Thạc Sĩ So sánh kết quả điều trị phẫu thuật bệnh trĩ theo hai phương pháp Longo và Milligan-Morgan tại bệnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 1/12/14
    Last edited by a moderator: 1/12/14
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẪN ĐỀ. 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. CƠ SỞ GIẢI PHẪU CỦA BỆNH TRĨ 3
    1.1.1. Cấu trúc giải phẫu ống hậu môn. 3
    1.1.2. Cấu tạo mô học của ống hậu môn. 9
    1.2. BẢN CHẤT CỦA TRĨ 12
    1.3. SINH LÝ HỌC CÚA HẬU MÔN 12
    1.4. SINH LÝ HỌC BỆNH TRĨ. 13
    1.5. CHẨN ĐOÁN, PHÂN ĐỘ VÀ PHÂN LOẠI TRĨ 14
    1.5.1. Biểu hiện lâm sàng. 14
    1.5.2. Phân độ trĩ 15
    1.5.3. Phân loại trĩ 16
    1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ TRÊN THẾ GIỚI. 17
    1.6.1. Điều trị nội 17
    1.6.2. Điều trị thủ thuật 17
    1.6.3. Điều trị bằng các liệu pháp vật lý. 18
    1.6.4. Điều trị phẫu thuật 19
    1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH TRĨ TRONG NƯỚC 20
    1.7.1. Điều trị nội khoa. 20
    1.7.2. Điều trị thủ thuật 20
    1.7.3. Điều trị bằng phẫu thuật. 21
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
    2.1. ĐỐI TƯỢNG 23
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu. 23
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 23
    2.1.3. Số lượng bệnh nhân. 24
    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 24
    2.2.2. Các bước tiến hành. 24
    2.2.3. Thu thập số liệu và xử lý số liệu. 34
    CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
    3.1. MỘT SỐ CHỈ TIÊU GHI NHẬN TRƯỚC MỔ 36
    3.1.1 Tuổi bệnh nhân. 36
    3.1.2. Giới 36
    3.1.3. Nghề nghiệp. 37
    3.1.4. Thêi gian m¾c bÖnh trÜ 37
    3.1.5. C¸c yÕu tè liªn quan ®Õn ph¸t sinh bÖnh trÜ 38
    3.1.6. C¸c ph­¬ng ph¸p ®· ®iÒu trÞ tr­íc khi phÉu thuËt 38
    3.1.7. C¸c triÖu chøng l©m sµng. 39
    3.2. GHI NHẬN QUÁ TRÌNH PHẪU THUẬT VÀ CÁC TAI BIẾN 42
    3.3. GHI NHẬN QUÁ TRÌNH HẬU PHẪU VÀ CÁC BIẾN CHỨNG 44
    3.4. KẾT QUẢ SAU MỔ 49
    CHƯƠNG 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN 52
    DỰ KIẾN KẾT LUẬN 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



    ĐẶT VẪN ĐỀ

    Trĩ là những cấu trúc bình thường ở ống hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ là tập hợp các bệnh lý có liên quan đến những thay đổi của mạng mạch trĩ và tổ chức tiếp xúc mạng mạch này [3], [4], [16].
    Bệnh trĩ là bệnh thường gặp tỷ lệ mắc bệnh cao. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ và khả năng lao động của cộng đồng. Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Nhâm và Nguyễn Xuõn Hựng [15] cho thấy bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 45% dân số, theo thống kê tại phòng khám hậu môn học khoa tiờu hoỏ bệnh viện Việt Đức bệnh trĩ chiếm 45% tổng số bệnh nhân đến khám [20] Đinh văn Lực (1987) cho biết bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 85% các bệnh lý ngoại khoa vùng hậu, trực tràng. Trên thế giới, theo Goligher J.E (1984) hơn 50% số người ở độ tuổi trên 50 mắc bệnh trĩ [3] [4] [20]. Tại Mỹ năm 1990 có 11 triệu lượt nguời đi khám bệnh trĩ (JonhanSon). Điều trị bệnh trĩ cho đến nay có nhiều phương pháp như nội khoa, thủ thuật, phẫu thuật, đông y. Phẫu thuật thường được sử dụng khi các biện pháp điều trị bảo tồn (nôi khoa, đông y, thủ thuật) thất bại. Mục đích của phẫu thật trĩ là triệt tiêu đường cấp máu đến và loại bỏ búi trĩ. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau đã áp dụng như: phẫu thuật cắt toàn bộ trĩ vòng kiểu Whitehead (1882), và nhiều kỹ thuật cải tiến khác, phẫu thuật cắt từng bũi trĩ của SalmonF (1890), phẫu thuật Toupet Cỏc phương pháp trên điều trị bệnh trĩ đạt hiệu quả cao nhưng còn để lại nhiều di chứng như chít hẹp hậu môn, ỉa són sau mổ, thời gian phẫu thuật và nằm viện kéo dài. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam hai phương pháp điều trị phẫu thuật bệnh trĩ được các phẫu thuật viên áp dụng chủ yếu là phẫu thuật Miliigan – Morgan và phẫu thuật Longo. Mỗi phương pháp có những ưu thế riêng.
    * Phương pháp phẫu thuật Milligan-Morgan. Được thực hiện trên thế giới năm 1937 phẫu thuật cơ bản được mô tả bởi Mlligan E.T.C và Morgan C.N.Dựa trên cơ sở giải phẫu thấy cỏc bỳi trĩ thường nằm quanh 3 nhánh của động mạch trĩ trờn đó đưa ra phương pháp thắt và cắt 3 búi trĩ. Cỏc bỳi trĩ khi thắt được cắt bỏ ở dưới nút thắt 1cm và được cố định vào cơ thắt trong để ngăn ngừa sự co rút lên của vạt niêm mạc còn lại, phủ kín vùng mổ bị búc tỏch. Phương pháp này đến nay còn được áp dụng rộng rãi trên Thế giới và ở Việt Nam do kết quả điều trị tốt khỏi đạt 90% đến 95% tỷ lệ tái phát thấp Nguyễn Đình Hối (1982) dưới 3% [4], Nguyễn Mạnh Nhâm (1993) dưới 7,5% Goligher (1984). Denis J. Beck D.E dưới 1%. Nhưng còn một số hạn chế như đau sau mổ, thời gian nằm viện, thời gian phục hồi sức khỏe sau mổ còn dài và còn một số di chứng như chít hẹp hậu môn, sún phõn
    * Phương pháp phẫu thuật Longo. Tháng 8/1998, phẫu thuật viên người Italia, Antonia Longo đã trình bày tổng kết một phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh trĩ tại hội nghị phẫu thuật nội soi quốc tế lần thứ 6 ở Rome với nội dung cơ bản là cắt vòng niêm mạc, dưới niêm mạc trực tràng trên đường lược 3cm nhằm kéo bũi trĩ và niêm mạc trực tràng sa trở về vị trí cũ, đồng thời cắt đường máu tới bũi trĩ. Phẫu thuật Longo nhanh chóng được áp dụng tại các cơ sở phẫu thuật do hiờu quả điều trị đạt 90-93% tỷ lệ tái phát thấp và giải quyết được những hạn chế của phẫu thuật Mlligan –Morgan như đau ít thời gian nằm viện,thời gian trở lại sinh hoạt bình thường ngắn. Tuy nhiên việc theo dõi một cách hệ thống để so sánh về các mặt ưu, nhược điểm, chỉ định, kinh tế, di chứng chưa được đề cập nhiều [4]. Nhằm nghiên cứu rõ hơn về hiệu quả điều trị của hai phương pháp phẫu thuật trên. Chúng tôi thực hiện đề tài: "So sánh kết quả điều trị phẫu thuật bệnh trĩ theo hai phương pháp Longo và Milligan-Morgan tại bệnh viện Việt Đức năm 2008-2009" với mục tiêu:
    So sánh hiệu quả điều trị của hai phẫu thuật Longo và Milligan –Morgan trong điều trị bệnh trĩ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...