Tiểu Luận So sánh giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định vô hình

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI NÓI ĐẦU




    Trong giai đoạn hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra cho các doanh nghiệp những thời cơ và thách thức mới, kéo theo sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Từ đó, với kế toán- một công cụ quản lý tài chính hiệu quả nhất trong các doanh nghiệp cũng như trong nền kinh tế thì một sự hội nhập cũng là đòi hỏi cấp thiết. Vì vậy, ngoài việc nắm vững các chuẩn mực kế toán Việt Nam thì những hiểu biết về các chuẩn mực kế toán quốc tế là vấn đề được nhiều chuyên gia và các nhà nghiên cứu về kế toán quan tâm.

    Trong bài viết này, em sẽ trình bày sự so sánh giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định vô hình. Do khả năng còn hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được Thầy xem xét.


    I.Cơ sở lý luận:
    1. Khái niệm tài sản cố định :

    Tài sản cố định là những tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp, có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên 1 năm, phù hợp với tiêu chuản ghi nhận tài sản cố định theo chuẩn mực kế toán quy định.
    2. Đặc điểm tài sản cố định :
    Khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tài sản cố định có những đặc điểm sau :
    - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ ( tài sản cố định hữu hình). Do đặc điểm này nên tài sản cố định cần được theo dõi, quản lý theo nguyên giá, tức là giá trị ban đầu của tài sản cố định.
    - Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đặc điểm này nên trong hạch toán tài sản cố định cần theo dõi giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định.
    3. Nhiệm vụ hạch toán của tài sản cố định:
    - Tổ chức ghi chép, phản ánh và tổng hợp số liệu về số lượng, hiện tượng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển tài sản cố định, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định.
    - Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ quy định.
    - Tham gia lập dự toán sửa chữa lớn tài sản cố định, giám sát việc sửa chữa tài sản cố định theo kế hoạch hoặc đột xuất.
    - Tính toán, phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng, giảm nguyên giá tài sản cố định.
    - Hướng dẫn, kiểm tra các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở các sổ sách cần thiết và thực hiện hạch toán tài sản cố định đúng chế độ, phương pháp.
    - Tham gia kiểm tra và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước, lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động bảo quản và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.
    4. Phân loại tài sản cố định :
    4.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện :
    Theo cách phân loại này, tài sản cố định trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại :
    - Tài sản cố định hữu hình
    - Tài sản cố định vô hình
    4.2 Phân loại theo quyền sở hữu :
    Căn cứ vào quyền sở hữu, tài sản cố định của đơn vị được chia thành 2 loại :
    - Tài sản cố định tự có
    - Tài sản cố định thuê ngoài:
    + Tài sản cố định thuê tài chính
    + Tài sản cố định thuê hoạt động
    4.3 Phân loại theo mục đích sử dụng :
    Trong cách phân loại này, tài sản cố định trong doanh nghiệp được chia thành 4 loại :
    - Tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh.
    - Tài sản cố định dùng cho phúc lợi
    - Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước
    - Tài sản cố định chờ xử lý
    4.4 Phân loại theo nguồn hình thành :
    Theo cách phân loại này, tài sản cố định trong doanh nghiệp được chia thành 4 loại :
    - Tài sản cố định được hình thành từ nguồn vốn của các chủ sở hữu.
    - Tài sản cố định được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung
    - Tài sản cố định nhận vốn đầu tư từ đơn vị khác.
    - Tài sản cố định được hình thành từ nguồn vốn vay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...