Tiểu Luận So sánh hoạt động đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và đấu giá hàng hoá

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, Mở đầu:
    Theo quy định tại khoản 1 Điều 185 và khoản 1 Điều 214 Luật Thương mại năm 2005, đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu). Để tìm hiểu về hai loại hoạt động thương mại này em chọn đề tài: “So sánh hoạt động đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và đấu giá hàng hoá.”
    II, So sánh hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu giá hàng hóa:
    Giống nhau: Đều là hoạt động thương mại; đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và đấu giá hàng hóa đều có điểm chung là hình thức cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể với nhau để đạt được một mục đích nhất định nào đó trong kinh doanh.
    III, Kết luận:
    Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Hiểu một cách “thô thiển” thì đấu thầu là người muốn mua công trình, hàng hóa, dịch vụ . (chủ đầu tư) tìm lựa chọn người bán công trình, hàng hóa, dịch vụ . (nhà thầu) phù hợp với mình nhất trong số đông rất nhiều người chào bán. Khác với đấu thầu, đấu giá hàng hóa lại là hình thức công khai để chọn người mua. Cho nên, trong quá trình đấu giá người mua tham gia phải trả giá theo một thủ tục nhất định, người trả giá cao nhất (ít nhất phải bằng giá khởi điểm) là người được mua tài sản bán đấu giá.
    Hiểu được chính xác, đầy đủ về đấu giá, đấu thầu hàng hoá trong điều kiện hiện nay, sẽ tạo cho các nhà quản lý nói chung; các chủ thể tham gia quá trình đấu giá, đấu thầu nói riêng những căn cứ, nền tảng trong quá trình quyết tâm thực hiện làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội trong lĩnh vực sử dụng vốn, đất đai của nhà nước. Đồng thời thu hút và tạo ra nhiều nguồn vốn.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.
    2, Luật thương mại 2005.
    3, Nguyễn Thị Dung (chủ biên), Hỏi và đáp luật thương mại, Nxb. Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2011.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...