Luận Văn So sánh đặc điểm địa hoá đá mẹ và dầu, khí ở hai bể trầm tích cenozoi Cửu Long và Nam Côn Sơn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Bài báo giới thiệu đặc điểm địa hoá của các tầng đá mẹ của dầu và giữa
    dầu với tầng đá mẹ, giữa dầu với dầu ở hai bể trầm tích Cenozoi Cửu Long và Nam Côn sơn.
    Qua đó thấy rằng tầng đá mẹ sinh dầu ở mỗi bể trầm tích đều khác nhau. Nguồn gốc, điều
    kiện chôn vùi và bảo tồn VLHC của dầu ở mỗi bể cũng khác nhau.
    Từ khóa: đặc điểm địa hóa, đá mẹ, bể trầm tích, vật liệu hữu cơ, sinh dầu khí, đặc điểm
    dầu khí
    1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
    Hai bể trầm tích Cửu long và Nam Côn sơn là bể trầm tích trẻ có tuổi từ Eocen muộn +
    Oligocen và toàn bộ hệ Neogen. Song bề dày của trầm tích có khác nhau. Ở bể Cửu long tổng
    bề dày trầm tích chỉ đạt 7 - 8 km, còn ở Nam Côn sơn đạt tới 9 - 10km (Hình 1)
    Hình 1. Mặt cắt địa chất qua các bể trầm tích thềm lục địa Việt nam
    Nhưng nếu bóc bỏ lớp trầm tích Pliocen + đệ tứ ta thấy bề dày của chúng gần bằng nhau
    và đạt khoảng 6500-7400m.
    Dầu, condensat được phát hiện ở bể Cửu long là trong đá móng (đá magma), trong các lớp
    cát Oligocen dưới, các lớp cát của Oligocen trên, đáy Miocen dưới, cho tới cận đáy của tập
    Rotalia. Ở bể Nam Côn sơn dầu, condensat được phát hiện trong tất cả các loạt trầm tích cho
    tới đáy tập Pliocen (H.2).
    TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 11, SỐ 11 - 2008
    Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM Trang 107
    Quy luật phân bố các vỉa dầu của hai bể trầm tích này cũng có sự khác biệt. Ở bể Cửu long
    các vỉa dầu đa phần phân bố theo quy luật thuận, tức là càng xuống sâu tỷ trọng của dầu, độ
    nhớt, hàm lượng nhựa asphalt càng giảm. Còn bể trầm tích Nam Côn Sơn ( phía nam bể ) tại
    các lô: 06. 5, 12 gặp khí và condensat là chính, dầu chỉ là dấu vết hoặc có lưu lượng thấp. Tại
    đới nâng Mãng cầu gặp dầu có tỉ trọng trung bình ở dưới, lên trên dầu nhẹ và trên cùng là
    condensat ( tức là phân dị ngược). Các vỉa condensat gặp ở Miocen Trung -Thượng và cả đáy
    của Pliocen. Điều này có lẽ liên quan tới các pha hoạt động kiến tạo muộn vào Miocen trung
    và đặc biệt cuối Mioxen muộn hoặc trong giai đoạn sụt lún mạnh ở các hố sụt Mãng cầu và
    Trung tâm vào thời cận đại (N2+Q). Điều kiện này tạo thuận lợi cho việc phân bố lại
    Hydrocacbon. Nghĩa là các thành phần nhẹ (khí và HC nhẹ) di cư lên trên tạo thành các vỉa sản
    phẩm mới. Đây là điều kiện bất lợi cho việc bảo tồn các tích luỹ HC có trước đó. Tuy nhiên
    việc phá hủy hoàn toàn hay một phần cần được nghiên cứu kỹ hơn khi nghiên cứu lịch sử hoạt
    động kiến tạo của bể.
    Hình 2. Địa tầng các bể trầm tích Cenozoi Cửu long và Nam Côn sơn
    Ngoại trừ cấu tạo Thanh long vẫn giữ nguyên quy luật phân bố thuận, tức là càng xuống
    sâu dầu càng nhẹ dần, ví dụ ở độ sâu 3217,2 – 3222,5 m gặp dầu có tỷ trọng 0,863g/cm3 và tỷ
    lệ khí dầu là: 4,456 scf/bbl; ở độ sâu 4092,2 – 4097,3 m gặp dầu có tỷ trong 0,835g/cm3 và tỷ
    lệ khí dầu là: 18,814 scf/bbl, còn ở độ sâu 4559,5- 4575 m tỷ trọng chỉ còn 0,81g/cm3 với
    lượng khí tăng cao tới 72,353 scf/bbl. Đó là quá trình đang lấp đầy dần dần các bẫy chứa. Tuy
    nhiên lưu lượng của các vỉa này không lớn; từ trên xuống chỉ đạt 561, 388 và 170 thùng/ngđ.
    Còn ở các lô 10, 11 và phía bắc lác đác có gặp các vỉa dầu nhưng lưu lượng còn bị hạn chế.
    Trong khi đó ở bể Cửu long các hoạt động kiến tạo mạnh chỉ xảy ra vào cuối Oligocen
    sớm, đầu Oligocen muộn và pha nén ép nhẹ vào đầu Mioxen sớm mà thôi. Sau đó quá trình sụt
    võng là chính. Sự sụt lún liên tục từ giữa Miocen sớm tới nay tạo điều kiện ổn định sinh thành
    HC, tích luỹ và bảo tồn các vỉa dầu khí ở dưới sâu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...