Đồ Án So sánh đánh giá chất lượng đường lên dùng kỹ thuật đa truy cập đơn sóng mang với các hệ số uốn roll

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Tiếp theo mạng thông tin di động (TTDĐ) thế hệ thứ 3(3G), Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đang hướng tới một chuẩn cho mạng di động tế bào mới thế hệ thứ 4 (4G). 4G có những tính năng vượt trội như: cho phép thoại dựa trên nền IP, truyền số liệu và đa phương tiện với tốc độ cao hơn rất nhiều so với các mạng di động hiện nay. Theo tính toán, tốc độ truyền dữ liệu có thể lên đến 100 Mb/s, thậm chí lên đến 1 Gb/s trong các điều kiện tĩnh. Nhu cầu của khách hàng luôn tác động lớn đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của một công nghệ mới. Có thể nói, hiện nay có hai yếu tố từ nhu cầu của người dùng tác động đến sự phát triển của công nghệ 4G. Thứ nhất, đó là sự gia tăng về nhu cầu của các ứng dụng của mạng không dây và nhu cầu băng thông cao khi truy nhập internet. Thứ hai, người dùng luôn muốn công nghệ không dây mới ra đời vẫn sẽ cung cấp các dịch vụ và tiện ích theo cách tương tự như mạng hữu tuyến, mạng không dây hiện có mà họ đang dùng với những thói quen của họ. Và hiển nhiên, nhu cầu về chất lượng dịch vụ cung cấp được tốt hơn, tốc độ cao hơn, tốc độ truy nhập Web, tải xuống các tài nguyên mạng nhanh hơn là đích hướng tới của công nghệ di động 4G. SC-FDMA đã được 3GPP LTE nghiên cứu và triển khai trên đường lên cho LTE thay vì OFDM trong đường xuống. Trong SC-FDMA các kí hiệu được phát đi lần lượt thay vì phát đi song song như OFDMA. Vì thế cách sắp xếp này làm giảm đáng kể sự thăng giáng của đường bao tín hiệu của dạng sóng phát. Do đó các tín hiệu SC-FDMA có PAPR thấp hơn các tín hiệu OFDMA mà vẫn đảo bảo tốc độ và độ phức tạp tương đương như hệ thống OFDMA, khi PAPR thấp làm tăng hiệu suất bộ khuếch đại công suất điều này dẫn tới tăng vùng phủ và chi phí máy đầu cuối giảm thấp. Hơn nữa SC-FDMA có nhiều kiểu sắp xếp sóng mang khác nhau cho phép linh hoạt hơn trong các chế độ, điều kiện truyền dẫn khác nhau.
    Xuất phát từ những vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “ So sánh đánh giá chất lượng đường lên dùng kỹ thuật đa truy cập đơn sóng mang với các hệ số uốn roll-off khác nhau” làm chủ đề nghiên cứu.

    NOte: Đồ án TN gồm có các file ( Lý Thuyết full + Tóm tắt đồ án TN + Slide BV + Code Matlab ) ./ :)
    Chúc các bạn có mùa đồ án TN thành công. ^^

    LỜI CAM ĐOAN
    CÁC TỪ VIẾT TẮT
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ 3GPP LTE 1
    1.1 Giới thiệu chương. 1
    1.2.2 Các yêu cầu và mục tiêu hướng đến của LTE: 2
    1.2.3 Mục tiêu thiết kế. 4
    1.3 Các tính năng và thông số quan trọng của LTE 12
    1.3.1 Các thông số lớp vật lý của LTE 12
    1.3.2 Cấu trúc mạng. 13
    1.3.3 Lập biểu phụ thuộc kênh và thích ứng tốc độ. 14
    1.3.4 Điều phối nhiễu đa truy cập giữa các cell 16
    1.3.5 HARQ với kết hợp mềm 17
    1.3.6 Hỗ trợ đa anten hệ thống MIMO 17
    1.3.7 Hỗ trợ quảng bá và đa phương. 17
    1.4 Kết luận chương. 18
    Chương 2: CÁC ĐẶC TÍNH KÊNH TRUYỀN VÔ TUYẾN VÀ GHÉP KÊNH PHÂN CHIA THEO TẦN SỐ TRỰC GIAO OFDM . 19
    2.1 Giới thiệu chương. 19
    2.2 Các đặc tính của kênh truyền vô tuyến. 19
    2.2.1 Sự suy giảm tín hiệu (Attenuation). 19
    2.2.2 Hiệu ứng đa đường. 20
    2.2.3 Hiệu ứng Doppler. 23
    2.2.4 Nhiễu AWGN 24
    2.2.5 Nhiễu MAI trong hệ thống đa truy cập. 25
    2.3 Đa truy cập phân chia theo tần số trực giao OFDMA 25
    2.3.1 Kỹ thuật OFDM và OFDMA 25
    2.3.2 Hệ thống OFDM . 28
    2.3.3 Ưu nhược điểm của kỹ thuật OFDM . 29
    2.4 Kết luận chương. 30
    Chương 3: KỸ THUẬT ĐA TRUY CẬP SC-FDMA 31
    3.1 Giới thiệu chương. 31
    3.2 Nguyên lý kỹ thuật SC-FDMA 31
    3.2.1 Sơ đồ hệ thống truyền dẫn. 31
    3.2.2 Xử lý tín hiệu trong SC-FDMA 32
    3.3 Mô hình sắp xếp sóng mang trong SC-FDMA 36
    3.4 Biểu diễn tín hiệu SC-FDMA trong miền thời gian. 38
    3.4.1 Biểu diễn miền thời gian của IFDMA 38
    3.4.2 Biểu diễn miền thời gian của LFDMA 39
    3.4.3 Biểu diễn miền thời gian của DFDMA 41
    3.5 So sánh SC-FDMA và OFDMA 43
    3.6 PAPR (Peak-to-Average Power Ratio) của tín hiệu SC-FDMA 45
    3.7 Kết luận chương. 48
    Chương 4: MÔ PHỎNG SO SÁNH ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT SC-FDMA VỚI CÁC HỆ SỐ UỐN KHÁC NHAU 49
    4.1 Giới thiệu chương. 49
    4.2 Mô phỏng. 49
    4.2.1 Tạo dạng xung Pulse shaping. 49
    4.2.2 Mô phỏng so sánh PAPR giữa các kiểu SC-FDMA với hệ số uốn roll-off khác nhau sử dụng bộ chỉnh dạng xung Raised-cosine filter. 51
    4.2.3 Mô phỏng so sánh PAPR giữa các kiểu SC-FDMA với hệ số uốn roll-off khác nhau sử dụng bộ chỉnh dạng xung Root-raised-cosine filter. 56
    4.2.4 Mô phỏng so sánh PAPR giữa các kiểu SC-FDMA và OFDMA với hệ số uốn roll-off 59
    4.3 Kết luận chương. 62
    KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
    PHỤ LỤC 65
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...