Báo Cáo So sánh kết quả điều trị tăng Kali máu bằng Salbutamol và Insulin truyền tĩnh mạch tại khoa Hồi sức

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Nước và điện giải là những thành phần rất quan trọng của cơ thể, duy trỡ các hoạt động của tổ chức. Khi thiếu nước và các chất điện giải sẽ gây những rối loạn trầm trọng cho cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong [1], [2], [4], [14].
    Mỗi loại điện giải có những chức năng sinh lý riêng, khi rối loạn sẽ gây ra những biểu hiện bệnh lý khác nhau. Trong đó, kali giữ vai trò quan trọng nhất vì tăng kali máu có thể gây ra các rối loạn nhịp tim nguy hiểm (như rung thất, ngừng tim), có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời [1], [8], [13], [31].
    Tăng Kali máu là nồng độ ion kali trong máu cao hơn bình thường (kali máu > 5,5 mEq/l) [1], [13], [31]. [43].
    Theo Eric D. Harry[32]: ở Mỹ tỷ lệ tăng kali máu chung là 8% bệnh nhân nhập viện, ở trẻ em tỉ lệ này vẫn chưa được biết.
    Trong hồi sức cấp cứu, tăng kali máu là một bệnh cảnh thường gặp, diễn biến cấp tính nhưng dễ bị che lấp bởi các bệnh lý lâm sàng nặng nề khác. Việc chẩn đoán thường dựa vào xét nghiệm. Do đó, chẩn đoán tăng kali máu thường muộn khi các rối loạn lâm sàng đã xảy ra. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong chẩn đoán, xử trí và tiên lượng bệnh. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thỡ cỏc rối loạn có thể phục hồi hoàn toàn, trỏnh được các rối loạn nhịp tim nguy hiểm và ngừng tim [13], [16], [31], [32].
    Hiện nay đó cú phỏc đồ điốu trị tăng kali máu ở trẻ em, Salbutamol và Insulin là hai thuốc có tác dụng tốt trong điều trị tăng kali máu, nhất là trong cấp cứu, nhưng chỳng cú cựng cơ chể tác dụng đều đưa kali vào trong tế bào.
    Salbutamol có tác dụng hạ kali máu thông qua kích thích hệ adrenergic
    tăng tiết Insulin.
    Trên thế giới đó cú những công trình nghiên cứu về hiệu quả của salbutamol và insulin trong điều trị tăng kali máu. [22], [34], [40].
    Năm 1989 Lens XM so sánh hiệu quả hạ kali máu của 3 nhúm dựng Insulin và đường, salbutamol riêng rẽ và phụớ hợp hai thuốc trong điều trị tăng kali máu ở 44 bệnh nhân suy thận, cho thấy nhúm dùng insulin có tác dụng hạ kali ít hơn so với nhúm dùng salbutamol.[34].
    Năm 2006 Mushtaq cũng nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 15 bệnh nhân tăng kali máu và chia thành 3 nhóm như trên, kết quả cho thấy Salbutamol có hiệu quả hạ kali máu nhẹ hơn Insulin, khi phối hợp 2 thuốc thì hiệu quả tốt hơn và tác dụng kéo dài hơn dùng riêng rẽ.[40].
    Tuy nhiên các nghiên cứu trên có cỡ mẫu quá nhỏ, do vậy có ý nghĩa thống kê ít.
    Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào về đánh giá hiệu quả điều trị tăng kali máu ở trẻ em.bằng Salbutamol và Insulin cũng như so sánh hai thuốc này khi dùng riêng rẽ hay phối hợp.
    Vì vậy để góp phần nghiờn cứu các biến đổi điện tim và so sánh kết quả điều trị tăng Kali máu ở trẻ em bằng Salbutamol và Insulin. Chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm hai mục tiêu sau:
    1. So sánh kết quả điều trị tăng Kali máu bằng Salbutamol và Insulin truyền tĩnh mạch tại khoa Hồi sức cấp cứu-Bệnh viện Nhi Trung ương
    2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị tăng Kali máu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...