Luận Văn So sánh hệ thống ngũ hình trong bộ Quốc triều hình luật và bộ Hoàng Việt luật lệ.

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ` MỞ ĐẦU
    Pháp luật cổ đại Việt Nam - sản phẩm của một chặng đường lịch sử lâu dài gắn liền với sự tồn vong của các triều đại phong kiến Việt Nam; nó chứa đựng những khuôn mẫu, thước đo điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ. Trong đó, Quốc triều hình luật và Hoàng Việt Luật Lệ là những bộ luật quan trọng nhất thuộc pháp luật cổ nước ta. Những kho báu đó đã và đang được khai thác từ những mức độ khác nhau, việc nghiên cứu tìm hiểu chúng luôn là điều cần thiết nhằm góp phần chắt lọc tinh hoa và giá trị của nền văn minh pháp lý cổ để có thể vận dụng vào quá trình hoàn thiện và áp dụng pháp luật ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Việc nghiên cứu chế định hình phạt với hệ thống “ngũ hình” của 2 bộ luật này có ý nghĩa to lớn, là kinh nghiệm quý báu cho công tác lập pháp ngày nay. Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề bài: “ So sánh hệ thống ngũ hình trong bộ Quốc triều hình luật và bộ Hoàng Việt luật lệ”.
    NỘI DUNG
    I. Khái quát về Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
    Quốc Triều hình luật là Bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ cho đến ngày nay, là một trong những bộ luật quan trọng nhất của Việt Nam thời kỳ phong kiến. Nói đến Quốc triều hình luật người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Quốc triều hình luật gồm 13 chương, được ghi chép trong 6 quyển, có 722 Điều. Đây được coi là thành tựu lập pháp của triều Lê, được thực thi liên tục ở nhiều đời vua, trong đó có một số lần bổ sung, hoàn chỉnh, nhất là ở thời Lê Thánh Tông. Trong số 722 điều của Quốc triều Hình luật thì 200 điều phỏng theo luật nhà Đường, 17 điều phỏng theo luật nhà Minh. Ngoài ra có 178 điều chung đề tài nhưng Quốc triều Hình luật đưa ra một giải pháp khác các triều đại Trung Hoa. Đáng chú ý nhất là có 328 điều không tương ứng với điều luật nào của Trung Quốc cả. Quốc triều hình luật trong cuốn sách A.341 có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển (5 quyển có 2 chương/quyển và 1 quyển có 3 chương), gồm 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào các chương và điều thì Quốc triều hình luật còn có các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục, kích thước và các hình cụ (roi, trượng, gông, dây sắt v.v).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...