xem xét các phán quyết của tòa công bằng, đồng nghĩa với việc tòa công bằng đã có vị trí ngang với tòa thông luật
    Như vậy tính đến trước cuộc cải cách tòa án, nước Anh đã có 2 hệ thống tòa án tồn tại độc lập với nhau. Trong đó mỗi tòa áp dụng một thủ tục tố tụng riêng, qui phạm pháp luật riệng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...