Thạc Sĩ So sánh hiệu quả của lọc vi sinh và lọc bằng rong biển (Caulerpa serrata) trong hệ thống tuần hoàn ư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: So sánh hiệu quả của lọc vi sinh và lọc bằng rong biển (Caulerpa serrata) trong hệ thống tuần hoàn ương nuôi ấu trùng tôm Hymenocera picta Dana, 1852

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN .ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . vi
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 TỔNG QUAN 3
    1.1. Hệ thống tuần hoàn nước trong Nuôi trồng Thủy sản . 3
    1.2. Lọc sinh học trong hệ thống tuần hoàn 5
    1.2.1. Lọc vi sinh (Bacterial biofilter) . 5
    1.2.2. Lọc bằng rong biển (Seaweed biofilter) 14
    1.3. Đặc điểm sinh học sinh thái tôm cảnh Hymenocera picta 18
    1.3.1. Hệ thống và đặc điểm phân loại 18
    1.3.2. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của tôm Hymenocera picta 19
    1.3.3. Nghiên cứu sản xuất giống tôm Hymenocera picta . 21
    1.3.4. Một vài nét về tình hình sản xuất giống các đối tượng giáp xác
    cảnh 21
    Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
    2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 25
    2.2. Đối tượng nghiên cứu 25
    2.3. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của đề tài . 25
    2.4. Vật liệu và phương pháp . 26
    2.4.1. Vật liệu cần dùng và chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm 26
    2.4.2. Phương pháp nghiên cứu . 30
    iv
    2.4.3. Phương pháp phân tích chất lượng nước . 33
    2.4.4. Xử lý số liệu 34
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 35
    3.1. Tính toán thiết lập hệ thống tuần hoàn nước . 35
    3.1.1. Tốc độ bài tiết Ammonia . 35
    3.1.1. Tốc độ xử lý Ammonia . 35
    3.1.2. Tính toán kích thước lọc sinh học cần dùng cho thí nghiệm 39
    3.2. Ảnh hưởng của các hình thức lọc sinh học khác nhau trong RAS
    lên ương nuôi ấu trùng tôm cảnh Hymenocera picta 39
    3.2.1. Một số yếu tố môi trường cơ bản trong quá trình thí nghiệm . 39
    3.2.2. Diễn biến các yếu tố Ammonia, Nitrite, Nitrate trong các hệ
    thống nuôi khác nhau . 41
    3.2.3. Hiệu quả của các hệ thống ương nuôi khác nhau đến ương nuôi
    ấu trùng tôm cảnh Harlequin Hymenocera picta 48
    Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 55
    4.1. Kết luận 55
    4.2. Đề xuất ý kiến 56
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

    MỞ ĐẦU
    Kinh doanh các đối tượng sinh vật cảnh nước mặn là một ngành công nghiệp
    triệu đô. Cùng với san hô, giáp xác cảnh là một trong những đối tượng phổ biến của
    ngành công nghiệp này [16, 61]. Với hình dạng kì lạ, màu sắc rực rỡ, tôm Harlequin
    Hymenocera picta nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người chơi sinh vật
    cảnh [14, 32]. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu được tiến
    hành trên đối tượng này.
    Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường của các hoạt động có liên
    quan đến Nuôi trồng thủy sản là nhân tố chính đảm bảo cho sự phát triển nền vững của
    ngành nghề này [109]. Một trong những giải pháp lâu dài là ứng dụng hệ thống nuôi
    tuần hoàn, một hình thức nuôi đã được bắt đầu nghiên cứu và phát triển từ hơn 30 thập
    niên trước. Đây là một hình thức nuôi thâm canh [106] mà ở đó, vật nuôi được duy trì
    ở mật độ cao, được cho ăn đầy đủ để đạt tốc độ tăng trưởng tối đa, trong khi vẫn đảm
    bảo duy trì sự ổn định của chất lượng môi trường nước [65], nhờ đó giảm thiếu được
    sự trao đổi nước với môi trường bên ngoài, từ đó hạn chế vấn đề ô nhiễm và lây lan
    dịch bệnh [91].
    Hệ thống nuôi tuần hoàn là sự lựa chọn phổ biến cho các đối tượng tôm cảnh
    nước mặn, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng, do có thể thiết lập một cách dễ dàng trong
    điều kiện diện tích hạn chế, có thể vận hành với cả nước mặn tự nhiên hay nhân tạo.
    Hơn nữa, vấn đề kiểm soát chất lượng nước và sinh vật kí sinh được thực hiện dễ dàng
    hơn trong hệ thống tuần hoàn [13].
    Hạn chế lớn nhất của hệ thống tuần hoàn là sự tích lũy của các chất thải Nitơ,
    trong đó, đặc biệt là Ammonia, sản phẩm bài tiết chủ yếu [93, 121], và cũng là chất có
    độc tính cao đối với động vật thủy sản [94]. Vì lí do này, hệ thống lọc sinh học, với vai
    trò chủ yếu là kiểm soát nồng độ Ammonia, được xem là trái tim của hệ thống tuần
    hoàn.
    Về cơ bản, có hai phương thức khác nhau được sử dụng để loại bỏ Ammonia ra
    khỏi môi trường nước trong hệ thống lọc sinh học.
    2
    - Lọc vi sinh (Bacterial biofilter): là quá trình xử lý Ammonia dựa trên hoạt động
    của các vi khuẩn Nitrate hóa, oxy hóa Ammonia thành các dạng ít độc hơn là Nitrite
    và sau đó là Nitrate, được thực hiện bởi hai chủng Vi khuẩn Nitrosomonas và
    Nitrobacter, thông qua quá trình Nitrate hóa.
    - Lọc sinh học bằng rong biển (Seaweed biofilter): dựa trên khả năng hấp thụ các
    chất dinh dưỡng (C, N, và P) để hình thành nên sinh khối của cơ thể [81], rong biển
    được sử dụng với vai trò lọc sinh học để xử lý nguồn nước thải của hoạt động Nuôi
    trồng thủy sản. Các nghiên cứu sử dụng rong biển với vai trò lọc sinh học chủ yếu tập
    trung trên hai giống là Ulva và Gracilaria. Và các nghiên cứu này, hầu hất được thực
    hiện ở những khu vực ôn đới và hàn đới. Rong biển thuộc giống Caulerpa, một loài
    phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới, gần đây cũng đã được chứng minh là có thể được
    sử dụng với vai trò lọc sinh học [88].
    Hai hình thức lọc sinh học trên đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực
    tiễn nghề nuôi từ hơn 3 thập niên qua, nhưng cho đến hiện nay, chưa có một nghiên
    cứu cụ thể nào được tiến hành để so sánh và đánh giá hiệu quả của hai hệ thống lọc
    sinh học nêu trên trong vấn đề duy trì chất lượng nước, tính ổn định trong quá trình
    hoạt động.
    Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “So sánh hiệu quả của lọc vi sinh và lọc
    bằng rong biển (Caulerpa serrata) trong hệ thống tuần hoàn ương nuôi ấu trùng
    tôm Hymenocera picta Dana, 1852” được tiến hành với những nội dung như sau:
    - So sánh hiệu quả xử lý nước của hai hình thức lọc sinh học (vi khuẩn và rong
    biển), với sự nhấn mạnh đến các Ammonia, Nitrite và Nitrate.
    - Ảnh hưởng của chất lượng môi trường nước trong từng hệ thống lên ương nuôi
    ấu trùng tôm cảnh biển Harlequin Hymenocera picta

    Chương 1 TỔNG QUAN
    1.1. Hệ thống tuần hoàn nước trong Nuôi trồng Thủy sản
    Nuôi trồng thủy sản được nhận định sẽ là một trong ba ngành kinh tế có tiềm
    năng lớn trong thiên niên kỷ mới. Hiện nay, Nuôi trồng thủy sản đáp ứng gần 1/3 nhu
    cầu tiêu dùng của thế giới [106], và con số này sẽ còn tăng cao trong tương lai cùng
    với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
    Nuôi trồng thủy sản truyền thống làm gia tăng mối lo ngại của cộng đồng về
    các vấn đề môi trường do nguồn nước thải nó sản xuất ra. Bên cạnh đó, quỹ đất thích
    hợp cho phát triển nghề Nuôi cũng đang dần trở nên hạn chế do vấn đề bùng nổ dân
    số. Vì thế, phát triển hình thức nuôi mới, vừa đảm bảo sản lượng trong khi giảm thiểu
    các mâu thuẫn do hoạt động của nó gây ra là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển bền vững
    của hoạt động Nuôi trồng thủy sản. Ứng dụng hệ thống tuần hoàn trong Nuôi trồng
    thủy sản (Recirculating Aquaculture System – RAS) được xem là một giải pháp thích
    hợp.
    Theo định nghĩa của Lybey (1996), hệ thống tuần hoàn nước trong Nuôi trồng
    thủy sản là một hệ thống nuôi, trong đó, nước liên tục được xử lý và tái sử dụng, nhờ
    đó mà giảm thiểu được sự trao đổi nước với môi trường bên ngoài [58].
    Các nghiên cứu nhằm phát triển và cải tiến việc ứng dụng hệ thống tuần hoàn
    trong nuôi trồng thủy sản đã được tiến hành trong suốt hơn 3 thập niên qua [71]. Tuy
    hiện nay, hệ thống nuôi này vẫn chủ yếu được sử dụng nhằm phục vụ cho mục đích
    nghiên cứu, nuôi với quy mô nhỏ trong phòng thí nghiệm; trong khi tiềm năng của nó
    trong nuôi công nghiệp quy mô lớn mới chỉ bắt đầu được nhận ra và chứng minh, ứng
    dụng trong thực tiễn sản xuất còn hạn chế [102]. Nhưng trong tương lai, hình thức
    nuôi này sẽ ngày càng trở nên phổ biến do những ưu thế của nó so với các hình thức
    nuôi khác.
    Một trong những ưu thế chính của hệ thống tuần hoàn là có thể quản lý một
    cách hiệu quả môi trường và các thông số chất lượng nước để có thể tối ưu sức khỏe
    cũng như là tốc độ tăng trưởng của vật nuôi thông qua các hệ thống xử lý chất lượng
    nước (lọc sinh học, lọc cơ học), cũng như là các hệ thống hỗ trợ khác (sục khí, hệ
    4
    thống ổn nhiệt, hệ thống khử trùng bằng Ozon hay tia UV). Nhờ đó mà hoạt động sản
    xuất trong RAS có thể tiến hành liên tục trong năm với tỷ lệ trao đổi nước với môi
    trường bên ngoài là thấp nhất (5-10%). Điều này, một mặt giúp giảm bớt các vấn đề về
    môi trường có liên quan đến Nuôi trồng thủy sản, nhưng cũng đồng thời tránh được
    các nguy cơ đe dọa đến vụ nuôi như ô nhiễm, dịch bệnh, địch hại từ bên ngoài.
    RAS linh động hơn các hình thức nuôi truyền thống trong việc lựa chọn địa
    điểm nuôi, có thể được xây dựng ở nhưng nơi nguồn nước là một yếu tố giới hạn (như
    không đảm bảo về số lượng và chất lượng) hay điều kiện tự nhiên không phù hợp (thời
    gian thích hợp cho sản xuất ngắn hay không thích hợp đối tượng nuôi) [57] nhờ khả
    năng quản lý tốt các yếu tố môi trường, ít phụ thuộc vào nguồn nước cấp. Vì thế, RAS
    có thể được phân bố ở những nơi gần thị trường tiêu thụ. Điều này giúp cung cấp cho
    người tiêu dùng sản phẩm thủy sản chất lượng, an toàn; còn đối với người sản xuất, sẽ
    góp phần tăng lợi nhuận do sản phẩm tươi có giá thành cao hơn so với hàng đông lạnh,
    trong khi chi phí vận chuyển được giảm đến mức thấp nhất.
    Hệ thống tuần hoàn có thể áp dụng cho đa dạng các loại đối tượng nuôi (cá,
    giáp xác, nhuyễn thể) ở các môi trường sống khác nhau (ngọt, mặn, lợ), ở các giai
    đoạn nuôi và trên các quy mô khác nhau. Bên cạnh đó, nhờ khả năng kéo dài thời gian
    nuôi nhốt, nên hệ thống tuần hoàn cho phép người nuôi xác định thời điểm thu hoạch
    thích hợp, tùy theo nhu cầu của thị trường, giúp tối đa năng suất và lợi nhuận.
    Với những lợi thế trên, có thể nói, hệ thống nuôi tuần hoàn cho phép đạt được
    năng suất và lợi nhuận tối đa trong điều kiện hạn chế cả về quỹ đất xây dựng cũng như
    là sự hạn chế về nguồn nước cấp [112]. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, đảm bảo cho
    sự phát triển của nghề nuôi trồng thủy sản.
    Tuy nhiên, hệ thống tuần hoàn cũng có những hạn chế nhất định. Hạn chế lớn
    nhất của hệ thống tuần hoàn là chi phí đầu tư và duy trì hoạt động của cả hệ thống
    tương đối lớn so với các hình thức nuôi truyền thống. Hơn nữa, đây là một tập hợp
    phức tạp, bao gồm các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất kì một bộ phận nào
    trục trặc, hoạt động không hiệu quả, có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ
    thống, từ đó ảnh hưởng xấu, thậm chí là gây chết vật nuôi. Do đó, vận hành RAS đòi
    hỏi phải là người có kiến thức tốt, nắm được những nguyên lý cơ bản quá trình xử lý
    của từng bộ phận và sự vận hành của cả hệ thống.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Abdussamad, E.M., Thampy, D.M., (1994), "Cannibalism in the tiger shrimp
    penaeus monodon fabricius in nursery rearing phase", J. Aquac. Trop. , 9 (1),
    tr.67-75.
    2. Abreu, M.H., D.A. Varela, L. Henríquez, A. Villarroel, C. Yarish, I. SousaPinto, và A.H. Buschmann, (2009), "Traditional vs. Integrated multi-trophic
    aquaculture of gracilaria chilensis c. J. Bird, j. Mclachlan & e. C. Oliveira:
    Productivity and physiological performance", Aquaculture, 293 (3-4), tr.211-220.
    3. Ahn, O., R. Petrell, và P. Harrison, (1998), "Ammonium and nitrate uptake by
    laminaria saccharina and nereocystis luetkeana originating from a salmon sea
    cage farm", Journal of Applied Phycology, 10 (4), tr.333-340.
    4. Alcaraz, G., X. Chiappa-Carrara, V.E. And, và C. Vanegas, (1999), "Acute
    toxicity of ammonia and nitrite to white shrimp penaeus setiferus postlarvae",
    Journal of the World Aquaculture Society, 30 (1), tr.90-97.
    5. Alleman, J.E., Preston, K. , (1991), "Behaviour and physiology of nitrifying
    bacteria", Commercial aquaculture using water recirculating (ed. L. Swann)
    Illinois State University,
    6. Antoniou, P., J. Hamilton, B. Koopman, R. Jain, B. Holloway, G. Lyberatos, và
    S.A. Svoronos, (1990), "Effect of temperature and ph on the effective
    maximum specific growth rate of nitrifying bacteria", Water Research, 24 (1),
    tr.97-101.
    7. Armstrong, D.A., D. Chippendale, A.W. Knight, và J.E. Colt, (1978),
    "Interaction of ionized and un-ionized ammonia on short-term survival and
    growth of prawn larvae, macrobrachium rosenbergh", Biol Bull, 154 (1), tr.15-31.
    8. Asakura, A., The evolution of mating systems in decapod crustaceans, in
    Decapod crustacean phylogenetics, K.A.C. Joel W. Martin, Darryl F. Folder,
    Editor. 2009, CRC Press: Boca Raton. tr. 121-182.
    9. Bartoli, M., D. Nizzoli, M. Naldi, L. Vezzulli, S. Porrello, M. Lenzi, và P.
    Viaroli, (2005), "Inorganic nitrogen control in wastewater treatment ponds from
    a fish farm (orbetello, italy): Denitrification versus ulva uptake", Marine
    Pollution Bulletin, 50 (11), tr.1386-1397.
    10. Buschmann, A.H., O.A. Mora, P. Gómez, M. Böttger, S. Buitano, C.
    Retamales, P.A. Vergara, và A. Gutierrez, (1994), "Gracilaria chilensis outdoor
    tank cultivation in chile: Use of land-based salmon culture effluents",
    Aquacultural Engineering, 13 (4), tr.283-300.
    11. Buschmann, A.H., M. Troell, N. Kautsky, và L. Kautsky, (1996), "Integrated
    tank cultivation of salmonids and gracilaria chilensis (gracilariales,
    rhodophyta)", Hydrobiologia, 326-327 (1), tr.75-82.
    58
    12. Cahill, P.L., C.L. Hurd, và M. Lokman, (2010), "Keeping the water clean -seaweed biofiltration outperforms traditional bacterial biofilms in recirculating
    aquaculture", Aquaculture, 306 (1-4), tr.153-159.
    13. Calado, R., (2008), Marine ornamental shrimp: Biology, aquaculture and
    conservation, Wiley-blackwell 263.tr
    14. Calado, R., J. Lin, A.L. Rhyne, R. Araújo, và L. Narciso, (2003), "Marine
    ornamental decapod - popular, pricey, and poorly studied", Journal of
    Crustacean Biology, 23 (4), tr.963-973.
    15. Calado, R., Morais, S., Narciso, L., Temperate shrimp: Perspective use as
    ornamental species, in Book of abstracts, marine ornamentals 2001. 2001,
    University of Florida, Sea Grant Florida and National, Florida Department of
    Agriculture: Orlando, USA. tr. 118- 119.
    16. Calado, R., L. Narciso, S. Morais, A.L. Rhyne, và J. Lin, (2003), "A rearing
    system for the culture of ornamental decapod crustacean larvae", Aquaculture,
    218 (1-4), tr.329-339.
    17. Calado, R., Narciso, L., Araújo, R., Lin, J., Overview of marine ornamental
    shrimp aquaculture, in Marine ornamentals - collection culture and
    conservation, J.C. Cato và C.L. Brown, Editors. 2003, Iowa Press. tr. 221-230.
    18. Calado, R., T. Pimentel, A. Vitorino, G. Dionísio, và M.T. Dinis, (2008),
    "Technical improvements of a rearing system for the culture of decapod
    crustacean larvae, with emphasis on marine ornamental species", Aquaculture,
    285 (1-4), tr.264-269.
    19. Cohen, I. và A. Neori, (1991), "Ulva lactuca biofilters for marine fishpond
    effluents. I. Ammonia uptake kinetics and nitrogen content", Botanica Marina,
    34 (6), tr.475-482.
    20. Cruz-Suárez, L.E., A. León, A. Peña-Rodríguez, G. Rodríguez-Peña, B. Moll,
    và D. Ricque-Marie, (2010), "Shrimp/ulva co-culture: A sustainable alternative
    to diminish the need for artificial feed and improve shrimp quality",
    Aquaculture, 301 (1-4), tr.64-68.
    21. Chace, F.A. và A.J. Bruce, (1993), The caridean shrimps (crustacea--decapoda)
    of the albatross philippine expedition, 1907-1910, part 6: Superfamily
    palaemonoidea, The caridean shrimps (crustacea--decapoda) of the albatross
    philippine expedition, 1907-1910. Vol. 381 City of Washington Smithsonian
    Institution Press. 164.tr
    22. Chien, Y., Water quality requirements and management for marine shrimp
    culture, in Proceedings of the special session on shrimp farming, J. Wyban,
    Editor. 1992, World Aquaculture Society: Baton Rouge. tr. 144–154.
    23. Chopin, T., A.H. Buschmann, C. Halling, M. Troell, N. Kautsky, A. Neori, G.P.
    Kraemer, J.A. Zertuche-González, C. Yarish, và C. Neefus, (2001), "Integrating
    seaweeds into marine aquaculture systems: A key toward sustainability",
    Journal of Phycology, 37 (6), tr.975-986.
    59
    24. Chopin, T., G. Sharp, E. Belyea, R. Semple, và D. Jones, (1999), "Open-water
    aquaculture of the red alga chondrus crispus in prince edward island, canada",
    Hydrobiologia, 398-399 (0), tr.417-425.
    25. Chopin, T., C. Yarish, R. Wilkes, E. Belyea, S. Lu, và A. Mathieson, (2000),
    "Developing porphyra/salmon integrated aquaculture for bioremediation and
    diversification of the aquaculture industry", Journal of Applied Phycology, 12
    (1), tr.99-99.
    26. D'elia, C.F. và J.A. Deboer, (1978), "Nutritional studies of two red algae. Ii.
    Kinetics of ammonium and nitrate uptake1, 2", Journal of Phycology, 14 (3),
    tr.266-272.
    27. Daniels, W.H., L.R. D’abramo, và L. Parseval, (1992), "Design and
    management of a closed, recirculating “clearwater” hatchery system for
    freshwater prawns, macrobrachiurn rosenbergii de man, 1879", Journal
    Shellfish Research, 11 tr.65-73.
    28. De Grave, S., N.D. Pentcheff, S.T. Ahyong, T.-Y. Chan, K.A. Crandall, P.C.
    Dworschak, D.L. Felder, R.M. Feldmann, C.H.J.M. Fransen, L.Y.D. Goulding,
    R. Lemaitre, M.E.Y. Low, J.W. Martin, P.K.L. Ng, C.E. Schweitzer, S.H. Tan,
    D. Tshudy, và R. Wetzer, (2009), "A classification of living and fossil genera of
    decapod crustaceans", Raffles Bulletin of Zoology, 21 tr.1-109.
    29. Demetropoulos, C. và C. Langdon, (2004), "Pacific dulse (palmaria mollis) as a
    food and biofilter in recirculated, land-based abalone culture systems",
    Aquacultural Engineering, 32 (1), tr.57-75.
    30. Dy, D.T. và H.T. Yap, (2001), "Surge ammonium uptake of the cultured
    seaweed, kappaphycus alvarezii (doty) doty (rhodophyta: Gigartinales)",
    Journal of Experimental Marine Biology and Ecology, 265 (1), tr.89-100.
    31. Ellner, S., A. Neori, M.D. Krom, K. Tsai, và M.R. Easterling, (1996),
    "Simulation model of recirculating mariculture with seaweed biofilter:
    Development and experimental tests of the model", Aquaculture, 143 (2),
    tr.167-184.
    32. Fao, Cephalopods, crustaceans, holothurians and sharks, in Fao species
    identification guide for fishery purposes.The living marine resources of the
    western central pacific, K.E. Carpenter và V.H. Niem, Editors. 1998, FAO:
    Rome. tr. 687-1396
    33. Fiedler, G.C., (1994), The larval stages of the harlequin shrimp, hymenocera
    picta (dana). MS thesis, University of Hawaii, 101 tr.
    34. Fiedler, G.C., (2002), "The influence of social environment on ***
    determination in harlequin shrimp (hymenocera picta: Decapoda,
    gnathophyllidae)", Journal of Crustacean Biology, 22 (4), tr.750-761.
    35. Fletcher, D.J., I. Kötter, M. Wunsch, và I. Yasir, (1995), "Preliminary
    observations on the reproductive biology of ornamental cleaner prawns
    stenopus hispidus lysmata amboinensis lysmata debelius", International Zoo
    Yearbook, 34 (1), tr.73-77.
    60
    36. Fossa, S.A. và A.J. Nielsen, (2000), The modern caral reef aquarium. Vol. 3.
    Bornheim, Germany Birgit SchmettkampVerlag. 448.tr
    37. Fujita, R.M., (1985), "The role of nitrogen status in regulating transient
    ammonium uptake and nitrogen storage by macroalgae", Journal of
    Experimental Marine Biology and Ecology, 92 (2-3), tr.283-301.
    38. Gomez Diaz, G., Kasahara, S., (1987), "The morphological development of
    macrobrachium rosenbergii (de man) larvae", J. Fac. Appl. Biol. Sci, 26 tr.43-56.
    39. Greiner, A.D. và M.B. Timmons, (1998), "Evaluation of the nitrification rates
    of microbead and trickling filters in an intensive recirculating tilapia production
    facility", Aquacultural Engineering, 18 (3), tr.189-200.
    40. Greve, W., (1968), "The “planktonkreisel”, a new device for culturing
    zooplankton", Marine Biology, 1 (3), tr.201-203.
    41. Guang-Yu, W., Y. Jixian, M. Fang, C. Lei, L. Wei-Guo, và G. Jingbo, (2009)
    Ammonia conversion characteristics in a closed recirculating aquaculture
    system. in Bioinformatics and Biomedical Engineering , 2009. ICBBE 2009.
    3rd International Conference on.
    42. Haglund, K. và M. Pedersén, (1993), "Outdoor pond cultivation of the
    subtropical marine red alga gracilaria tenuistipitata in brackish water in
    sweden. Growth, nutrient uptake, co-cultivation with rainbow trout and
    epiphyte control", Journal of Applied Phycology, 5 (3), tr.271-284.
    43. Haines, K.C. và P.A. Wheeler, (1978), "Ammoniun and nitrate uptake by the
    marine macrophytes hypnea musvuformis (rhodophyta) and macrocystis
    pyrifera (phaeophyta)1, 2", Journal of Phycology, 14 (3), tr.319-324.
    44. Hanisak, M.D., (1990), "The use of gracilaria tikvahiae (gracilariales,
    rhodophyta) as a model system to understand the nitrogen nutrition of cultured
    seaweeds", Hydrobiologia, 204-205 (1), tr.79-87.
    45. Harrison, P.J., Hurd, C.L., (2001), "Nutrient physiology of seaweeds:
    Application of concepts to aquaculture", Cah. Biol. Mar, 42 (1-2), tr.71-82.
    46. Harrison, P.J., Parslow, J.S., Conway, H.L., (1989), "Determination of nutrient
    uptake kinetic parameters: A comparison of methods", Mar. Ecol. Prog. Ser. ,
    52 tr.301-312.
    47. Hayashi, L., N.S. Yokoya, S. Ostini, R.T.L. Pereira, E.S. Braga, và E.C.
    Oliveira, (2008), "Nutrients removed by kappaphycus alvarezii (rhodophyta,
    solieriaceae) in integrated cultivation with fishes in re-circulating water",
    Aquaculture, 277 (3-4), tr.185-191.
    48. Hernández, I., A. Pérez-Pastor, J.J. Vergara, J.F. Martínez-Aragón, M.Á.
    Fernández-Engo, và J.L. Pérez-Lloréns, (2006), "Studies on the biofiltration
    capacity of gracilariopsis longissima: From microscale to macroscale",
    Aquaculture, 252 (1), tr.43-53.
    49. Huguenin, J.E., Colt, J., (1989), Design and operating guide for aquaculture
    seawater systems. Amsterdam, The Netherlands Elsevier Interscience. 264.tr
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...