Tiểu Luận So sánh địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    So sánh địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm trong từng giai đoạn của thủ tục phá sản. Qua đó cho biết luật phá sản 2004 bảo vệ quyền lợi chủ thể nào triệt để hơn? Vì sao?


    Phá sản là một hiện tượng tất yếu tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nó hiện hữu như một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải trong chính nền kinh tế đó, bất kể đó là nền kinh tế thị trường của các nước phát triển trên thế giới hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi vậy, Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm xây dựng chế định pháp luật phá sản với mục tiêu hạn chế thấp nhất những hậu quả do phá sản gây ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ kinh tế trước rủi ro kinh doanh, từ đó góp phần ổn định trật tự đời sống kinh tế của xã hội. Để làm được điều này, đầu tiên, pháp luật phá sản hướng đến là bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ - những người sẽ chịu tác động trực tiếp từ việc phá sản một doanh nghiệp, hợp tác xã là con nợ cuả họ. Trong thủ tục phá sản, các chủ nợ đều bình đẳng với nhau về quyền lợi. Tuy nhiên ko phải chủ nợ nào cũng có quyền lợi giống nhau. Việc phân loại chủ nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì mỗi giai đoạn của thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã các chủ nợ khác nhau sẽ có quyền lợi khác nhau. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm sẽ đi vào tìm hiểu và so sánh các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của các loại chủ nợ trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của luật phá sản năm 2004 và những nghị định hướng dẫn thi hành.
    Theo quy định tại luật phá sản 2004, khái niệm chủ nợ được phân thành ba loại: chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm. Chủ nợ có bảo đảm là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người thứ ba (khoản 1 điều 6 LPS 2004). Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 điều 40 LPS 2004 thì chủ nợ có bảo đảm còn là người chủ tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã thuê mượn tài sản mà tài sản đã được chuyển nhượng cho người khác. Và theo khoản 1 điều 57 LPS 2004 người bị đình chỉ thi hành án dân sự có tài sản kê biên mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án cũng có thể được coi là chủ nợ có bảo đảm. Đối với chủ nợ có bảo đảm một phần, loại chủ nợ này bao gồm những chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó (khoản 2 điều 6 LPS 2004) và những chủ nợ chuyển hóa từ loại chủ nợ có bảo đảm thành chủ nợ có bảo đảm một phần vì tài sản bảo đảm bị suy giảm giá trị ban đầu. Song song bên cạnh đó, LPS 2004 cũng quy định rõ ràng những đối tượng thuộc vào nhóm chủ nợ không có bảo đảm. Theo khoản 3 điều 6 LPS 2004 thì chủ nợ không có bảo đảm là những chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hay người thứ ba. Cũng như hai loại chủ nợ trên, LPS 2004 cũng quy định những chủ nợ chuyển hóa từ chủ nợ có bảo đảm hay chủ nợ có bảo đảm một phần; những người là một bên bị thiệt hại trong hợp đồng bị đình hoặc đối tượng của hợp đồng là tài sản không còn (điều 47 LPS 2004); những người bị đình chỉ thi hành án dân sự không kê biên tài sản (điều 57 LPS 2004); những người được thực hiện nghĩa vụ tài sản trong vụ án bị đình chỉ (điều 58 LPS 2004); người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản (khoản 3 điều 62 LPS 2004) đều được coi như chủ nợ không có bảo đảm. Đặc biệt, tại khoản 4 điều 14 quy định: “Sau khi nộp đơn, đại diện cho người lao động hoặc đại diện công đoàn được coi là chủ nợ” và khoản 2 điều 62 LPS “đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ” có thể khảng định, người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được xem như một chủ nợ không có bảo đảm đặc biệt. Vì người lao động đã đem sức lực của mình làm hàng hóa để trao đổi với doanh nghiệp và tiền lương chính là nguồn sống của bản thân họ và gia đình họ mà không có một khoản bảo đảm nào. Khi doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì họ là những người bị thiệt hại nhiều nhất, không có lương, nguy cơ thất nghiệp đe dọa Như vậy, khái niệm về các loại chủ nợ không chỉ bó hẹp trong phạm vi quy định tại điều 6 LPS 2004 mà nó còn bao gồm nhiều đối tượng được quy định trong những điều luật khác. Từ việc phân loại các chủ nợ theo những nhóm khác nhau và nghiên cứu xuyên suốt quá trình tiến hành thủ tục đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, ta có thể thấy những điểm giống và khác nhau giữa các loại chủ nợ này về địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) qua từng giai đoạn một cách cụ thể.
    I.Giai đoạn nộp đơn và mở thủ tục phá sản:
    Giai đoạn này có thể chia làm ba giai đoạn nhỏ:
    1. Nộp đơn đến trước thụ lý :
    Trong giai đoạn này, điểm nổi bật cho sự giống và khác nhau về quyền và nghĩa vụ của các loại chủ nợ xuất phát từ quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền và nghĩa vụ giống nhau. Theo điều 13 LPS 2004 thì “khi nhận thấy doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó”. Pháp luật phá sản trao quyền nộp đơn này chỉ cho chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần mà không cho phép chủ nợ có bảo đảm thực hiện nó. Quy định này xuất phát từ quan điểm cho rằng quyền đòi nợ của các chủ nợ có bảo đảm luôn được ưu tiên bằng tài sản có bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba. Vì vậy, nếu quy định cho các chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là không cần thiết. Quyền nộp đơn này chỉ dành cho chủ nợ không bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần để giúp họ có cơ hội lựa chọn một thủ tục thích hợp nhằm bải vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.( Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 điều 27 LPS 2004 thì việc xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với các chủ nợ có bảo đảm, trừ trường hợp được pháp luật cho phép, sẽ bị về tạm đình chỉ từ ngày tòa thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Với quy định này, dù pháp luật có cho phép thì cũng không chủ nợ có bảo đảm nào sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình). Đây là điểm khác biệt lớn nhất và kéo theo những điểm khác về quyền cũng như nghĩa vụ giữa các nhóm chủ nợ trong cả giai đoạn. Những chủ nợ không có bảo đảm hay có bảo đảm một phần đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có “nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu do pháp luật quy định và theo yêu cầu của Toà án trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. Pháp luật phá sản 2004 đã loại bỏ những quy định về nghĩa vụ của chủ nợ khi nộp đơn yêu cầu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...