Tiểu Luận So sánh hệ thống Ngũ hình trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong suốt 360 năm tồn tại, triều đại nhà Lê(1428-1788) đã để lại cho hậu thế những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực từ nhà nước, pháp luật đến kinh tế văn hóa xã hội đặc biệt phải kể đến nhiều nhất là những thành tựu của pháp luật triều đại này. Quốc triều hình luật chính là bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê, đó là bộ luật cổ xưa nhất còn lưu dữ được cho tới ngày nay.
    Ngoài Quốc triều hình luật, lịch sử pháp luật Việt Nam còn ghi nhận một bộ luật khác cũng được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ và được lưu dữ cho tới ngày nay, đó là bộ Hoàng Việt luật lệ. Đây là bộ luật ra đời vào năm 1815, nó là thành quả của sự kết tinh trí tuệ, công sức của Vua, quan cũng như toàn thể nhân dân triều Nguyễn, là bộ luật đầu tiên trong lịch sử được thống nhất từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài.
    Trong một xã hội phong kiến thì hình phạt là thể hiện rõ nhất các đặc trưng của pháp luật cũng như của nhà nuớc. Hình phạt thể hiện ý chí của nhà nước, đóng vai trò duy trì trật tự xã hội, thể hiện trình độ pháp luật của một nhà nước phong kiến. Vậy nên, trong mỗi triều đại thì có riêng một bộ luật, dẫn đến hình phạt của các triều đại cũng có nhiều thay đổi nhưng chúng vẫn mang những nét cơ bản của bộ luật cổ, mà chỉ luợc bỏ bổ sung để phù hợp với các quan hệ xã hội của từng xã hội nhất định. Để thấy rõ hơn điều này, chúng ta cùng “So sánh hệ thống Ngũ hình trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...