Luận Văn So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống lạc có triển vọng trong v

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lạc (Arachis hypogaea. L) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, trước hết được dùng làm thực phẩm cho người. Hạt lạc chứa hàm lượng dầu trung bình 40 – 60%, 26 – 34% protein, một số vitamin và chất khoáng. Dầu lạc là một loại lipit dễ tiêu là loại thực phẩm tốt cho con người. Protein của lạc chứa nhiều axit amin quý, lạc là nguồn bổ sung quan trọng các chất đạm, chất béo cho con người .
    Lạc là cây cải tạo đất, chống xói mòn phủ xanh đất trống đồi trọc. Bên cạnh đó, sản phẩm phụ của lạc đóng vai trò khá quan trọng như: Thân lá, khô dầu lạc có thành phần dinh dưỡng cao dùng để chế biến thức ăn cho gia súc, đồng thời sử dụng làm phân bón.
    Trong sản xuất nông nghiệp, giống là yếu tố đầu tiên tác động đến năng suất cây trồng, mặc dù có các yếu tố khác như: đất đai, canh tác, phân bón nhưng chất lượng nông sản do giống chi phối là rất lớn. Như ông cha ta đã nói “có công không bằng giống tốt”. Việc nghiên cứu tạo ra giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu với sâu bệnh là một yêu cầu cấp thiết trong sản xuất lạc ở nước ta hiện nay.
    Ở các tỉnh miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng thì cây lạc được xem là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp. Là cây có chiến lựơc của vùng nhưng so với một số cây trồng khác như lúa, ngô thì năng suất lạc thấp hơn và không ổn định. Nguyên nhân là do sản xuất lạc ở đây chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, chưa chú trọng đưa các giống mới vào sản xuất. Các giống đang sử dụng rộng rãi hiện nay chủ yếu là giống địa phương có từ lâu hoặc những giống đã sử dụng qua nhiều vụ sản xuất do bà con tự chọn lọc, cất giữ nên hạt giống thường có sức nảy mầm kém, lẫn cơ giới và có hiện tượng thoái hóa giống.
    Để có năng suất cao, phẩm chất tốt, tăng giá trị hàng hóa thì công tác chọn tạo, nhân giống phải đặt lên hàng đầu. Trước yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống lạc có triển vọng trong vụ xuân 2009 tại Thừa Thiên Huế”.
    1.2. Mục đích
    - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của các giống trên địa bàn nghiên cứu.
    - Đánh giá khả năng chống chịu các yếu tố ngoại cảnh và sâu bệnh hại.
    - So sánh năng suất của các giống mới với giống đối chứng.
    Trên cơ sở đó xác định, chọn lọc các giống có triển vọng về năng suất, phẩm chất, phù hợp với điều kiện sinh thái để đưa vào sản xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...