Thạc Sĩ So sánh đặc điểm vi học, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của Thiên niên kiện ở Côn Đảo với

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 30/12/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Chi Thiên niên kiện (Homalomena) thuộc họ Ráy (Araceae) là một chi lớn, bao gồm nhiều loài được dùng làm thuốc. Homalomena occulta (Lour.) Schott, hoặc Homalomena aromatica Schott là một trong số loài thuộc chi này có tính dược dụng rất cao. Loài này thuộc loại cây thảo to, mập, thân rễ dài, có mùi thơm, lá to mọc từ thân gốc hình tim, cụm hoa hình bông mo; phân bố khá rộng, phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Quốc đến các nước trên bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á Ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi, cả ở miền Nam lẫn miền Bắc. Độ cao phân bố từ 300 -700 m hoặc hơn.
    Thiên niên kiện được xếp vào loại cây thuốc quý, đóng vai trò quan trọng trong các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam cũng như một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia Thiên niên kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức mỏi hoặc co quắp tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi, già yếu; chữa đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hóa; toàn cây được dùng chữa bệnh ngoài da Ngoài ra, thân rễ Thiên niên kiện được dùng làm chất thơm và kích thích, bột thân rễ cho vào thuốc lá hoặc trong thành phần các thuốc bột để hít, tinh dầu Thiên niên kiện được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa, làm dầu xoa bóp Hiện nay, đã có những công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước chứng minh được tính dược dụng của loài cây này. Tuy nhiên, chúng chưa nhiều, chưa phổ biến và chưa đáp ứng triệt để nhu cầu sức khỏe con người. Có những nghiên cứu cụ thể như: tách chiết và phân tích thành phần hóa học tinh dầu, tìm các chất mới thuộc nhóm sesquiterpenoid trong thân rễ loài dược liệu này và chứng minh hoạt tính sinh học của chúng,
    Mặt khác, ở Việt Nam, Thiên niên kiện có trữ lượng khá phong phú trong khu vực. Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm, nguồn cây thuốc này đã bị giảm sút nhiều. Kể thêm nạn phá rừng trầm trọng và triền miên cũng là nguyên nhân làm thu hẹp vùng phân bố tự nhiên của Thiên niên kiện. Do vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu về chúng để khai thác, sử dụng chúng hiệu quả hơn, nhằm mục đích phục vụ lợi ích về sức khỏe, cũng như lợi ích kinh tế cho con người ngày nay. Trong đợt điều tra thực địa ở Vườn Quốc gia Côn Đảo vào tháng 12/2010 của Trung tâm Sâm và Dược Liệu Tp. HCM, đoàn khảo sát đã thu thập được 2 mẫu Thiên niên kiện có cuống lá xanh và cuống lá tím đỏ với trữ lượng có thể khai thác được. Vì thế, với trữ lượng rất nhiều của 2 loài Thiên niên kiện này ở Côn Đảo thì chúng có thể thay thế nguồn Thiên niên kiện dược dụng hiện nay. Vì vậy, nhằm để tìm hiểu rõ hơn về 2 loài Thiên niên kiện này, cũng để so sánh với cây Thiên niên kiện dược dụng, chúng tôi thực hiện đề tài: “So sánh đặc điểm vi học, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của Thiên niên kiện ở Côn Đảo với Thiên niên kiện dược dụng (Homalomena occulta (Lour.) Schott)”.

    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU
    PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tổng quan về cây Thiên niên kiện . 1
    1.1.1. Vị trí phân loại . 1
    1.1.2. Phân loại khoa học . 1
    1.1.3. Hình thái học . 2
    1.1.4. Sinh thái học và phân bố . 2
    1.1.5. Thành phần hóa học . 4
    1.1.6. Công dụng và bộ phận dùng 4
    1.1.7. Bài thuốc có Thiên niên kiện . 5
    1.1.7.1. Chữa thấp khớp, đau nhức xương 5
    1.1.7.2. Chữa đau bụng kinh 5
    1.1.7.3. Chữa dị ứng, mẩn ngứa, lở sơn 6
    1.1.8. Các nghiên cứu về Thiên niên kiện . 6
    1.1.8.1. Nghiên cứu trong nước . 6
    1.1.8.2. Nghiên cứu ngoài nước 6
    1.2. Gốc tự do và chất chống oxy hóa . 8
    1.2.1. Gốc tự do . 8
    1.2.2. Chất chống oxy hóa . 9
    1.3. Đại cương một số chủng khuẩn, nấm mốc, nấm men 12
    1.3.1. Vi khuẩn Gram âm 12
    1.3.1.1. Escherichia Coli . 12
    1.3.1.2. Pseudomonas aeruginosa 13
    1.3.2. Vi khuẩn Gram dương . 14
    1.3.2.1. Staphylococcus aureus 14
    1.3.2.2. Streptococcus pyogenes 15
    1.3.3. Nấm mốc Trychophyton mentagrophytes . 16
    1.3.4. Nấm men Candida albicans . 16
    1.4. Giới thiệu sắc ký lớp mỏng 17
    1.5. Giới thiệu sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) 18
    1.6. Giới thiệu phương pháp khuếch tán đĩa . 19
    1.6.1. Phương pháp đặt khoanh giấy lọc . 19
    1.6.2. Phương pháp đục lỗ thạch . 19
    1.7. Phương pháp MIC 19
    PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Nguyên liệu, hóa chất và trang thiết bị . 20
    2.1.1. Nguyên liệu 20
    2.1.2. Dung môi, hóa chất 20
    2.1.3. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu . 21
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
    2.2.1. Khảo sát vi phẫu dược liệu 21
    2.2.1.1. Mô tả dược liệu . 21
    2.2.1.2. Soi bột . 21
    2.2.1.3. Vi phẫu . 22
    2.2.2. Khảo sát độ tinh khiết 22
    2.2.2.1. Độ ẩm . 22
    2.2.2.2. Xác định độ tro . 24
    2.2.3. Khảo sát thành phần hóa học . 26
    2.2.3.1. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 26
    2.2.3.2. Định tính xác định các nhóm hợp chất . 28
    2.2.4. Khảo sát tính chất và hàm lượng tinh dầu . 34
    2.2.4.1. Chiết xuất tinh dầu 34
    2.2.4.2. Định tính bằng phản ứng hóa học . 35
    2.2.4.3. Định tính bằng SKLM 35
    2.2.4.4. Định tính và định lượng bằng GC-MS . 36
    2.2.5. Phương pháp chiết xuất dược liệu . 37
    2.2.5.1. Chiết cao tổng cồn 96% 37
    2.2.5.2. Chiết cao tổng cồn 45% 37
    2.2.6. Các phương pháp xác định hoạt tính chống oxy hóa 37
    2.2.6.1. Xác định năng lực khử 37
    2.2.6.2. Hoạt tính kháng gốc hydroxyl tự do . 39
    2.2.6.3. Thử nghiệm DPPH . 41
    2.2.7. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn . 42
    2.2.7.1. Môi trường thử nghiệm 42
    2.2.7.2. Phương pháp khuếch tán đĩa 43
    2.2.8. Phương pháp MIC . 47
    PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Vi học . 49
    3.1.1. Vi phẫu thân rễ 50
    3.1.2. Soi bột 54
    3.2. Khảo sát độ tinh khiết . 58
    3.2.1. Độ ẩm 58
    3.2.2. Độ tro . 59
    3.3. Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học 59
    3.3.1. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật . 59
    3.3.2. Định tính xác định các nhóm hợp chất 63
    3.3.2.1. Định tính bằng phản ứng hóa học . 63
    3.3.2.2. Định tính bằng SKLM 64
    3.4. Khảo sát tính chất và hàm lượng tinh dầu 67
    3.4.1. Định tính bằng phản ứng hóa học 67
    3.4.2. Định tính bằng SKLM . 68
    3.4.2.1. Tinh dầu 68
    3.4.2.2. Cắn n-hexan 71
    3.4.3. Xác định hàm lượng tinh dầu 72
    3.4.4. Định tính và định lượng bằng GC-MS 73
    3.5. Kết quả các mẫu cao chiết 77
    3.5.1. Kết quả độ ẩm 77
    3.5.2. Hiệu suất 78
    3.6. Khảo sát khả năng chống oxy hóa của các mẫu cao chiết 78
    3.6.1. Năng lực khử . 78
    3.6.2. Hiệu quả kháng gốc hydroxyl tự do 80
    3.6.3. Hoạt tính kháng gốc tự do DPPH 83
    3.6.3.1. Mẫu cao TNK-DD 96% 83
    3.6.3.2. Mẫu cao TNK-DD 45% 84
    3.6.3.3. Mẫu cao TNK-Xanh 96% . 84
    3.6.3.4. Mẫu cao TNK-Xanh 45% . 85
    3.6.3.5. Mẫu cao TNK-Đỏ 96% 86
    3.6.3.6. Mẫu cao TNK-Đỏ 45% 87
    3.6.3.7. Chứng dương 88
    3.7. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu và mẫu cao chiết 91
    3.7.1. Kết quả khuếch tán đĩa 91
    3.7.1.1. Trên các mẫu cao 91
    3.7.1.2. Trên tinh dầu . 93
    3.7.2. Kết quả khảo sát MIC 96
    PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    4.1. Kết luận . 100
    4.2. Đề nghị . 101
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    1. Định tính coumarin 1
    2. Định tính flavonoid 2
    3. Định tính tannin . 3
    4. Định tính triterpenoid 4
    5. Mật độ quang xác định năng lực khử của các mẫu . 6
    6. Mật độ quang xác định hiệu quả kháng gốc hydroxyl tự do của các mẫu 8
    7. Mật độ quang xác định hiệu quả kháng DPPH của các mẫu . 11
    8. Mật độ quang xác định hiệu quả kháng DPPH của các chứng dương 13
    KẾT QUẢ SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ (GC – MS) CỦA CÁC MẪU TINH DẦU
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...